Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Phát triển bền vững kinh tế trang trại chăn nuôi
lượt xem 7
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Phát triển bền vững kinh tế trang trại chăn nuôi
- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUƠI
- Mô hình KTTT Mô hình kinh tế trang trại phân bố theo vùng ngập: Các mô hình cơ cấu kinh tế hợp lý VAC (Vườn – Ao – Chuồng). Mô hình Lâm – Ngư. Mô hình Nông – Lâm – Ngư. Mô hình 2lúa – 1màu. Mô hình nuôi tôm, cá hay trồng lúa, trồng cây ăn trái.
- Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường của các loại hình trang trại ĐBSCL, 2002 có khoảng 18.973 trang trại (chiếm 36,1% trong tổng số trang trại cả nước) chủ yếu là cây hàng năm (50,8%) và các loại hình trang trại thủy sản (chiếm 44%) với sức sản xuất hàng năm khoảng 2 triệu tấn thủy sản và 1,5 triệu tấn cây ăn trái. Thu nhập bình quân của các trang trại nói chung khoảng 500 – 700USD/người/năm. Đối với những chủ trang trại nuôi trồng thủy sản có thể thu lãi trên 41 triệu đồng/ha nuôi trồng. Các mô hình trang trại được hình thành dẫn đến các cơ sở nhà máy chế biến cũng mọc lên đã phần nào giải quyết bớt nguồn lao động dồi dào hiện có trong vùng nông thôn.
- NTTS Tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản trên 1,4 triệu ha: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 500.000 ha, Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ khoảng 900.000 ha, 160.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều ven biển.
- Phân loại trang trại NTTS Theo kết quả điều tra về tình hình nuôi trồng thủy sản tại vùng nghiên cứu chủ yếu tồn tại và phân vùng rõ rệt với 3 loại hình: Nuôi trồng thủy sản trên vùng nước mặn – lợ Nuôi trồng thủy sản trên vùng nước ngọt. Các loại hình tự phát khác
- Nuôi thủy sản nước mặn, lợ Vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển thuộc ĐBSCL trong đó vùng ngập lũ chủ yếu là Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Nuôi quảng canh: bắt đầu từ thập niên 80. Lúc đầu, loại hình này chỉ dựa trên nguồn giống, thức ăn tự nhiên, công việc chăm sóc quản lý cũng đơn giản hơn. Loại hình này ngày càng phát triển và cải tiến dần về kỹ thuật nuôi như có đầu tư về giống và kỹ thuật nuôi cũng được chú trọng hơn về nguồn thức ăn, xử lý ao nuôi và phòng bệnh nên năng suất cũng dần dần được cải tiến hơn. Nuôi bán thâm canh và thâm canh: Phương thức nuôi này thường được nuôi những khu vực chịu ảnh hưởng của cao triều và trung triều. Kỹ thuật này nuôi phức tạp hơn so với nuôi quảng canh. Ao nuôi cũng được thiết kế hệ thống thoát nước riêng biệt, mật độ nuôi dày hơn. Kỹ thuật này nuôi trồng khá phức tạp, quản lý môi trường nuôi chặt chẽ, chăm sóc hàng ngày và vốn đầu tư lớn. Mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng trọt (lúa – tôm): Đây là mô hình phát triển khá nhanh đối với những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều biển. Vào mùa khô, đất khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ vấn đề xâm nhập mặn.
- Nuôi thủy sản nước ngọt Nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung ở vùng ngập lũ Tứ Giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười. Các mô hình nuôi hiện nay là: Mô hình nuôi cá bè: Việc xây dựng các bè nuôi cá tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Tùy theo mục đích, đối tượng nuôi và khả năng tài chính mà các hộ nông dân hay các chủ trang trại hiện có mà xây dựng kích thước bè có diện tích lớn nhỏ khác nhau với quy mô khác nhau. Nuôi cá ao hầm: Nuôi cá ao hầm chủ yếu là cá tra với khoảng hơn 7200 ao tập trung chủ yếu ở Phú Tân, Chợ Mới, Tân Châu.Việc nuôi cá trong ao hầm trong vùng ngập lũ có một tiềm năng rất lớn nhưng giá cả cạnh tranh không bằng đối với loại cá nuôi bè do màu sắc, thịt không trắng và mùi hôi trong thịt cá do ảnh hưởng một phần về chế độ dinh dưỡng, một phần do việc phát triển quá mức của loại tảo Oscillatoria và Anabaena trong ao hầm. Mô hình nuôi kết hợp: Mô hình nuôi này dễ quản lý đối với thủy sản nuôi và kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa, xử lý bệnh thuận lợi hơn đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch: ví dụ mô hình nuôi cá lóc trong giai lưới kết hợp với cá rô đồng trong ao, mô hình nuôi cá rô phi đăng quầng trong ao nuôi tôm sú…
- Các mô hình khác Trong vùng nghiên cứu, người dân trong mùa lũ còn tranh thủ phát triển các loại hình cũng mang hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi ếch Thái Lan trong mùng lưới; Mô hình nuôi lươn đồng trong bể lót cao su; Mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới; Mô hình nuôi sò huyết, nghêu; Mô hình nuôi các kèo; Mô hình nuôi cá, ếch cải tiến;
- các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt Tập trung ở một số tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng Các mô hình như: canh tác lúa - tôm với canh tác lúa, nuôi tôm nước ngọt, tôm càng xanh; canh tác lúa - cá với các loại cá đồng truyền thống cá lóc, cá rô, cá sặc, cá trê, cá thác lác, cá rô phi, cá mè Vinh; nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa, cá trê, cá lóc bông bằng bè trên sông và trong các ao nuôi ven sông rạch bãi bồi; nuôi tôm, cá đăng quầng vào mùa lũ với các loại cá linh, cá rô, các loại tôm nước ngọt, nuôi lươn mùa lũ
- mô hình nuôi thủy sản nước lợ - mặn Tập trung ở một số tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang Các mô hình nuôi trồng khác nhau như: nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm tự nhiên, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm luân canh lúa - tôm, luân canh lúa - cá.
- Hiện trạng qui hoạch phát triển các trang trại NTTS Các loại hình kinh tế trang trại diễn ra và phát triển đa số mang tính chất tự phát, chưa theo quy hoạch phát triển theo định hướng; chưa mang tính khoa học và ứng dụng công nghệ trong sản xuất để đảm bảo số lượng, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi do các hoạt động sản xuất gây ra. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến qui mô và chất lượng các hệ sinh thái trong khu vực. Việc mở rộng nhiều loại hình trang trại NTTS không theo quy hoạch tại các tỉnh ĐBSCL như loại hình nuôi tôm, cá… Việc đào ao nuôi thủy sản làm suy giảm môi trường sinh thái ngập mặn ven biển, suy giảm chất lượng nước sông, kênh rạch trong khu vực, lan truyền và phát tán mầm bệnh, dịch bệnh.
- Vấn đề chất lượng sản phẩm thủy sản Thức ăn dùng để nuôi các loài thủy sản là lượng thức ăn giàu đạm, khi chúng không được sử dụng hết và sẽ thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài như các hệ thống sông chính làm cho chất lượng nước sông ngày càng bị ô nhiễm. Ngoài ra, do nhu cầu lợi nhuận về kinh tế, các chủ nuôi trồng thủy sản thường sử dụng thuốc kháng sinh, các chất hóa học để giảm thiểu thiệt hại cho các loài thủy sản, tăng năng suất. Và đó là lý do để dẫn đến lượng tồn dư những chất hóa học, vi sinh vật và ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực. Dịch bệnh cá nuôi, ô nhiễm môi trường do chất thải hữu cơ, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi, chất thải nuôi thủy sản đã và đang tiếp tục tác động mạnh mẽ gây tác hại đến phát triển kinh tế và môi trường trong khu vực.
- Chất thải từ các trang trại ao hầm Chất thải trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi và các loại khoáng chất khác, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn… Lượng bùn thải và chất thải NTTS ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m3/năm. Theo một số kết quả khảo sát và nghiên cứu trước đây cho thấy rằng nguồn bùn thải trong khu vực nuôi thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm) có thể dày từ 10 – 30 cm hàng năm (khoảng 20m3/ha/năm) trong các loại hình nuôi công nghiệp, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh…
- Chất thải từ các trang trại nuôi bè Chất lượng nước tại những vùng tập trung nuôi cá bè như thị xã Châu Đốc, Tân Châu, Tiền Giang, Hậu Giang… ngày càng xấu một phần do việc nuôi cá trên sông không đảm bảo được vấn đề nguồn thức ăn dư thừa nên cá nuôi dễ phát sinh những bệnh. Đối với những vùng hình thành nuôi cá bè từ các trang trại hay các hộ nông dân vẫn chưa đảm bảo được quá trình kiểm tra một cách nghiêm túc và vẫn còn phổ biến trong việc sử dụng kháng sinh vì mục đích chạy theo lợi nhuận.
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường TT Chæ tieâu phaân tích nư ớ c Keát quaû TCVN 6774 2000 1 Nhieät ñoä (oC) 27.5 – 29.5oC 28 ±10 C 2 pH 7.0 - 7.6 6.5 - 8.5 3 Ñoä maën (‰) 26 - 27 10 - 25‰ 4 DO (mg/l) 4.9 - 5.0 5 5 Fe++(mg/l) 0.15 - 0.18 0.1 6 COD (mg/l) 22 -25 20 7 N-NH3 (mg/l) 0.2
- Kết quả phân tích nước sông gần khu vực nuôi cá bè ĐBSCL Vò trí BOD5 SS N – NH3 Fe Coliforms mg/l mg/l mg/l MNP/100ml mg/l Soâng Tieàn - 5 400 - - 143.10 AG 6.5 54.1 0.46 - 3 Soâng Tieàn - 5.5 7 0.21 - 81.103 VL 10 91.5 0.36 0.46 55.10 3 Soâng Haäu -VL 16 4 1 - 6 Vaøm Coû 18 0.09 0.44 - 13 Ñoâng - LA 20 6 7 24.103
- Chất lượng môi trường đất Các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái đến môi trường đất. Khi đất bị đào đắp ao nuôi trồng thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm tàng bị tác động bởi quá trình oxy hóa diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt, làm giảm độ pH trong môi trường nước, ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho thủy sản nuôi trồng vùng lân cận.
- Nguồn bùn thải Chất thải ao nuôi công nghiệp (20m3/ha/năm) có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ Thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy thành khác các thành phần độc hại như H2S, NH3... Các chất tồn dư sử dụng: hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, Bùn phù sa lắng đọng dưới đáy các ao nuôi trồng thủy sản với chiều dày từ 0,1 - 0,3m chứa các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-,.
- Kết quả quan trắc đất ĐBSCL Viện thổ nhưỡng nông hóa Thaïnh Thaïnh Moäc Myõ Chi hoùa LA hoùa LA hoùa quí toân LA ÑTM AG pH 4.1 3.8 3.7 3.5 3.6 SO4 2- 0.07 0.26 0.18 0.11 0.28 (%) Al 3+ 0.9 1.8 1.6 2.7 1.3 (g/kg) P 2 O5 90 76 98 46 57 (mg/k g)
- Tóm lại Khu vực nghiên cứu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong vùng. Đặc biệt vấn đề môi trường nuôi trồng thủy sản đã trở thành vấn đề nhạy cảm trong việc phát triển bền vững cho vùng. Việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt đang diễn ra nhiều diễn biến chất lượng môi trường bất lợi cho các hình thức trong nuôi trồng thủy sản của các chủ trang trại nói chung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Hiện trạng chăn nuôi và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
40 p | 90 | 15
-
Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và giải pháp
23 p | 81 | 11
-
Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Tổng quan làng nghề Việt Nam
24 p | 92 | 6
-
Bài giảng Quản lí nông nghiệp nông thôn - Bài: Ảnh hưởng của hoạt dộng làng nghề
18 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn