intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp lấy mẫu nước và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

232
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp lấy mẫu nước và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trình bày phương pháp lấy mẫu áp dụng, mẫu tổ hợp, mẫu đơn, lấy mẫu đơn từ nước mặt,.. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp lấy mẫu nước và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản

  1. Phương pháp lấy mẫu nước và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản ThS. Phạm Công Tuấn KS. Bùi Thị Thanh Quyên
  2. Phương pháp lấy mẫu áp dụng • Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thuật mẫu - TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2 : 1991) – Kĩ thuật lấy mẫu để kiểm tra chất lượng, mô tả đặc điểm chất lượng và phát hiện nguồn ô nhiễm nước. – Không bao gồm những cách lấy mẫu đặc biệt và các tình huống lấy mẫu đặc biệt.
  3. Ngoài ra có thể tham khảo thêm: – TCVN 6663-1: 2002 (ISO 5667-1: 1980). Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn vạch các chương trình lấy mẫu. – TCVN 5997-1995 (ISO 5667-8: 1993): Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa – TCVN 5994 - 1995 – (ISO 5667-4: 1987) Chất lượng nước lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo – TCVN 5996-1995 (ISO 5667-6: 1990)- Chất lượng nước lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối – TCVN 5999:1995 Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. 01/12/2010
  4. Định nghĩa • Lấy mẫu: là qua trình lấy một phần được coi là đại diện của một vùng nước, nhằm kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định của nước. 01/12/2010
  5. Mẫu tổ hợp • Hai hoặc nhiều mẫu hoặc các phần mẫu trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ thích hợp đã biết trước (gián đoạn hoặc liên tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính cần biết. Tỉ lệ này thường dựa trên cơ sở thời gian hoặc dòng chảy. 01/12/2010
  6. Mẫu đơn • Mẫu đơn: là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước (có chú ý đến thời gian và/hoặc địa điểm). • Thiết bị lấy mẫu đơn: – Thiết bị đơn giản nhất để lấy mẫu trên mặt nước là xô hoặc bình rộng miệng, nhúng xuống nước và kéo lên sau khi nạp đầy 01/12/2010
  7. Lấy mẫu đơn từ nước mặt • Dùng xô hoặc bình rộng miệng • Tráng qua xô, bình bằng nước ở hồ • Múc nước và đổ vào bình chứa mẫu, cho đến khi đầy. • Không làm tràn nước ra khỏi bình. • Đậy nắp bình và bảo quản. 01/12/2010
  8. Lấy mẫu đơn từ vòi nước • Mở vòi, để vòi nước chảy khoảng 20s hoặc đến khi dòng nước ổn định. • Lấy nước vào bình chữa mẫu đến khi đầy. Không được để nước tràn ra ngoài. • Đậy nắp bình chứa mẫu 01/12/2010
  9. Thiết bị lấy mẫu ở sâu 01/12/2010
  10. Thiết bị lấy mẫu tự động 01/12/2010
  11. Báo cáo lấy mẫu ít nhất phải có những thông tin sau: • a) Địa điểm (tên) lấy mẫu, có toạ độ và mọi thông tin về địa điểm; • b) Chi tiết về điểm lấy mẫu; • c) Ngày tháng lấy mẫu; • d) Phương pháp lấy mẫu; • e) Thời gian lấy mẫu; 01/12/2010
  12. Báo cáo lấy mẫu • f) Người lấy mẫu; • g) Điều kiện thời tiết; • h) Cách xử lý trước; • i) Chất bảo vệ hoặc chất ổn định đã đưa thêm vào mẫu; • j) Dữ liệu thu thập tại hiện trường. 01/12/2010
  13. Bảo quản mẫu • Tiêu chuẩn áp dụng • TCVN 5993 – 1995 - Chất lượng nước - Lấy mẫu- Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu 01/12/2010
  14. Một số nội dung chính • Nạp mẫu đầy bình và đậy nút sao cho không có không khí ở trên mẫu – Các mẫu dùng để xác định vi sinh vật thì không được nạp đầy mà cần để một khoảng không khí sau khi nút. – Bình chứa những mẫu phải bị đông lạnh thì khi bảo quản không được nạp đầy 01/12/2010
  15. Bình chứa mẫu • Điểm cơ bản là các bình chứa mẫu và nút không được: – là nguyên nhân nhiễm bẩn (thí dụ thuỷ tinh bosilicat hoặc vôi xút có thể làm tăng hàm lượng silic oxit hoặc natri); – hấp thụ hoặc hấp phụ các chất cần xác định (thí dụ hidro cacbon có thể bị hấp thụ trong bình polyetylen, các vết kim loại có thể bị hấp phụ trên thành bình thuỷ tinh, điều này có thể tránh bằng cách axit hoá mẫu); – phản ứng với các chất nào đó trong mẫu (thí dụ florua phản ứng với thuỷ tinh). • Có 2 loại phổ biến: – Bình thủy tinh – Bình bằng PE – đều cần có nút bọc bằng nhựa trơ hoặc nút thuỷ tinh nhám 01/12/2010
  16. Mẫu trắng • Luôn luôn phải làm mẫu trắng: dùng nước cất, bảo quản, phân tích như mẫu để kiểm tra sự lựa chọn và làm sạch các bình chứa mẫu. 01/12/2010
  17. Làm lạnh mẫu • Mẫu cần được giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy. Bình chứa cần nạp gần đầy nhưng không hoàn toàn đầy. • Làm lạnh đơn giản (nước đá hoặc tủ lạnh, ở 2oC đến 5oC và để mẫu ở nơi tối trong đa số trường hợp là đủ để bảo quản mẫu trong khi vận chuyển đến phòng thí nghiệm và trong thời gian ngắn trước khi phân tích. 01/12/2010
  18. Chất bảo quản • Một số yếu tố vật lý, hoá học có thể ổn định bằng cách thêm hoá chất trực tiếp và mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu. • Nhiều hoá chất, ở nhiều nồng độ khác nhau đã được khuyến nghị dùng. Thông thường nhất là: – các axit – các dung dịch bazơ – các chất diệt sinh vật – các thuốc thử đặc biệt cần để bảo quản một số thành phần nhất định 01/12/2010
  19. 01/12/2010
  20. Thực hành lấy mẫu • Chia làm 5 nhóm • 3 nhóm 1, 2, 3 lấy mẫu nước mặt ở hồ nhỏ trong trường • Nhóm 4 lấy mẫu nước sinh hoạt (từ nước máy) • Nhóm 5 lấy mẫu nước uống (Từ vòi máy lọc nước) 01/12/2010
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2