intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng

Chia sẻ: Minh Nguyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

70
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật đại cương - Chương 3: Những kiến thức cơ bản về pháp luật" cung cấp cho người học các kiến thức: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật, kiểu và hình thức pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng

  1. CHƯƠNG 3 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
  2. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT 1.Nguồn gốc và bản chất của pháp luật a. Nguồn gốc của pháp luật Trong xã hội công xã nguyên thủy pháp luật chưa được hình thành mà chỉ có những quy phạm phong tục, tập quán, quy phạm đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với nhau.
  3. Tư hữu xuất hiện NN và PL đã ra CXNT đời Pháp luật được hình thành bằng 2 con đường chính: + Thứ nhất: NN đã thừa nhận các quy phạm xã hội – phong tục tập quán và biến chúng thành các QPPL.
  4. + Thứ hai: bằng hoạt động sáng tạo pháp luật, Nhà nước đã đặt ra những QPPL mới.
  5. b. Bản chất của pháp luật * Tính giai cấp của pháp luật: + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được Nhà nước thể chế hóa.
  6. * Tính xã hội của pháp luật: + Giá trị xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ các QPPL vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ nhận thức xã hội và điều chỉnh các QHXH.
  7. * Định nghĩa pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do NN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH, được NN bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích điều chỉnh các QHXH.
  8. * Những đặc trưng cơ bản của PL • Tính quy phạm phổ biến: + Mang tính khuôn mẫu + PL đưa ra giới hạn cần thiết =>tự do trong khuôn khổ PL • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. • Tính được bảo đảm bằng Nhà nước.
  9. II. KIỂU VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 1. Các kiểu pháp luật: Tương ứng với các hình thái KT- XH có giai cấp và NN thì có các kiểu pháp luật như sau:
  10. Nhà nước XHCN Pháp luật XHCN Nhà nước TS Pháp luật TS Nhà nước PK Pháp luật PK Nhà nước CHNL Pháp luật CHNL
  11. 2. Các hình thức pháp luật Hình thức pháp luật (nguồn của pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó ý chí trở thành pháp luật.
  12. Anh (chị) hãy cho biết lịch sử xã hội loài người đã ghi nhận sự tồn tại của những hình thức pháp luật nào? Cho ví dụ minh họa?
  13. * Tập quán pháp: là những phong tục, tập quán hình thành và lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được Nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. Ví dụ: Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: «2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.»
  14. * Tiền lệ pháp (Án lệ): là quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử cao nhất được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự.
  15. * Văn bản Quy phạm pháp luật: *Văn bản QPPL: là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
  16. * Đặc điểm của văn bản QPPL Chứa Được Do cơ Ban hành đựng áp dụng quan NN theo các quy có thẩm nhiều lần trình tự, quyền ban tắc xử thủ tục hành sự chung và nhiều luật định (QPPL) đối tượng
  17. * Đặc điểm của văn bản Áp dụng PL Chứa Được áp Do cơ Ban hành đựng dụng 01 lần quan NN theo các quy có thẩm cho một hoặc trình tự, quyền ban tắc xử thủ tục hành sự chung một số đối luật định (QPPL) tượng cụ thể
  18. * Bài tập: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1. Trong đời sống XH có NN, pháp luật là công cụ duy nhất để điều chỉnh các QHXH. 2. Hoạt động ban hành những quy phạm pháp luật của Nhà nước là con đường duy nhất để hình thành nên pháp luật. 3. Bản chất của pháp luật cũng giống như bản chất của NN luôn thể hiện tính giai cấp và tính XH. 4. Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp của loài người.
  19. 5. Trong mọi kiểu NN, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thiểu số trong xã hội 6. Pháp luật XHCN được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và do ý chí của toàn thể nhân dân lao động xây dựng nên. 7. Tiền lệ pháp (án lệ) là nguồn chính hình thành nên pháp luật XHCN. 8. Tất cả văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2