intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Khái quát về pháp luật

Chia sẻ: Sơn Tùng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:68

290
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật đại cương - Chương 2: Khái quát về pháp luật" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái quát về pháp luật, quy phạm pháp luật, kiểu pháp luật và hình thức pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Khái quát về pháp luật

  1. CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT    
  2. NỘI DUNG CHÍNH 1. Khái quát về Pháp luật 2. Quy phạm pháp luật  3. Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  3. 1.1 Nguồn gốc của pháp luật Theo  quan  điểm  của  chủ  nghĩa  Mác  –  Lê  nin: ▪ Pháp luật là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng  của xã hội có giai cấp, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và  phát  triển  khi  xã  hội  phát  triển  đến  một  trình  độ  nhất  định  tạo  ra  các  cơ  sở  và  điều  kiện  khách  quan  cho  sự  xuất hiện, tồn tại và phát triển của pháp luật. ▪ Cơ sở và điều kiện khách quan:  ○ Về kinh tế: tồn tại chế độ tư hữu ○  Về  xã  hội:  xuất  hiện  giai  cấp  và  mâu  thuẫn  giai  cấp  không thể điều hòa được.  Như vậy: có thể nói rằng những nguyên nhân làm xuất  hiện  Nhà  nước  cũng  chính  là  những  nguyên  nhân  làm  xuất hiện pháp luật.. 
  4. 1.2 Bản chất của pháp luật 1.2.1 Tính giai cấp ­ Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí của  giai cấp thống trị. ­  Pháp  luật  được  hình  thành  do  điều  kiện  sinh  hoạt  vật  chất  của  giai  cấp  thống  trị  quyết định. 
  5. 1.2 Bản chất của pháp luật 1.2.2 Tính xã hội  ­ Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của  các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội . ­ Pháp luật có khả năng tạo ra sự công bằng  và bình đẳng cho tất cả các chủ thể pháp  luật trong cùng điều kiện, hoàn cảnh . 
  6. 1.3 Đặc điểm của pháp luật a/  Pháp  luật  là  sự  thể  hiện  ý  chí  của  giai  cấp thống trị. ­  Pháp  luật  chỉ  phát  sinh,  tồn  tại  và  phát  triển trong xã hội có giai cấp.  ­  Pháp  luật  bao  giờ  cũng  là  hiện  tượng  ý  chí, không phải là kết quả của sự tự phát  hay cảm tính. 
  7. b/ Tính quy phạm phổ biến và bắt buộc chung. ­ Pháp luật có tính quy phạm:  ­> khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi ­> giới hạn. ­ Tính quy phạm phổ biến  ­> Tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều  kiện, hoàn cảnh pháp luật đã quy định  ­> Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ  bản, phổ biến và điển hình.  ­ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang  tính bắt buộc chung 
  8. ­  Nội dung của pháp luật điều chỉnh các quan  hệ xã hội cơ bản, phổ biến và điển hình. ­  Đối  tượng  điều  chỉnh  của  pháp  luật  là  mọi  cá nhân, tổ chức trong xã hội. ­  Phạm vi điều chỉnh thường có hiệu lực trên  phạm vi cả nước.
  9. c/ Pháp luật do nhà nước đặt ra và được nhà  nước bảo vệ (Tính đảm bảo bằng Nhà nước)  ­ Pháp luật do Nhà nước đặt ra  ­ Tính đảm bảo bằng Nhà nước  + Nhà nước phải bảo đảm tính hợp lý của nội  dung các quy phạm pháp luật  + Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực  hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, như  ­> Về kinh tế  ­> Về tư tưởng  ­> Về phương diện tổ chức  ­> Bằng biện pháp cưỡng chế 
  10. d/ Pháp luật mang tính xác định chặt  chẽ về mặt hình thức  ­ Nội dung của pháp luật phải được thể hiện  bằng những hình thức xác định  ­ Nội dung của pháp luật phải được diễn đạt  bằng  ngôn  ngữ  pháp  lý  rõ  ràng,  chính  xác,  một nghĩa và có khả năng áp dụng trực tiếp  ­ Tính  xác  định  chặt  chẽ  về  mặt  hình  thức  còn  được  thể  hiện  ở  phương  thức  hình  thành pháp luật. 
  11. Định nghĩa  “ Pháp  luật  là  hệ  thống  quy  tắc  xử  sự  do  Nhà  nước  ban  hành  hoặc  thừa  nhận  và  bảo  đảm  thực  hiện,  thể  hiện  ý  chí  của  giai  cấp  thống  trị  trong  xã  hội  và  phụ  thuộc vào các điều kiện kinh tế ­ xã hội,  là  nhân  tố  điều  chỉnh  các  quan  hệ  xã  hội.” 
  12. 1.4 Quan hệ giữa pháp luật với  những hiện tượng xã hội khác  a/ Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế: * Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế:  ­ Thứ nhất, cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết  định thành phần cơ cấu hệ thống các ngành luật  ­ Thứ hai, tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế,  của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung các  quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh  của pháp luật  ­ Thứ ba, chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác  động  quyết  định  tới  sự  hình  thành,  tồn  tại  các  cơ  quan,  tổ  chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của  các cơ quan bảo vệ pháp luật và các thủ tục pháp lý 
  13. 1.4 Quan hệ giữa pháp luật với những  hiện tượng xã hội khác  a/ Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế: * Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh  tế:  ­ Tác động tích cực: kinh tế phát triển ­  Tác  động  tiêu  cực;  kìm  hãm  sự  phát  triển  của  nền kinh tế
  14. b/ Quan hệ giữa pháp luật và chính trị c/ Quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước. 
  15. d/ Quan hệ giữa pháp luật với các  quy phạm xã hội khác  ­ Một số quy phạm pháp luật bắt  nguồn từ các quy phạm xã hội  ­ Pháp  luật  thể  chế  hóa  nhiều  quy  phạm  đạo  đức,  tập  quán,  chính  trị… thành quy phạm pháp luật     
  16.    
  17. 2.  Quy phạm pháp luật 2.1. Khái niệm quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là  quy tắc xử  sự chung do Nhà nước ban hành và  bảo  đảm  thực  hiện  để  điều  chỉnh  quan hệ xã hội  theo những hướng  và  nhằm  đạt  được  những  mục  đích nhất định.
  18. 2.2  Cấu  trúc  của  Quy  phạm  pháp  luật 2.2.1 Giả định (1) Giả định là bộ phận của quy phạm  pháp  luật  nêu  lên  phạm  vi  tác  động  của  quy  phạm  pháp  luật,  tức  là  trong  đó  nêu  rõ  những  hoàn  cảnh,  điều  kiện  có  thể  xảy  ra  trong  cuộc  sống và  các cá nhân, tổ chức  nào  ở  vào  hoàn  cảnh  điều  kiện  đó  phải  chịu sự chi phối của quy phạm pháp 
  19. 2.2.1 Giả định (2) ­  Nội  dung  của  bộ  phận  giả  định  của  quy  phạm  pháp  luật  thường  đề  cập  đến  chủ  thể,  phạm  vi  thời  gian,  không  gian,  những  trường  hợp,  hoàn  cảnh,  điều  kiện  nhất  định  của  đời  sống xã hội…  ­ Phần giả định giúp ta trả lời được câu hỏi:  ­>Ai (tổ chức hay cá nhân nào)?  ­> Khi nào?  ­> Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
  20. 2.2.2 Quy định (1) Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật,  trong  đó  nêu  lên  cách  xử  sự  mà  chủ  thể  khi  ở  vào hoàn cảnh, điều kiện đã xác định trong bộ  phận  giả  định  của  quy  phạm  pháp  luật,  được  phép,  không  được  phép  hoặc  buộc  phải  thực  hiện.  Bộ  phận  quy  định  của  quy  phạm  pháp  luật  thường  trả  lời  cho  những  câu  hỏi  như:  được  làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm  như thế nào? 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0