Bài giảng Quản lý, chăm sóc và điều trị trẻ phơi nhiễm HIV
lượt xem 6
download
Bài giảng Quản lý, chăm sóc và điều trị trẻ phơi nhiễm HIV với mục tiêu nhằm giúp các bạn đọc nêu được tầm quan trọng của quản lý và theo dõi trẻ phơi nhiễm HIV tại cơ sở chăm sóc và điều trị; Giải thích quy trình chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ; Giải thích cách tư vấn nuôi dưỡng và tiêm chủng trẻ phơi nhiễm HIV tại cơ sở chăm sóc và điều trị. Mời các bạn cung tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý, chăm sóc và điều trị trẻ phơi nhiễm HIV
- QUẢN LÝ, CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TRẺ PHƠI NHIỄM HIV BS CK2 Dư Tuấn Quy Khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi Đồng 1
- Mục tiêu của bài giảng Sau bài học này, học viên có thể: 1. Nêu được tầm quan trọng của quản lý và theo dõi trẻ phơi nhiễm HIV tại cơ sở chăm sóc và điều trị 2. Giải thích quy trình chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ 3. Giải thích cách tư vấn nuôi dưỡng và tiêm chủng trẻ phơi nhiễm HIV tại cơ sở chăm sóc và điều trị
- I. Tầm quan trọng của quản lý, chăm sóc và theo dõi trẻ phơi nhiễm HIV • Tăng tỷ lệ trẻ được xác định sớm tình trạng nhiễm HIV trước 2 tháng tuổi • Giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con qua bú sữa mẹ. • Tăng cường tiếp cận điều trị ARV sớm, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi. Trẻ nhiễm HIV không được điều trị ARV tỷ lệ tử vong cao trong 6 tháng đầu và cao nhất vào thời điểm 2 đến 3 tháng tuổi Chẩn đoán sớm nhiễm HIV và điều trị sớm ARV giảm tỷ lệ tử vong đến 76% và tiến triển HIV đến 75%, cải thiện sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ nhiễm HIV. Điều trị HIV khó khăn hơn nếu trẻ đã ở tình trạng nặng
- Tử vong ở trẻ nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV nếu không được quản lý, điều trị 60 50 53 40 35 30 20 10 0 mon 0 00tháng 12 mon 12 tháng 24mon 24 tháng Nguồn: Newell ML et al. A pooled analysis. Lancet 2004; 364:1236-43.
- 3. Tư vấn nuôi dưỡng: lựa chọn sữa công thức 1.Mẹ có nguyện vọng nuôi con bằng sữa thay thế 2.Việc cho con ăn sữa thay thế là khả thi (có thể mua được sữa, có nước sạch, …) 3.Mẹ đủ tiền để mua sữa công thức cho con 4.Việc mua sữa có thể duy trì lâu dài 5.Việc cho con ăn sữa thay thế là an toàn: Có khả năng chuẩn bị sữa và cho con ăn an toàn
- 4. Dự phòng Cotrimoxazole (CTX) - Tư vấn về tầm quan trọng của dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng CTX cho trẻ phơi nhiễm - Thời điểm điều trị dự phòng: từ 4-6 tuần tuổi hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt - Liều lượng: 5mg/kg/ngày (tính theo liều Primethoprim) - Ngừng uống sau khi khẳng định không nhiễm HIV.
- Tiêm chủng cho trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV • Trẻ nhiễm HIV cần được tiêm chủng như mọi trẻ em khác. • Hoãn tiêm vắc xin sống trong trường hợp trẻ nhiễm HIV ở tình trạng bệnh nặng cho đến khi trẻ được điều trị ARV ổn định và tình trạng lâm sàng được cải thiện. • Vắc xin covid-19: theo HD của BYT, không ngừng ARV trước và sau tiêm. Vắc xin BCG: • Trẻ phơi nhiễm HIV: Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ khi chưa có bằng chứng khẳng định nhiễm HIV Theo dõi sát trẻ phơi nhiễm HIV sau tiêm phòng vắc xin BCG Tạm trì hoãn tiêm BCG cho trẻ sơ sinh được khẳng định nhiễm HIV cho đến khi trẻ ĐT ARV ổn định • Trẻ đã khẳng định nhiễm HIV: Không tiêm BCG
- Điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV
- Mục tiêu bài giảng Sau bài học này, học viên có thể: • Trình bày được mục đích và nguyên tắc điều trị thuốc kháng retrovirus (ARV) cho trẻ • Trình bày được các nhóm thuốc ARV hiện có tại Việt Nam • Trình bày được chỉ định điều trị và phác đồ điều trị ARV • Nắm được các nội dung theo dõi điều trị ARV
- Mục đích điều trị ARV • Kiểm soát sự nhân lên của HIV làm giảm nồng độ HIV trong máu, tăng số lượng tế bào CD4 do đó giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm tỷ lệ tử vong. • Làm giảm gánh nặng chi phí nằm viện. • Khôi phục phần nào sự chậm phát triển, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng. • Giúp trẻ hòa nhập xã hội, có thể vui chơi, học hành tốt như các trẻ không nhiễm HIV.
- Chỉ định điều trị ARV
- Tầm quan trọng của điều trị ARV sớm Tử vong ở nhóm trẻ nhi được điều trị muộn và điều trị sớm •HIV tiến triển ở trẻ nhỏ nhanh hơn so với ở người lớn. •Nếu không được điều trị ARV, khoảng 35% trẻ nhiễm HIV sẽ chết trước 1 tuổi và khoảng 53% trẻ nhiễm HIV sẽ chết trước 2 tuổi. •Số ca tử vong có thể do HIV/AIDS cao nhất khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi. •Điều trị ARV từ 6- 12 tuần giảm tử vong, trẻ phát triển tâm thần và thể chất như trẻ bình thường
- Bằng chứng cần Bắt đầu điều trị sớm HIV • Không có bất cứ can thiệp nào: • Một phần ba chết trước 1 năm tuổi • Đến 52% chết trước 2 năm tuổi • Khởi động điều trị kháng HIV sớm cho trẻ nhỏ giảm đáng kể nguy cơ tử vong và tiến triển bệnh • Phạm vi trẻ được điều trị ARV thấp • Khó khăn trong việc giữ bệnh nhân chưa đủ tiêu chuẩn điều trị arv đến phòng khám định kỳ
- Nguyên tắc điều trị ARV • Phối hợp thuốc: Dùng phối hợp ít nhất 3 thuốc theo phác đồ hướng dẫn. • Điều trị sớm: Thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV khi trẻ 4 - 6 tuần tuổi hoặc ngay sau đó. Tăng cường phát hiện nhiễm HIV đối với trẻ có TCLS nghi nhiễm HIV qua triển khai tích cực tư vấn và xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế. Chỉ định điều trị sớm cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. • Điều trị liên tục, suốt đời • Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: Trẻ cần uống đúng thuốc, đúng giờ, đều đặn và đủ số lượng theo chỉ định hàng ngày Tuân thủ điều trị ARV phải đạt được trên 95%. Hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV để có thể đạt được kết quả tối ưu trong điều trị.
- Các thuốc ARV và cơ chế hoạt động 1. Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược • Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nucleoside (NRTIs) Zidovudine (AZT), stavudine (d4T), lamivudine (3TC), abacavir (ABC), emtricitabine (FTC). • Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nucleotide (NtRTI) Tenofovir (TDF) • Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược non- nucleoside (NNRTI) Efavirenz (EFV), nevirapine (NVP) 2. Thuốc ức chế protease (PI) • Loperavir (LPV), ritronavir (RTV) • Atazanavir (ATV) *–> chưa có tại VN 3. Thuốc ức chế hoà màng* 4. Thuốc ức chế CCR5* 5. Thuốc ức chế tích hợp*: Dolutegarvir, Raltegravir *: các thuốc chưa có tại Việt Nam
- Chuẩn bị điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV • Thảo luận với trẻ/NCS phác đồ điều trị, liều lượng và thời gian dùng thuốc, tác dụng phụ, và theo dõi điều trị • Rà soát XN cần thiết: XN khẳng định nhiễm HIV, CD4, viêm gan B, viêm gan C, xét nghiệm cơ bản. • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phát triển, các bệnh lý khác nếu có và tương tác thuốc để xem xét khả năng chống chỉ định hoặc điều chỉnh liều. • Nhấn mạnh tuân thủ điều trị và các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV cho trẻ. • Tư vấn hỗ trợ tâm lý, bộc lộ tình trạng nhiễm HIV đối với trẻ vị thành niên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý người bệnh thụt tháo - GV. Vũ Văn Tiến
13 p | 210 | 28
-
Bài giảng Các nguyên lý chăm sóc sức khoẻ trong y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
29 p | 58 | 9
-
Bài giảng Quản lý y tế: Bài 5 - BS. Bùi Trung Hậu
43 p | 26 | 7
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Human Chorionic Gonadotropin (hCG): động học và các vấn đề có liên quan
3 p | 41 | 6
-
Bài giảng Quản lý một số bệnh mạn tính không lây nhiễm ở tuyến cơ sở theo nguyên lý y học gia đình - PGS.TS. Trần Khánh Toàn
51 p | 52 | 5
-
Đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang
13 p | 65 | 5
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Tiếp cận nhiễm trùng thai nhi: Rubella, Cytomegalovirus và giang mai
4 p | 41 | 4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Thai nghén thất bại sớm và các vấn đề có liên quan
4 p | 43 | 4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Xác định tuổi thai và các vấn đề có liên quan
3 p | 35 | 4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ
3 p | 36 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc mắt do đái tháo đường
39 p | 38 | 4
-
Bài giảng Quản lý sự cố rủi ro trong y tế
37 p | 49 | 4
-
Bài giảng Quản lý, chăm sóc và xét nghiệm sớm cho trẻ phơi nhiễm với HIV
25 p | 80 | 4
-
Bài giảng Lập kế hoạch trong công tác quản lý chăm sóc người bệnh
26 p | 12 | 4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Human Chorionic Gonadotropin (hCG)
3 p | 23 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân thở máy dự phòng VAP theo mô hình trung tâm quốc gia về sức khỏe và y tế toàn cầu (NCGM) Nhật Bản
41 p | 27 | 3
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình tại tuyến chăm sóc ban đầu - PGS. TS. BS. Nguyễn Minh Tâm
27 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn