intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phục hồi chức năng: Một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:63

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phục hồi chức năng: Một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể mô tả được các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng thường được áp dụng; trình bày được tác dụng của các phương pháp đó và áp dụng trong lâm sàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phục hồi chức năng: Một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
  2. MỤC TIÊU
  3. NỘI DUNG
  4. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU v Định nghĩa • Vận động học là môn học khoa học nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể, áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng. • Muốn áp dụng phương pháp vận động trị liệu phải nắm vững kiến thức vật lý, giải phẫu, sinh lý bệnh. Mỗi hệ thống trong cơ thể có chức năng riêng biệt, hoàn tất một số nhiệm vụ cụ thể đồng thời có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau một cách chặt chẽ. Cơ xương phụ trách vận động, thần kinh điều hành vận động, các cơ quan khác cung cấp năng lượng.
  5. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU v Mục đích của vận động trị liệu • Duy trì và phục hồi tầm hoạt động của khớp • Làm mạnh cơ • Điều hợp các động tác • Tái rèn luyện các cơ bị liệt, bị mất chức năng • Tạo thuận cho cảm thụ bản thể cơ thần kinh • Đề phòng các thương tật thứ cấp
  6. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU v Nguyên tắc của vận động • Người tập phải ở tư thế thoải mái. • Khớp gần cần được giữ vững để tránh động tác không cần thiết và tăng hiệu lực phần chi thể cần vận động. • Vận động các khớp từ gốc chi đến ngọn chi. • Mọi động tác được tập nhẹ nhàng, tuần tự từ khởi điểm và trở lại vị trí ban đầu. • Tập ngắn và lặp lại tốt hơn là kéo dài trong một ngày. • Trong khi tập phải phát hiện sớm các động tác thay thế để loại bỏ. • Theo dõi và lượng giá lại sau mỗi lần tập, ghi vào hồ sơ. • Người bệnh cần được giải thích và hợp tác với thầy thuốc.
  7. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU v Tác dụng sinh lý của vận động • Tăng cung lượng tim. • Tăng cung cấp máu cho hệ mao mạch. • Bảo đảm độ vững chắc và hình thể các xương, duy trì tầm hoạt động của khớp. • Điều chỉnh sự hoạt động của thần kinh, phục hồi vận động. • Phòng chống teo cơ, cứng khớp. • Phòng chống thoái hoá khớp. • Tăng cường đào thải các chất cặn bã và chuyển hóa vật chất, đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ thành H­20 và CO2.
  8. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
  9. TẬP VẬN ĐỘNG THỤ ĐỘNG v Đó là động tác được thực hiện bởi người thày thuốc hoặc dụng cụ không có sự co cơ chủ động của bệnh nhân. Mục đích là ngăn ngừa co rút bằng cách duy trì tầm hoạt động bình thường của khớp, có thể thực hiện bởi Kỹ thuật viên (KTV) hoặc thân nhân bệnh nhân. v Tác dụng: • Ngăn ngừa co rút • Ngăn ngừa tạo kết dính khớp • Tăng cảm thụ bản thể • Duy trì độ dài bình thường của cơ • Kích thích các phản xạ duỗi, gập • Chuẩn bị cho tập chủ động.
  10. TẬP CHỦ ĐỘNG CÓ TRỢ GIÚP Đó là động tác tập do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của người điều trị hay dụng cụ cơ học. Đây là bước đầu tiên trong tái rèn luyện cơ. Người điều trị hay dụng cụ cơ học loại bỏ trọng lực chi thể tạo thuận lợi cho bệnh nhân thực hiện động tác nhẹ nhàng hết tầm hoạt động.
  11. TẬP CHỦ ĐỘNG • Là động tác tập do chính bệnh nhân hoàn tất không cần có trợ giúp. Mục đích là cải thiện chức năng, tăng tiến sức mạnh và cải thiện toàn thân: tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa, tâm lý...
  12. TẬP CÓ KHÁNG TRỞ • Là động tác tập chính do người bệnh hoàn tất cùng với sức kháng trở của KTV hoặc dụng cụ. Mục đích tăng sức mạnh chi thể, nếu tăng kháng trở nên tăng từ từ.
  13. TẬP CÓ KHÁNG TRỞ TĂNG TIẾN • Đó là phương pháp tập tăng dần sức đề kháng cơ học của một nhóm cơ. Mục đích là tăng sức mạnh và tăng bền bỉ cho cơ. Thường sử dụng quả tạ có ghi trọng lượng và tập ròng rọc.
  14. TẬP KÉO DÃN • Đó là động tác tập dùng cử động cưỡng bức do KTV hay do dụng cụ cơ học, cũng có thể do bệnh nhân vận dụng các khối cơ đối kháng để thực hiện (kéo dãn chủ động).
  15. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TẬP VẬN ĐỘNG • Động viên người bệnh, giải thích rõ, gọn, đủ. • Phải tập đúng, đủ theo chỉ định của thầy thuốc. • Quan sát kỹ bệnh nhân, có sai lệch chỉnh lý ngay. • Theo dõi tai biến, đau, mỏi để kịp thời điều trị. • Cần lập chương trình tập ngắn và thường xuyên hơn là tập dài và không được kiểm soát tốt. • Nên hoạch định một chương trình tiếp theo tại nhà nhưng phải có sự hợp tác của thân nhân và bệnh nhân. • Cần tái lượng giá.
  16. XOA BÓP TRỊ LIỆU v Định nghĩa • Xoa bóp là một từ dùng để chỉ một nhóm những thủ thuật xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, chủ yếu được thực hiện bằng hai bàn tay của người điều trị nhằm mục đích tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ xương khớp, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu.
  17. XOA BÓP TRỊ LIỆU v Nguyên tắc • Người bệnh phải được thư giãn thoải mái, quần áo không quá chật đặc biệt là nơi gần vùng điều trị. • Người điều trị cần phải ở một tư thế thoải mái sao cho các thao tác thực hiện dễ dàng và không phải thay đổi vị trí đứng hoặc có những động tác không cần thiết. • Sự khéo léo là cần thiết trong kỹ thuật xoa bóp. • Có thể sử dụng dầu xoa, phấn, thuốc mỡ có tác dụng tạo thuận tốt cho các kỹ thuật xoa bóp.
  18. XOA BÓP TRỊ LIỆU v Tác dụng sinh lý • Làm cho da tăng tính đàn hồi, tổ chức da săn lại, tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn. • Xoa bóp có tác dụng tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Tuỳ theo kỹ thuật xoa bóp mà làm hưng phấn hay ức chế thần kinh. • Làm tăng lưu thông máu qua hệ mao mạch, tĩnh mạch. Lượng máu tại các cơ quan và tổ chức sâu rút bớt, hoạt động của tim được điều chỉnh. Huyết áp thường hạ xuống 10mmHg­20mmHg sau xoa bóp toàn thân. • Xoa bóp làm tuần hoàn cơ được cải thiện nên làm xương, gân được tăng cường dinh dưỡng, bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp. • Làm lưu thông tiêu hoá, chống đầy bụng, khó tiêu, táo bón. • Tăng đào thải các chất cặn bã qua đường nước tiểu.
  19. XOA BÓP TRỊ LIỆU
  20. XOA BÓP TRỊ LIỆU v Chỉ định của xoa bóp • Giảm đau, giảm phù nề và di động các lớp mô co thắt. • Các trường hợp sưng cứng do chấn thương. • Các trường hợp gãy xương, trật khớp, bong gân, tổn thương dây chằng và thần kinh có thể chỉ định xoa bóp ở giai đoạn đang phục hồi. • Viêm khớp, viêm quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây thần kinh, đau thắt lưng và các trường hợp liệt như: liệt nửa người, liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, bại não đều có thể được chỉ định xoa bóp. • Những người bệnh rối loạn tâm thần có thể được làm dịu bởi hiệu quả của xoa bóp. • Xoa bóp làm giảm các nếp nhăn, làm da mặt trở lên mịn màng. • Làm giảm sự mệt mỏi toàn thân sau lao động, luyện tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2