Bài giảng Phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền - BS. Nguyễn Duy Phượng
lượt xem 0
download
Bài giảng "Phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền" được biên soạn với mục tiêu giúp người học có thể trình bày nội dung của vọng, văn vấn, thiết; chẩn đoán bát cương theo triệu chứng lâm sàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp chẩn đoán theo y học cổ truyền - BS. Nguyễn Duy Phượng
- PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Đối tượng: Ysĩ Cao Đẳng YHCT Bs : Nguyễn Duy Phượng
- MỤC TIÊU 1. Trình bày nội dung của vọng, văn vấn, thiết. 2. Chẩn đoán bát cương theo triệu chứng lâm sàng.
- CHẨN ĐOÁN HỌC CHẨN ĐOÁN HỌC Chẩn đoán YHCT là dùng các phương pháp nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào vị trí tính chất, trạng thái và xu thế chung của bệnh tật để quy nạp thành các hội chứng các tạng, phủ, kinh lạc khí, huyết… Bốn phương pháp để khám bệnh: nhìn (vọng chẩn), nghe (văn chẩn), hỏi ( vấn chẩn) xem mạch sờ nắn (thiết chẩn) gọi tắt là tứ chẩn. Tám cương lĩnh để chẩn đoán vị trí, tính chất, trạng thái và xu thế chung của bệnh gọi tắt là bát cương. Các hội chứng về bệnh.
- 1. BỐN PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH
- 1.1. NHÌN (VỌNG CHẨN) 1.1. NHÌN (VỌNG CHẨN) Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi lưỡi… của người bệnh để biết được tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất chú trọng xem xét các bộ phận ở mặt, lưỡi vì có liên quan với các tạng phủ.
- 1.1.1. XEM THẦN 1.1.1. XEM THẦN Thần là sự hoạt động về tinh Một số BN tình trạng bệnh rất thần, ý thức và sự hoạt động của nặng mắc bệnh lâu ngày cơ các tạng phủ bên trong cơ thể thể quá suy nhược, đột nhiên biểu hiện ra bên ngoài. Khi xem tỉnh táo, muốn ăn uống, má đỏ thần cần xác định: là biểu hiện chính khí muốn Còn thần: mắt sáng, tỉnh táo là thoát, bệnh tình nguy hiểm, bệnh nhẹ, chính khí chưa tổn YHCT gọi là hiện tượng “giả thương nhiều, công năng tạng thần” hay “hồi quang phản phủ chưa suy, tiên lượng chữa chiếu” bệnh tốt. Ngoài ra còn phải xem trạng Không có thần: tinh thần mệt thái tinh thần như: u uất, ít mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không nói, cười nói huyên thuyên, có sức…là bệnh nặng, chính khí chán ăn, hoang tưởng, mê đã suy, chữa bệnh khó khăn và sảng, hôn mê… để xem bệnh lâu dài. ở tạng, tâm, can, tỳ…
- 1.1.2. XEM SẮC 1.1.2. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau: Sắc đỏ do nhiệt: Cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt: + Thực nhiệt thì toàn mặt đỏ đều như: sốt nhiễm khuẩn, say nắng… + Hư nhiệt gặp ở người sắc bệnh lâu ngày, buổi chiều hai gò má đỏ do âm hự nội nhiệt như người bị lao phổi (do phế âm hư, phế lao)
- 1.1.2. XEM SẮC 1.1.2. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau: Sắc vàng do hư, thấp: Tỳ mất kiện vận, thủy thấp không vận hóa, khí huyết giảm sút, do không được nuôi dưỡng nên có màu vàng. Chứng vàng da (hoàng đảm) mà sắc vàng tươi sáng là do thấp nhiệt (hoàng đảm nhiễm khuẩn) sắc vàng ám tối là do hàn thấp (hoàng đảm do ứ mật, tan huyết). Mặt hơi vàng là do tỳ hư.
- 1.1.2. XEM SẮC 1.1.2. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau: Sắc trắng do hư, hàn mất máu: Sắc trắng hơi phù: thận dương hư. Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng là dương khí sắp thoát (choáng). Đau bụng do hàn nhiều, sắc mặt cũng trắng.
- 1.1.2. XEM SẮC 1.1.2. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau: Sắc đen do hàn, đau, thủy, thận hư: Dương khí gây chứng hàn, hàn ở không thông sinh chứng đau, thủy thấp không vận hóa được, thận hư tinh khí suy kiệt cũng gây sắc mặt đen.
- 1.1.2. XEM SẮC 1.1.2. XEM SẮC Thường xem sắc ở mặt người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau: Sắc xanh do hàn, đau, ứ huyết, kinh phong: Sắc xanh do khí huyết lưu thông, kinh mạch bị trì trệ mà thành hàn gây khí huyết không thông, không thông gây đau và ứ huyết. Phong hàn gây đau đầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng xanh tía là huyết ứ (suy tim). Trẻ em sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong (co giật)
- 1.1.3. XEM HÌNH THÁI (Hình dáng, tư thế, cử động) 1.1.3. XEM HÌNH THÁI (Hình dáng, tư thế, cử động) Xem hình dáng để biết tình trạng khỏe hay yếu của 5 tạng: Da lông khô thì phế hư ; cơ nhục gầy nhẽo thì tỳ hư ; xương yếu nhỏ, răng lung lay, chậm mọc do thận hư ; chân tay run, co quắp do can hư. Người béo, ăn ít, thở gấp do tỳ hư đàm thấp ; người gầy mau đói là vị hỏa. Xem tư thế cử động của bệnh nhân để biết bệnh thuộc âm hay thuộc dương. Thích động, nằm quay ra ngoài…thuộc dương chứng ; thích tĩnh, nằm quay vào trong…thuộc âm chứng.
- 1.1.4. XEM MŨI 1.1.4. XEM MŨI Đầu mũi xanh: đau bụng, mũi hơi đen là trong ngực có đàm ẩm, sắc trắng là khí hư hoặc mất máu ; vàng do thấp ; sắc đỏ là do phế nhiệt. Cánh mũi phập phồng là do khó thở vì phế nhiệt (viêm phổi) hen suyễn. Chảy nước mũi trong do ngoại cảm phong hàn, nước mũi đục do ngoại cảm phong nhiệt…
- 1.1.5. XEM MẮT 1.1.5. XEM MẮT Lòng trắng đỏ bệnh ở tâm ; trắng bệnh ở phế ; xanh bệnh ở can ; vàng bệnh ở tỳ ; đen bệnh ở thận. Mắt đỏ xanh đau do can hỏa phong nhiệt ; mí mắt nhạt màu do thiếu máu ; mắt quầng đen do tỳ hư ; đỏ khóe mắt do tâm hỏa.
- 1.1.6. XEM MÔI 1.1.6. XEM MÔI Môi đỏ hồng khô là nhiệt Môi trắng nhợt là huyết hư Môi xanh tím là ứ huyết Môi hồng tươi do âm hư hỏa vọng Môi xanh đen do hàn ; môi lở loét do vị nhiệt
- 1.1.7. XEM DA 1.1.7. XEM DA Phù thủng ấn vào vết lõm con do thủy thấp, ấn nổi ngay là do khí trệ. Vàng da: có sốt, màu tươi sáng là do dương hoàng, không có sốt màu vàng tối là do âm hoàng. Ban chẩn: ban là những đám nhỏ nổi lên mặt da, chẩn là những sụn cao hơn da. Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư, tím là nhiệt thịnh, nhạt xám là chính khí đã hư.
- 1.1.8. XEM LƯỠI 1.1.8. XEM LƯỠI Xem lưỡi để biết tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch con người, sự biến hóa nông sâu, nặng nhẹ của bệnh tật. Xem lưỡi ở hai bộ phận: chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là tổ chức cơ, mặt của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ lên bề mặt của lưỡi. Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, màu hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải. Khi có bệnh, chất lưỡi thay đổi về màu sắc hình dáng và cử động phản ánh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết, rêu lưỡi thay đổi về màu sắc, tính chất phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí.
- Cuống lưỡi Hai bên Giữa lưỡi Đầu lưỡi
- 1.1.8. XEM LƯỠI 1.1.8. XEM LƯỠI Xem chất lưỡi: Về hình dáng của lưỡi: Về màu sắc: + Phù nề: thuộc thực chứng, nhiệt + Nhạt màu (hơi trắng): do hàn chứng: hơi nề, 2 bên có dấu răng in chứng ; hư chứng ; dương khí suy thuộc hư ; hư hàn hay do đàm kết lại nhược khí huyết không đầy đủ. tràn lên. + Đỏ: thuộc nhiệt do lý thực nhiệt + Sưng to: màu trắng nhạt: do thận tỳ hoặc do hư nhiệt (âm hư hỏa dương hư ; chất lưỡi hồng đỏ sưng to: vượng) do thấp nhiệt bên trong hay nhiệt độc mạnh. + Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần đinh và huyết ; ở bệnh + Mỏng nhỏ: chất lưỡi đạm nhỏ: do nhân mạn tính là do âm hư hỏa tâm tỳ ; khí huyết hư. vượng, tân dịch bị giảm nhiều. + Chất lưỡi hồng giáng nhỏ: do âm + Xanh tím: bệnh do hàn nhiệt hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn, biểu khác nhau: do nhiệt chất lưỡi xanh thị của bệnh nặng. tím nhiều, lưỡi khô ít tân dịch ; do + Đầu lưỡi phì đại thuộc tâm hỏa hàn, ứ huyết lưỡi xanh, tím ướt mạnh ; 2 bên phì đại: can đởm hỏa nhuận, nếu ứ huyết còn có các khối thịnh ; giữa lưỡi phì đại là trường vị ban, điểm ứ huyết. nhiệt thịnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (Kỳ 1)
5 p | 331 | 92
-
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (Kỳ 3)
6 p | 183 | 50
-
Bài giảng Y học cổ truyền - ĐH. Y khoa Thái Nguyên
130 p | 188 | 38
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 2)
34 p | 183 | 37
-
Bài giảng Các phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm vi sinh vật - PGS.TS. Cao Minh Nga
54 p | 171 | 34
-
Bài giảng chuyên đề Tâm thần học: Đại cương phương pháp chẩn đoán điện não đồ - PGS.TS Phan Việt Nga
11 p | 167 | 29
-
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong các bệnh lý của hệ tiết niệu - BS. Nguyễn Văn Thành
72 p | 147 | 26
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 4)
11 p | 158 | 22
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 5)
14 p | 146 | 22
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 8)
27 p | 125 | 21
-
Bài giảng Balantidium coli - BS. Nguyễn Thị Thảo Linh
22 p | 108 | 19
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 7)
27 p | 147 | 19
-
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não (Phần 6)
20 p | 140 | 17
-
Bài giảng Các phương pháp chẩn đoán thai dị tật bẩm sinh - TS. BS. Lê Thị Thu Hà
9 p | 80 | 10
-
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh một số bệnh lý mắt - Dr. Cảnh
148 p | 83 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề: Chẩn đoán và điêu trị sỏi mật - BS. Trần Công Ngãi
31 p | 119 | 6
-
Hiệu quả ngắn hạn của bài giảng “phương pháp vận dụng thông tin trong chẩn đoán lâm sàng” ở sinh viên Y5 – Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
9 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn