Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 6: Luật hình sự và luật tố tụng hình sự
lượt xem 26
download
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 6: Luật hình sự và luật tố tụng hình sự
- HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TS. Lê Minh Toàn Điện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1 Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009
- Chương VI LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ I. Khái niệm Luật hình sự 1. Khái niệm Luật hình sự Việt Nam Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: chỉ có pháp luật hình sự mới quy định hành vi nào là tội phạm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ quy định này của pháp luật. - Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa: tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân. Mọi công dân đều có quyền ngang nhau, không có sự phân biệt đối xử; phải tham gia tích cực vào việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự; đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. - Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa: việc áp dụng hình phạt với người phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục và cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội (ví dụ: quy định khoan hồng, miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt, cho hưởng án treo...).
- II. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM, CẤU THÀNH TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHI ỆM HÌNH SỰ 1. Khái niệm tội phạm ''Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong B ộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa''
- 2. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm + Tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi được quy định trong Luật hình sự và phải chịu hình phạt bởi vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã h ội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự b ảo vệ. + Tính có lỗi của tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã h ội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Trong B ộ luật hình sự nước ta, tính có lỗi là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã h ội để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận sự buộc tội khách quan, tức là buộc tội m ột ng ười không căn cứ vào lỗi của họ mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan h ọ đã thực hiện.
- + Tính trái pháp luật hình sự. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong Luật hình sự. Quy định của Luật hình sự là cơ sở và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự phù hợp với sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. + Tính phải chịu hình phạt. Tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe doạ phải chịu một hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.
- 3. Phân loại tội phạm - Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù; - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù; - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù. - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc t ử hình. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
- 4. Cấu thành tội phạm + Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại ở mức độ đáng kể. Không có sự xâm hại đến quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm. + Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện (dấu hiệu) thuộc về khách quan của tội phạm gồm có: hành vi nguy hiểm cho xã h ội (thể hiện bằng hành động hoặc không hành động); tính trái pháp luật c ủa hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Thuộc về mặt khách quan của tội phạm còn có các dấu hiệu khác như: phương tiện, công cụ phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Trong các dấu hiệu nêu trên thì hành vi (khách quan) của tội phạm là d ấu hiệu bắt buộc, không thể thiếu được của mọi loại tội phạm. Còn các dấu hiệu khác là những dấu hiệu bắt buộc nếu điều luật về tội phạm cụ thể có quy định.
- + Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của Luật hình sự. Người phạm tội là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch thường trú ở Việt Nam. - Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm. + Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Còn động cơ và mục đích phạm tội là nội dung thuộc mặt chủ quan của một số loại tội nhất định.
- Lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý. - Cố ý phạm tội : + Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra; + Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. - Vô ý phạm tội: + Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy h ại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; + Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
- Phòng vệ chính đáng Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm ph ạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và m ức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tình thế cấp thiết Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt h ại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì ng ười gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì ph ải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện t ội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ dấu hiệu cấu thành một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: + Năm năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; + Mười năm đối với tội phạm nghiêm trọng; + Mười lăm năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; + Hai mươi năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tính từ ngày tội phạm được thực hiện; nếu trong thời hạn này mà ng ười phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 1 năm tù, thì thời hạn nói trên không được tính và thời hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính l ại k ể t ừ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt. Không áp dụng các quy định về thời hiệu nói trên với các tội tại Chương XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXIV (Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh).
- III. HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do toà án quyết định Hệ thống hình phạt Hình phạt chính : cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền và trục xuất (khi không áp d ụng hình phạt chính). Các biện pháp tư pháp: tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh.
- IV. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam - Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự - Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân - Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật - Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân - Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân - Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật - Xác định sự thật của vụ án
- Các giai đoạn tố tụng: - Khởi tố vụ án, khởi tố bị can - Điều tra - Truy tố - Xét xử: ++ Sơ thẩm: ++ Phúc thẩm - Thi hành án - Xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật: ++ Giám đốc thẩm ++ Tái thẩm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - Ths. Đinh Thị Hoa
31 p | 358 | 86
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - Ths. Đinh Thị Hoa
24 p | 278 | 56
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Nhập môn pháp luật đại cương
6 p | 271 | 34
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 21 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 17 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
17 p | 10 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 2 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
31 p | 88 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 7 - ThS. Nguyễn Hữu Mạnh
26 p | 76 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
27 p | 90 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 26 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 17 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 11 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
30 p | 107 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 12 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 11 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 5 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 9 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 10 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
9 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn