intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phục hồi chức năng: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Phục hồi chức năng tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: vận động trị liệu; các phương thức phục hồi chức năng; phục hồi chức năng cho một số bệnh thường gặp; thương tật thứ phát và biện pháp phòng ngừa; phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống; phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phục hồi chức năng: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. BÀI 6 VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU 6.1. Thông tin chung 6.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về vận động trị liệu trong phục hồi chức năng 6.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nêu đƣợc định nghĩa, mục đích và nguyên tắc của vận động trị liệu 2. Mô tả các loại co cơ, các loại cơ và tác dụng sinh học của vận động trị liệu 3. Trình bày đƣợc các loại tập vận động thƣờng áp dụng trong phục hồi chức năng 6.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về vận động trị liệu trong phục hồi chức năng 6.1.42.1.4.1 Giáo trình Nguyễn Xuân Nghiên (2016). Phục hồi chức năng. Bộ Y tế. NXB. Y học. 2.1.4.2 Tài liệu tham kh o Cao Minh Châu (2019). Phục hồi chức năng. Hà Nội: NXB. Y học. 6.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 6.2. Nội dung chính 6.2.1. ĐẠI CƢƠNG 6.2.1.1. Các định nghĩa - Vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng - Kích thích vận động là một trong những kích thích quan trọng nhất, đảm bảo sự phát sinh, phát triển, tồn tại của cơ thể sống. Ở trẻ em nói chung và trẻ tàn tật nói riêng, kích thích sớm là một biện pháp phục hồi chức năng rất quan trọng. 6.2.1.2. Mục đích của vận động trị liệu 6.2.1.2.1. Tăng sức mạnh của cơ Sử dụng lực cản tối đa nhƣng số lần thực hiện ít 6.2.1.2.2. Tăng sự bền bỉ của cơ Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 70 Ch i n gu n u n ghi n
  2. Sử dụng lực cản nhỏ, nhƣng số lần thực hiện nhiều. Bài tập này hữu ích trong giai đoạn dƣỡng bệnh. Khi các cơ đang yếu và teo, không nên đƣa chƣơng trình tập tạo sức bền cho cơ đến khi cơ lực đƣợc hồi phục trong giới hạn bình thƣờng. 6.2.1.2.3. Điều hợp vận động Nguyên tắc của bài tập này các động tác đƣợc lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt đƣợc sự thực hiện một cách chính xác. Chƣơng trình này hữu ích đối với ngƣời bị rối loạn chức năng tiểu não 6.2.1.2.4. Tăng hay duy trì tầm vận động khớp Các bài tập này hữu ích khi có tình trạng giới hạn tầm vận động (ROM: range of motion) do bất cứ nguyên nhân nào. Các động tác tập loại này cần thiết đối với các trƣờng hợp bị liệt hay có nguy cơ co rút 6.2.1.2.5. Tăng tốc độ cử động Tốc độ cử động tăng lên khi nó đƣợc thực hiện thƣờng nhật và trở thành quen thuộc. Bài tập nhằm làm cho cử động đạt đƣợc vận tốc bình thƣờng là bài tập ở giai đoạn cuối của chƣơng trình phục hồi. Nó cần thiết cho các trƣờng hợp bị bệnh lý thần kinh cơ. 6.2.1.3.Nguyên tắc vận động trị liệu - Ngƣời bệnh phải đƣợc đặt trong tƣ thế thoải mái. - Khớp gần cần đƣợc giữ vững để tránh động tác không cần thiết và tăng hiệu lực phần chi thể cần vận động tập. - Mọi động tác đều đƣợc tập dịu dàng, tuần tự từ khởi điểm và trở lại vị trí ban đầu. - Khi tập đƣợc coi là quá mức, nếu các động tác sau tập 3 giờ còn đau hoặc khó chịu do tập, giảm tầm hoạt động của khớp và giảm sức mạnh của cơ. - Tập ngắn và lặp lại tốt hơn là kéo dài trong một ngày. - Phải theo dõi và lƣợng giá lại sau mỗi lần tập, ghi vào hồ sơ - Ngƣời bệnh cần đƣợc giải thích và hợp tác với thầy thuốc. - Trong khi tập phải phát hiện sớm các động tác thay thế để loại bỏ. Tuy vậy nếu chức năng cơ chính không phục hồi đƣợc, giải thích cho bệnh nhân có thể dùng động tác thay thế, song chú ý an toàn và thẩm mỹ. 6.2.2. CÁC LOẠI CO CƠ, CÁC LOẠI CƠ, TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU 6.2.2.1. Các loại co cơ 6.2.2.1.1. Co cơ tĩnh - Là loại co cơ mà lực cơ không đủ mạnh để kéo hai đầu khởi điểm và bám tận của cơ gần nhau, chƣa tạo ra đƣợc cử động khớp gọi là co cơ đẳng trƣờng - Loại co cơ này có tác dụng phòng đƣợc teo cơ, loãng xƣơng, biến dạng khớp và ngăn ngừa đƣợc các cử động ngoài ý muốn khi cần bất động phần chi thể nào đó. 6.2.2.1.2. Co cơ đồng tâm Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 71 Ch i n gu n u n ghi n
  3. - Là loại co cơ khi lực cơ mạnh hơn sức đề kháng cử động, làm cho hai đầu nguyên ủy và bám tận xích lại gần nhau. Trong vận động loại co cơ này là chủ yếu, có tác dụng tạo ra hiệu suất lớn. 6.2.2.1.3. Co cơ sai tâm - Là loại cơ cơ khi co khi co tạo ra khoảng cách giữa bám tận và nguyên ủy xa nhau. - Loại co cơ này thƣờng nhờ tác động của lực bên ngoài tạo nên cử động và sức căng của cơ có tác động điều hòa vận động của động tác 6.2.2.2. Các loại cơ tham gia vào quá trình vận động - Cơ chủ vận: là loại cơ khi co chủ yếu tạo nên cử động của chi thể hay phần thân thể. - Cơ đối kháng: là cơ hoạt động đối kháng với cơ chủ vận - Cơ đồng vận: là cơ giúp cho cơ chủ vận giảm tối đa các cử động không cần thiết - Cơ cố định: là cơ giữ vững chi thể để cơ chủ vận thực hiện động tác. - Cơ trung gian: không tham gia vào các hoạt động trên 6.2.2.3. Tác dụng sinh học của vận động trị liệu Khi vận động tập luyện lâu ngày sẽ làm tăng cung lƣợng tim, nhờ đó tăng cung cấp máu cho cả hệ thống mao mạch đƣợc tốt và tổ chức đƣợc nuôi dƣỡng tốt hơn. Vận động tập luyện phòng chống teo cơ, cứng khớp, bảo đảm độ vững chắc các xƣơng, duy trì tầm hoạt khớp. Thông qua vận động tập luyện để điều chỉnh sự điều hợp của các hoạt động thần kinh, phục hồi chức năng vận động. Vận động trị liệu không những phòng chống đƣợc thoái hóa khớp mà còn đề phòng đƣợc loãng xƣơng, tăng cƣờng đào thải chất cặn bã và chuyển hóa vật chất, đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ thành nƣớc và CO2. Trong quá trình vận động, cơ thể con ngƣời sử dụng 25% năng lƣợng cho sự co cơ, còn khoảng 75% năng lƣợng còn lại tiêu thụ cho các hoạt động khác nhƣ sinh nhiệt khi co cơ, thắng trọng lực chi thể và các lực kháng trở khác. 6.2.3. CÁC LOẠI TẬP VẬN ĐỘNG THƢỜNG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 6.2.3.1. Tập vận động thụ động Là động tác thực hiện bởi ngƣời điều trị hoặc dụng cụ, không có sự co cơ chủ động. Cử động trong tầm vận động không bị hạn chế của một đoạn chi thể nhờ hoàn toàn bằng lực bên ngoài - Chỉ định: + Bệnh nhân không thể vận động một cách chủ động + Hôn mê + Liệt hay bất động hoàn toàn. - Mục đích: + Duy trì sự nguyên vẹn của khớp và mô mềm Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 72 Ch i n gu n u n ghi n
  4. + Hạn chế tối thiểu hình thành co rút + Duy trì tính đàn hồi cơ học của cơ + Trợ giúp tuần hoàn và sức bền thành mạch + Tăng cƣờng sự lƣu thông của dịch khớp để nuôi sụn và sự thẩm thấu của các chất trong khớp. + Giảm hoặc ức chế đau + Giúp quá trình lành bệnh sau chấn thƣơng hay phẫu thuật 6.2.3.2. Tập chủ động có trợ giúp Đó là động tác tập do ngƣời bệnh tự co cơ nhƣng có sự trợ giúp của một lực bên ngoài bởi ngƣời điều trị hay dụng cụ cơ học, máy, thậm chí cả tự trợ giúp - Chỉ định: sức cơ bậc 2 - Mục đích: + Tăng sức mạnh cơ + Tạo mẫu cử động điều hợp + Điều hòa thông khí + Tăng cƣờng sự đáp ứng về tuần hoàn, hô hấp 6.2.3.3.Tập chủ động tự do Là động tác do chính ngƣời bệnh tự co cơ và không cần trợ giúp - Chỉ định: sức cơ bậc 3 - Mục đích: + Tăng sức mạnh cơ + Duy trì tính đàn hồi và tính co giãn sinh lý của các cơ tham gia + Tăng cƣờng tuần hoàn và ngăn ngừa tạo thành huyết khối + Phát triển sự điều hợp và kỹ năng vận động các hoạt động chức năng - Chống chỉ định tập vận động thụ động và cả chủ động trong mọi trƣờng hợp khi vận động c a phần đó ng n trở quá trình l nh ệnh. Tập vận động chủ động chống chỉ định khi tình trạng tim mạch c a ệnh nh n không ổn định và tập chủ động có thể đe dọa đến tính mạng c a ệnh nh n như nga sau nh i máu cơ tim. 6.2.3.4. Tập kháng trở Bài tập có kháng trở là bất kỳ loại bài tập chủ động nào trong đó sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực từ bên ngoài. Lực kháng bên ngoài có thể là bằng tay hoặc bằng máy - Chỉ định của bài tập kháng trở khi sức cơ đã đạt bậc 4 hoặc bậc 5 - Mục đích: + Tăng sức mạnh của cơ: sức mạnh của cơ: sức mạnh của cơ là tạo ra khi co cơ + Tăng sức bền của cơ: sức bền là khả năng thực hiện bài tập cƣờng độ thấp trong một thời gian kéo dài. + Tăng công của cơ: công là hiệu suất của cơ đƣợc định nghĩa nhƣ công việc trong một đơn vị thời gian Ngoài ra ngƣời ta còn áp dụng bài tập kháng trở tăng có nghĩa là tăng dần sức đề kháng cơ học của một nhóm cơ Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 73 Ch i n gu n u n ghi n
  5. - Thận trọng: các bệnh tim mạch, bệnh nhân cao tuổi, quá mệt mỏi, tập quá sức, cử động thay thế, loãng xƣơng… - Chống chỉ định: khi có viêm nhiễm, đau nhiều. 6.2.3.5. Tập kéo giãn Là động tác dùng cử động cƣỡng bức do kỹ thuật viên hay do dụng cụ cơ học, cũng có thể do bệnh nhân tự kéo giãn - Chỉ định khi kéo giãn: + Khi tầm vận động bị hạn chế do hậu quả co rút, dính khớp và hình thành sẹo tổ chức, dẫn đến các cơ, tổ chức liên kết và da bị ngắn lại so với bình thƣờng. + Khi co rút làm gián đoạn các chức năng sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc điều dƣỡng + Khi cơ bị yếu và tổ chức bị căng. Các cơ bị yếu phải đƣợc kéo dài trƣớc khi có thể đƣợc tập mạnh có hiệu quả Mục đích của kéo giãn: + Mục đích chung: tái lập lại tầm hoạt động của khớp và vận động của tổ chức phần mềm chung qunh khớp + Mục đích chuyên biệt: đề phòng co rút vĩnh viễn, tăng tính mềm dẻo của phần cơ thể, đề phòng các tổn thƣơng gân - Những thận trọng và chống chỉ định + Thận trọng:  Không bắt buộc kéo giãn thụ động vƣợt qua tầm hoạt động bình thƣờng của khớp đó.  Những gãy xƣơng mới cần cố định  Bệnh nhân có loãng xƣơng, nằm lâu hoặc bất động lâu, tuổi cao dùng corticoide kéo dài  Các cơ và mô liên kết bị bất động lâu ngày  Bệnh nhân bị đau khớp, đau cơ kéo dài 24 giờ  Các mô bị phù  Tránh kéo giãn quá mức các cơ yếu + Chống chỉ định:  Khi khối xƣơng giới hạn vận động của khớp  Sau gãy xƣơng mới  Viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng  Cơ đau chói và đau cấp tính  Có khối máu tụ  Sự ổn định khớp do co cứng hoặc ngắn co lại của mô mềm 6.2.3.6.Các bài tập vận động trị liệu chức năng - Định nghĩa: là các bài tập đƣợc gắn liền với các sinh hoạt chức năng - Các bài tập bao gồm: + Tập trên nệm: tập thay đổi tƣ thế nằm sấp qua nằm ngửa, tập thăng bằng khi ngồi, di chuyển, tập mạnh các cơ lƣng, bụng, tập điều hợp và khéo léo, tập với bóng để chuẩn bị cho các động tác sau này. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 74 Ch i n gu n u n ghi n
  6. + Tập trong thanh song song (với nẹp hoặc không nẹp): tập tăng sức chịu đựng khi đứng, sức nặng cơ thể, tập thăng bằng, tập mạnh chi trên, tập kiểm soát khung chậu, tập sử dụng chân giả, tập dáng đi cơ bản.. + Tập thăng bằng với nạng (có hay không có nẹp): tập thăng bằng bên, trƣớc sau, tập kiểm soát khung chậu, cơ lƣng, tập đi nạng theo các hƣớng, tập sử dụng nẹp, tập leo trèo, tập ngã. + Tập di chuyển: tập dáng đi, tập kỹ thuật tự di hcuyển trong xe lăn, với nạng nẹp, tập đi nhanh, leo trèo thang gác, tập ngã.. + Hoạt động trị liệu: tùy theo các loại khiếm khuyết, giảm chức năng sẽ có các bài tập hoạt động trị liệu tƣơng ứng. 6.2.4. KẾT LUẬN Ngày nay vận động trị liệu là một phƣơng pháp quan trọng vận động trị liệu phục hồi chức năng. Để áp dụng có hiệu quả, ngƣời điều trị phải có kiến thức về giải phẫu, sinh lý bệnh, sinh cơ học cũng nhƣ chỉ định, chống chỉ định đối với các loại tập vận động Vận động trị liệu là một phƣơng pháp bao giờ cũng nghiêm chỉnh, tuân thủ các quy trình kỹ thuật, bảo đảm tính an toàn và với tinh thần trách nhiệm cao. Trong một khoa phục hồi chức năng bao giờ cũng ƣu tiên phát triển vận động trị liệu và đào tạo cán bộ cho môn học vận động học. 6.3. Nội dung thảo luận và hƣớng dẫn tự học 6.3.1. Nội dung thảo luận - Mục đích của vận động trị liệu. - Ứng dụng thực tế của các loại co cơ trên lâm sàng. - Các loại tập vận động thƣờng đƣợc áp dụng trong phục hồi chức năng 6.3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng. 6.3.3. Nội dung hƣớng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 75 Ch i n gu n u n ghi n
  7. BÀI 7 CÁC PHƢƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về các phƣơng thức phục hồi chức năng và các nội dung liên quan. 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả đƣợc vai trò của các thành viên nhóm phục hồi chức năng 2. Trình bày đƣợc nội dung chủ yếu của các phƣơng pháp phục hồi chức năng thƣờng đƣợc ứng dụng. 7.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về hoạt động trị liệu, dụng cụ trợ giúp trong phục hồi chức năng 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Nguyễn Xuân Nghiên (2016). Phục hồi chức năng. Bộ Y tế. NXB. Y học. 7.1.4.2 Tài liệu tham kh o Cao Minh Châu (2019). Phục hồi chức năng. Hà Nội: NXB. Y học. 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2. Nội dung chính 7.2.1.NHÓM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 7.2.1.1.Định nghĩa Nhóm phục hồi chức năng là một tập thể ngƣời lập ra, không phải phục hồi chức năng tàn tật mà là cho từng cá thể tàn tật. 7.2.1.2.Vai trò của các thành viên trong nhóm phục hồi a. Người tàn tật Tham gia tối đa tất cả các lĩnh vực mà bản thân ngƣời tàn tật đó có nhu cầu. Ngƣời tàn tật là đối tác quan trọng nhất trong nhóm phục hồi chức năng. b. Bác sĩ phục hồi chức năng - Khám lƣợng giá - Can thiệp y khoa Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 76 Ch i n gu n u n ghi n
  8. - Chỉ định các phƣơng pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng. - Khám lƣợng giá lại - Quyết định tiếp tục, chấm dứt phục hồi chức năng, thay đổi, bổ sung phƣơng thức phục hồi chức năng. - Bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng là nhóm trƣởng nhóm phục hồi chức năng. c. Điều dưỡng viên phục hồi chức năng Là thành viên của nhóm, có nhiều thời gian chăm sóc ngƣời tàn tật nhất - Tâm lý trị liệu - Môi trƣờng phục hồi - Thực hiện y lệnh của bác sĩ - Theo dõi phát hiện sớm các tình trạng của bệnh nhân. d. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu - Lƣợng giá và can thiệp về mặt kỹ thuật vật lý trị liệu - Tâm lý bệnh nhân - Sử dụng dụng cụ chỉnh hình, di chuyển, thăng bằng… e. Cán bộ ngôn ngữ trị liệu - Khám lƣợng giá về khả năng giao tiếp - Phục hồi chức năng: nói, nuốt, nghe, - Đặt vấn đề chỉ định máy trợ thính, máy phát âm… f. Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu: khám lượng giá - Hoạt động chức năng của chi trên, chi dƣới - Hoạt động hang ngày - Lập kế hoạch can thiệp thích ứng về mặt hoạt động trị liệu, hƣớng nghiệp việc làm, thu nhập… i. Cán bộ xã hội - Lƣợng giá về tâm lý. - Tìm hiểu các yếu tố xã hội có liên quan đến khuyết tật, tìm các loại tàn tật để trợ giúp. - Cải thiện môi trƣờng - Liên hệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hội nhập gia đình, học nghề mới… k. Giáo viên hòa nhập - Các hoạt động vui chơi cho trẻ khuyết tật, tổ chức hệ thống giáo dục đặc biệt + Giáo dục chuyên biệt + Giáo dục hòa nhập l. Cán bộ tâm lý trị liệu: Nghiên cứu về khía cạnh tâm lý, có liên quan đến tàn tật, phục hồi chức năng về tâm lý m. Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình và chi giả Chế tạo dụng cụ chỉnh trực và thay thế thích hợp cho ngƣời tàn tật 7.2.2. NHIỆM VỤ CỦA NHÓM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Nguyên tắc hoạt động của nhóm là bình đẳng, hợp tác: Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 77 Ch i n gu n u n ghi n
  9. - Khám lƣợng giá toàn diện - Chọn kỹ thuật và phƣơng thức phục hồi chức năng tối ƣu - Ra quyết định tiếp tục phục hồi, thay đổi, ngƣng điều trị. - Khám lại - Cung cấp các thiết bị thích hợp… - Cải thiện môi trƣờng tại cộng đồng, gia đình… 7.2.3. MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 7.2.3.1. Hoạt động trị liệu  Định nghĩa Hoạt động trị liệu là điều trị bằng các vận động chức năng để ngƣời tàn tật tự chăm sóc cơ thể, làm việc, giải trí, để có cơ hội tái hội nhập xã hội.  Mục đích của hoạt động trị liệu - Chủ yếu là cải thiện chức năng của tay  Nội dung của hoạt động trị liệu - Tăng cƣờng sức mạnh các cơ ở tay: Sau khi bệnh, những khiếm khuyết vận động ở tay khiến bệnh nhân rất ít cử động tay. Những bài tập tăng cƣờng cơ lực với những cử động lặp đi lặp lại, nhằm vào những cơ yếu sẽ giúp xuất hiện những cử động mới ở tay. Việc áp dụng kiểu tập thụ động, chủ động có trợ giúp hay có kháng trở là tùy thuộc vào bậc cơ của cơ đó. - Hoạt động tăng cƣờng sự điều hợp khéo léo: Trong giai đoạn muộn của bệnh, có thể tay đã có cử động các cơ, các khớp riêng lẽ. Muốn tạo một hoạt động cần sự tham gia của nhiều cơ, các khớp riêng lẽ. Muốn tạo một hoạt động cần sự tham gia của nhiều cơ, nhiều khớp, ngƣời bệnh không thực hiện đƣợc. Hoạt động trị liệu trong giai đoạn này sẽ giúp họ tập từng hoạt động nguyên vẹn giúp tạo nên mẫu vận động mới. Trong trƣờng hợp múa vờn, các cử động không tự chủ. Hoạt động trị liệu giúp ngƣời bệnh kiểm soát đƣợc những cử động đó. Các hoạt động: nhặt các hạt đậu từ rỗ bên trái sang rỗ bên phải, đặt các miếng gỗ vào ô cho sẵn… - Hoạt động cải thiện giác quan: Một số bệnh nhân bị các khiếm khuyết giác quan nhƣ mất nhận thức về vị trí cơ thể trong không gian, về kích thích hình dạng vật… Việc tập luyện cầm nắm, sử dụng các vật có màu sắc, kích thích, mật độ… khác nhau sẽ giúp họ học các chức năng đã mất. - Hoạt động sinh hoạt hàng ngày Một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động trị liệu là giúp ngƣời bệnh thực hiện các hoạt động hang ngày một cách độc lập. Các hoạt động: đánh răng, mặc quần áo, vệ sinh, tắm giặt, nội trợ… - Hoạt động sáng tạo Hoạt động trị liệu còn có mục đích kích thích sự sáng tạo của ngƣời bệnh, giúp họ hoàn thiện các cử động một cách tích cực, hứng thú. Các hoạt động: ghép các miếng màu nhỏ thành bức tranh, xếp hình vẽ.. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 78 Ch i n gu n u n ghi n
  10. - Hoạt động hƣớng nghiệp Để giúp ngƣời bệnh sau khi rời trung tâm phục hồi chức năng có thể học một nghề mới, hoạt động trị liệu cũng tạo những hoạt động hƣớng nghiệp nhƣ: dệt, may, sử dụng máy tính… - Các dụng cụ trợ giúp chức năng ở tay. 7.2.3.2. Chỉ định của hoạt động trị liệu Hoạt động trị liệu đƣợc chỉ định phối hợp với các hình thức phục hồi chức năng khác, đặc biệt với vận động trị liệu và dụng cụ thích ứng. - Tăng cƣờng cơ lực các cơ ở bàn tay. - Tăng cƣờng điều hợp và sự chính xác các cử động ở tay. - Tăng cƣờng và cải thiện chức năng sinh hoạt hành ngày của ngƣời bệnh. - Cải thiện cảm giác cảm thụ bản thể của tay. - Giúp tăng cƣờng sự tập trung, chức năng nhận thức sau tổn thƣơng não. - Chuẩn bị hƣớng nghiệp. - Ngƣời bệnh có nhu cầu các dụng cụ trợ giúp hoạt động của tay. 7.2.3.3. Ngôn ngữ trị liệu Ngôn ngữ trị liệu là một chuyên ngành trong phục hồi chức năng, nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý gây khó khăn về giao tiếp.  Một số khái niệm về giao tiếp Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu tình cảm giữa ít nhất hai đối tƣợng, nhờ các hình thức khác nhau của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có 2 loại: có lời và không lời. Ngôn ngữ có lời: lời nói và chữ viết Ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ cơ thể ( giao tiếp bằng nét mặt, ánh mắt, tƣ thế cơ thể), dấu, hình vẽ.  Nguyên nhân gây khó khăn về giao tiếp - Nguyên nhân trƣớc khi sinh + Dị dạng tai + Dị dạng miệng + Mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai + Bƣớu cổ do thiếu iod - Nguyên nhân trong khi sinh + Đẻ non + Tổn thƣơng não - Nguyên nhân sau khi sinh + Bệnh nhiễm trùng nhƣ: viêm não mủ, sởi, viêm não, quai bị + Tiêm streptomycin cho trẻ dƣới 5 tuổi + Tuổi già + Tiếp xúc kéo dài với tiếng động  Phát hiện người có khó khăn về nghe nói - Ở trẻ dƣới 6 tháng tuổi + Đặt trẻ nằm ngửa, bạn ngồi phía trên đầu trẻ để trẻ không nhìn thấy, bạn vỗ tay mạnh và quan sát xem trẻ có giật mình hay ngạc nhiên, nháy mắt, ƣỡn ngƣời, co chân tay lại không. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 79 Ch i n gu n u n ghi n
  11. + Nếu trẻ không có đáp ứng gì thì có khó khăn về nghe. - Ở trẻ dƣới 36 tháng tuổi + Làm một cái lục lạc bằng hộp sắt hoặc đoạn tre bịt kín hai đầu, trong đựng vài hòn sỏi, khi lắc phát ra tiếng kêu. Để mẹ của trẻ ngồi phía trƣớc, bạn ngồi phía sau cách hai bƣớc chân và lúc lắc xem trẻ có quay đầu lại không. Nếu không, chứng tỏ trẻ có khó khăn về nghe. + Lặp lại 3 lần để khẳng định lại kết quả. Trẻ trên 36 tháng tuổi và ngƣời lớn + Ngƣời đƣợc kiểm tra ngồi đối diện và cách 3m. Bạn nói một từ nào đó, yêu cầu ngƣời đó nhắc lại hoặc đƣa ngón tay làm hiệu. Nếu khong trả lời đúng có nghĩa ngƣời đó bị giảm khả năng nghe nói. + Lặp lại 3 lần để khẳng định.  Các kỹ thuật ngôn ngữ trị liệu cơ bản Nguyên tắc 3T - T1: theo ý thích của trẻ: để trẻ tập trung lâu hơn và nhớ lâu hơn Bằng cách: chờ đợi, quan sát và lắng nghe xem trẻ thích gì, quan tâm đến điều trị. Chờ đợi sẽ tự khởi xƣởng và chủ động giao tiếp. - T2: Thích ứng với trẻ: ngƣời lớn thay đổi cách giao tiếp của mình cho phù hợp với trẻ tàn tật. Bằng cách: + Mặt ngang mặt với trẻ để trẻ nhìn miệng ngƣời nói. Trẻ sẽ quan sát nét mặt, ánh mắt của ngƣời đối thoại và hiểu ngƣời khác nói gì. + Nói chậm, câu ngắn, từ đơn giản, kết hợp với dùng dấu, cử chỉ, điệu bộ và kỹ năng không lời khác để trẻ dễ hiểu hơn. + Giao tiếp có lần lƣợt, không tranh lƣợt chơi hoặc lƣợt nói của trẻ. - T3: Thêm từ mới và thông tin mới khi giao tiếp với trẻ. Bằng cách nói về mọi vật, sự việc đang diễn ra quanh trẻ + Tƣởng tƣợng và nói về các việc đã đang diễn ra quanh trẻ + Nhắc đi nhắc lại những từ đã học.  Các dạng khó khăn về giao tiếp: Bệnh lý ngôn ngữ gồm: - Thất ngôn - Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em - Kém phát triển ngôn ngữ ở trẻ điếc câm - Nói ngọng - Nói không tròn vành rõ tiếng Điều trị: + Nói chậm để trẻ bắt chƣớc đƣợc để sửa + Viết ra một loạt các từ có chứa âm sai để trẻ đọc. + Sửa âm sai khi sẽ đọc hoặc nói - Nói lắp + Bệnh lý về sự lƣu loát. + Nói lắp thƣờng do thói quen. Nếu ngay khi mới bị nói lắp, lƣu ý trẻ ngay, trẻ sẽ tự điều chỉnh đƣợc. Có một số trẻ thích nói lắp đẻ gây chú ý. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 80 Ch i n gu n u n ghi n
  12. + Đối với trẻ lớn: khi đã bị nói lắp thƣờng hay xấu hổ, lo lắng. + Điều trị nói lắp: bao gồm điều trị về tâm lý và huấn luyện một số kỹ năng nói. + Điều trị tâm lý: giảm bớt căng thẳng, lo lắng + Tập thở: thở châm, nhịp nhàng. Đặc biệt trƣớc khi nói, cần hít sâu và thở ra chậm vài lần. + Nói chậm, câu ngắn. - Nói khó Phần này dành cho trẻ nghe đƣợc, do bị khó khăn vận động thân mình, chân tay, mặt, miệng nên nói khó (trẻ bại não) Giúp trẻ tạo âm: để trẻ bắt chƣớc các âm của bạn, lúc đầu tạo các âm “a,o,e,i…”, có thể phải làm nhiều ngày các âm đó mới rõ ràng. Sau đó dạy trẻ tạo các âm “mama, bala, tata, chacha…”. Khi trẻ đã bắt chƣớc đƣợc một số âm, hãy dạy trẻ gọi tên những ngƣời thân, tên một số thức ăn, đồ vật quanh chúng. Khi trẻ nói đƣợc khá nhiều từ đơn, tập cho trẻ ghép vài ba từ lại. Nếu trẻ không phát âm đƣợc, có thể dùng tranh để giao tiếp với trẻ. 7.2.3.4. Dụng cụ trợ giúp phục hồi chức năng a. Dụng cụ trợ giúp di chuyển * Thanh song song Thanh song song là dụng cụ có 2 thanh đặt song song để trợ giúp ngƣời bệnh trong giai đoạn đầu. - Nguyên liệu: gỗ, tre, kim loại. - Chỉ định: ngƣời bệnh nằm lâu còn đang yếu hoặc ngƣời tàn tật giai đoạn đầu mới tập đi (ví dụ: liệt nửa ngƣời, liệt hai chi dƣới, bại não, bại liệt, ngƣời mới mang chân giả) - Cách sử dụng: Ngƣời tàn tật nắm 2 tay trên 2 thanh song song + Di chuyển 1 tay lên trƣớc + Di chuyển tay còn lại lên + Bƣớc 1 chân + Bƣớc chân còn lại Hoặc có thể đi 4 điểm hay 2 điểm giống nhƣ đi với nạng * Khung tập đi - Khung tập đi có thể làm bằng: gỗ, tre, kim loại, có hoặc không có bánh xe - Khung tập đi có nhiều loại, nhƣng luôn luôn có 4 chân. Có 2 hoặc 4 bánh xe. Bánh xe cho phép bệnh nhân đẩy nhẹ nhàng khung tập đi về phía trƣớc thay vì nâng khung tập đi. - Chiều cao khung tập đi: khi bệnh nhân nắm tay cầm khung tập đi, khuỷu gấp 0 15-25 , hoặc khi bệnh nhân đứng với tay thả lỏng hai bên, chiều cao tay nắm ngang với mỏm trâm trụ. * Cách sử dụng: Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 81 Ch i n gu n u n ghi n
  13. Hƣớng dẫn ngƣời bệnh đứng, hai tay nắm phần trên khung, hai chân đứng thẳng giữa khung, hơi nghiêng về trƣớc để giữ trọng lƣợng. Di chuyển khung lên phía trƣớc bằng cách đẩy hoặc nâng khung lên Di chuyển chân đau Tiếp tục di chuyển chân lành. Khung tập đi - Ƣu điểm: vững chắc - Khuyết điểm: + Cồng kềnh + Rất khó dùng khung tập đi để lên cầu thang + Giảm tốc độ khi đi lại + Khi sử dụng khung tập đi, bệnh nhân không có dáng đi bình thƣờng Chỉ định: + Dùng khi ngƣời bệnh không thể sử dụng nạng hay gậy + Khung tập đi thƣờng dùng cho ngƣời: quá già, mất điều hợp, đau ở nhiều khớp. * Nạng - Ngƣời bị gãy xƣơng chân, dùng cặp nạng để mang sức nặng thay cho chân gãy (trong giai đoạn chƣa có chỉ định chịu sức nặng hoàn toàn) - Ngƣời bị cụt một chân lúc bắt đầu tập đi với chi giả. - Ngƣời bị cụt hai chân trên gối khi sử dụng chân giả luôn cần hai nạng để đi. - Ngƣời già cụt một chân hay hai chân dùng hai nạng vì thiếu sức mạnh, thăng bằng và tự tin. - Ngƣời bệnh liệt hai chân do tổn thƣơng tủy sống hoàn toàn luôn dùng hai nạng để gia tăng thêm sự vững chắc. - Nạng làm từ kim loại, gỗ tre. Nạng nách - Cách đo nạng: + Tƣ thế đứng: Chiều d i nạng: từ điểm 1 đến điểm 2 Điểm 1: cách hỏm nách 5 cm Điểm 2: đầu ngón chân cái kéo ngang gặp đƣờng thẳng từ ngón út lên. Từ điểm gặp nhau kéo ngang 5cm, sau đó kéo lên 15cm. Chiều cao ta nắm: gập khuỷu 300 , cổ tay duỗi, các ngón tay nắm. Đo từ mặt lòng khớp đốt bàn ngón út đến điểm 2. + Tƣ thế nằm: chiều dài nạng: cách 5cm đến điểm cách phía ngoài xƣơng gót 15cm (điểm 3) Chiều cao tay nắm: gập khuỷu 300, cổ tay duỗi, các ngón tay nắm. Đo từ mặt lòng khớp đốt bàn ngón út đến điểm 3. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 82 Ch i n gu n u n ghi n
  14. Nạng khuỷu: (nạng cẳng tay) - Cách đo: bệnh nhân đứng Chiều cao tay nắm: nhƣ cách đo tay nắm của nạng nách Chiều cao từ tay nắm đến máng cẳng tay: đo từ mặt lòng khớp bàn ngón út đến dƣới mỏm khuỷu 2,5cm - Ƣu điểm: Đi nhanh, sử dụng nhiều cách đi - Khuyết điểm: + Không vững bằng khung tập đi + Có thể gây tổn thƣơng thần kinh, mạch máu ở vùng nách nếu sử dụng không đúng hoặc chiều cao không thích hợp + Muốn sử dụng nạng nách, bệnh nhân cần có thăng bằng đứng tốt + Đối với ngƣời già: cảm giác không an toàn khi đi nạng nách, hoặc không có sức cơ chi trên và thân trên đủ mạnh để sử dụng nạng nách. Cách đi nạng:  Đi 4 điểm Cách đi này chậm và chắc vì lúc nào ngƣời bệnh cũng có 3 điểm chống đỡ trên sàn nhà. - Chỉ định: + Bị yếu cơ + Kém điều hợp + Kém thăng bằng + Bệnh nhân già sợ bị ngã + Ngƣời bị cắt cụt hai chân trên gối có chân giả + Viêm đa khớp Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 83 Ch i n gu n u n ghi n
  15. - Cách đi Đi 3 điểm Đi 3 điểm chịu một phần s c nặng l n ch n đau. - Chỉ định + Gãy xƣơng chi dƣới khi đã có chỉ định đƣợc phép chống chịu một phần sức nặng lên chân bệnh. + Bệnh viêm khớp + Ngƣời bệnh đoạn chi mới bắt đầu mang chi giả + Ngƣời có một chân bị yếu. Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 84 Ch i n gu n u n ghi n
  16.  Đi 2 điểm Là cách đi tăng tiến của đi 4 điểm. Cách đi này nhanh hơn cách đi 4 điểm và đòi hỏi ngƣời bệnh có thăng bằng tốt hơn.  Đi lết Đây là cách đi chậm và khó. Trong khi đi, với hai nạng và chân chống, ngƣời bệnh phải tạo thế chống ba chân để giữ vững cơ thể. Thƣờng đƣợc dùng cho những ngƣời bị liệt hai chân có mang nẹp dài Cách đi: từ tƣ thế khởi đầu, ngƣời bệnh đƣa hai nạng ra trƣớc, tiếp theo chịu sức nặng trên hai tay để lết hai chân ra trƣớc nhƣng chƣa đến ngang mức của hai nạng (tƣ thế chống ba chân), tiếp theo đƣa hai nạng ra trƣớc và chu kỳ tiếp tục. - Đi đu tới- đu qua Đây là cách đi tăng tiến của cách đi lết. Cách đi này khó nhƣng nhanh hơn. Ngƣời bệnh cần phải có đủ sức mạnh và sự nhịp nhàng Chỉ định + Liệt hai chân có hai nẹp dài + Cắt một chân chƣa có chân giả Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 85 Ch i n gu n u n ghi n
  17. + Ngƣời bị gãy xƣơng chân trong giai đoạn di chuyển nhƣng chƣa đƣợc phép chịu sức nặng lên chân bệnh Cách đi  Gậy Chỉ định + Ngƣời già dùng gậy để tự tin hơn là giữ thăng bằng + Ngƣời liệt bán thân có thể dùng gậy nhƣng nếu ngƣời bệnh kém thăng bằng thì nên dùng gậy nhiều chân. - Cách đo gậy: giống nhƣ đo tay nắm ở nạng nách.. - Cách sử dụng gậy: cầm gậy đối bên với chân yếu, gậy và chân yếu bƣớc lên cùng lúc, sau đó chân lành bƣớc lên. - Cách đi b. Dụng cụ chỉnh hình Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 86 Ch i n gu n u n ghi n
  18. - Dụng cụ chỉnh hình (Orthesis): chỉ các loại nẹp, máng dùng cho ngƣời bệnh bị suy giảm khả năng vận động, có mục đích nâng đỡ, trợ giúp, điều chỉnh thích nghi hay ngăn ngừa, nhƣng không phải là dụng cụ thay thế. Dụng cụ chỉnh hình là những dụng cụ bên ngoài hệ cơ xƣơng đƣợc dùng cho những bệnh rối loạn hệ thần kinh- cơ- xƣơng. * ẹp chi dưới - Mục đích: + Nâng đỡ một phần hay toàn bộ sức nặng của cơ thể + Duy trì sự thẳng hàng các phân đoạn của chi dƣới + Sửa chữa hoặc ngăn ngừa các biến dạng + Trợ giúp kiểm soát các cử động ngoài ý muốn + Giữ im và bảo vệ các khớp bị tổn thƣơng do nguyên nhân bệnh hoặc chấn thƣơng. - Các thành phần của nẹp chi dƣới + Các loại móng + Khớp cổ chân + Khớp gối + Khớp hông và đai chậu + Khung tựa lƣng - Các loại nẹp chi dƣới Dụng cụ chỉnh hình chi dƣới đƣợc sản xuất bằng: kim loại+ da, nhựa+ kim loại, toàn bằng nhựa. Hiện nay nhựa PP (ppolypropylene) là nguyên liệu chính sản xuất dụng cụ chỉnh hình. Nẹp chi dƣới đƣợc gắn vào giày có độ xoay ngoài của giày # 150. Tùy theo vị trí tật bệnh, dạng bệnh mà ta có: + ẹp cổ n ch n AFO Ankle Foot Orthsis): chỉnh sửa các biến dạng ở bàn chân (khép, xoay, bẹt…) Các loại nẹp AFO Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 87 Ch i n gu n u n ghi n
  19. Nẹp dƣới gối: có tác dụng hỗ trợ chức năng đối với bàn chân rớt, bàn chân gót, chỉnh sửa biến dạng valgus, varus, ức chế gập lòng, gập lƣng, nhón (equino). Chiều cao của nẹp cách chỏm xƣơng mác 3cm, để tránh áp lực lên thần kinh hông khoeo ngoài. Có thể là nẹp đôi hoặc một thanh nẹp đơn, với khớp mắt cá nẹp: hạn chế, tự do, cố định, hỗ trợ gập lƣng, gập lòng. Ngoài ra dụng cụ này có thể hạn chế độ duỗi gối bằng cách tạo tƣ thế gấp cẳng chân (900 lên) hoặc chống gấp gối, sụn gối (trƣờng hợp liệt nhẹ cơ tứ đầu) bằng áp lực chịu lên lồi củ chày trƣớc tạo tƣ thế duỗi cẳng chân (900 trở xuống) ẹp chịu s c nặng l n g n ương ánh chè + ẹp đến gối khung chịu t i PTB Patellar Tendon Bearing) Gồm socket chịu lên gân xƣơng bánh chè truyền lực qua nẹp đến giày, để giảm tải trọng cơ thể lên hai xƣơng cẳng chân yếu hoặc gãy hoặc một bệnh lý về xƣơng. + ẹp đùi KAFO: Knee Ankle Foot Orthosis): thƣờng đƣợc thiết kế bằng thanh nẹp đôi đƣợc liên kết bằng các đai bằng nhôm hoặc nhựa ốp lấy phần sau của đùi và cẳng chân tạo sự ổn định của chân trong nẹp kèm với đai da trƣớc gối. Khớp gối nẹp có thể:  Để tự do  Gối nẹp có khóa, có nhiều kiểu khóa gối nhƣng phổ biến nhất là khóa tự rơi Các loại nẹp KAFO Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 88 Ch i n gu n u n ghi n
  20.  Trong trƣờng hợp khớp gối có biến dạng valgum, trên mặt phẳng ngang thanh nẹp ngoài đƣợc uốn rộng hơn để chỉnh sửa biến dạng này bằng da gối đuôi cá.  Trƣờng hợp khớp gối duỗi quá mức (recurtum) ta dùng da sau gối. + ẹp d i tới háng có khớp hông v thắt lưng HKAFO Hip Knee Ankle Foot Orthosis): khớp hông nẹp có thể khóa hoặc không khóa. Đai thắt lƣng đƣợc đặt dọc theo mào chậu để kiểm soát các cử động: gấp, duỗi, xoay trong, xoay ngoài, dang, áp của khớp hông. Nẹp HKAFO + ẹp chịu s c nặng l n ụ ng i nẹp tới háng có khớp hông thiết kế thêm phần socket chịu ụ ngồi, để tăng cƣờng chức năng nâng đỡ. Socket chịu ụ ngồi hình bốn cạnh để đùi không xoay khi chịu tải, cạnh ngoài ôm lên mấu chuyển lớn xƣơng đùi, socket chịu tải trọng của phần cơ thể bên trên truyền qua nẹp xuống giày, giảm chịu tải trên khớp hông, xƣơng đùi và các phần khác của chi dƣới. Có thể thiết kế socket chịu tải một phần (để kích thích sự phát triển xƣơng ở một ổ gãy xƣơng sắp lành, tăng cƣờng hoạt động của cơ), hoặc chịu tải hoàn toàn. ẹp chịu s c nặng l n ụ ng i Giáo trình môn học: Phục h i ch c n ng h u t n học 6) 89 Ch i n gu n u n ghi n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2