Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 1: Môi trường đầu tư
lượt xem 35
download
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 1: Môi trường đầu tư trình bày các kiến thức về phân tích đầu tư, quản trị danh mục đầu tư, đầu vào của tuyên bố chính sách, bốn quyết định khi xây dựng một chiến lược đầu tư, các bước phân tích đầu tư, yếu tố quy định mức lợi suất đòi hỏi,... Mời tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 1: Môi trường đầu tư
- Chương 1 MÔI TRƯờNG ĐầU TƯ
- Những nội dung chính • Phân tích đầu tư – Các thước đo – Yếu tố quy định mức lợi suất đòi hỏi – Các bước phân tích đầu tư • Quản trị danh mục đầu tư Bốn bước của quy trình đầu tư Vai trò của một tuyên bố chính sách Đầu vào của tuyên bố chính sách Bốn quyết định khi xây dựng một chiến lược đầu tư
- Khái niệm đầu tư • Việc dành ra một số tiền trong một khoảng thời gian để có thể nhận được những khoản thanh toán trong tương lai. • Lựa chọn chứng khoán: đạt được mức lợi suất đủ để bù đắp cho nhà đầu tư về: – Thời gian – Tỷ lệ lạm phát dự tính – Rủi ro của các dòng tiền trong tương lai • Nhà đầu tư: Chính phủ, quỹ hưu trí, công ty, và các cá nhân
- Đo lường lợi suất trong quá khứ • Lợi suất của đầu tư: sự thay đổi của của cải do đầu tư tạo ra, do những dòng tiền vào hoặc do sự thay đổi giá của tài sản. Giá trị cuối kỳ Lợi suất kỳ nắm giữ = (HPR) Giá trị đầu kỳ HPY (mức sinh lời %) = HPR – 1 HPR (năm) = HPR 1/n (n là số năm nắm giữ khoản đầu tư) HPY = HPR (năm) - 1
- (Tiếp) • Một khoản đầu tư đơn lẻ, với một chuỗi HPY, có hai thước đo lợi suất trong quá khứ: AM = ∑ HPY/n GM = [(HPR1) x (HPR2) x…x (HPR)n]1/n – 1 • Một danh mục đầu tư: HPY của danh mục bằng bình quân gia quyền của các HPY của những khoản đầu tư cấu thành danh mục, tức là thay đổi tổng thể trong giá trị của danh mục ban đầu.
- Lợi suất kỳ vọng E(r) • Phân biệt lợi suất được thực hiện (trong quá khứ) và lợi suất được kỳ vọng trong tương lai. • “Lợi suất kỳ vọng là 15%”: – Là mức có khả năng đạt được nhất, nhưng không phải là mức thực tế sẽ đạt được – Có một mức độ không chắc chắn nào đó – Trong những điều kiện nhất định, lợi suất trên khoản đầu tư này có thể dao động trong một khoảng. – Khoảng dao động càng lớn, khoản đầu tư càng rủi ro. n E (ri ) ( Pi )( Ri ) i 1
- Đo lường rủi ro của lợi suất dự tính • Tính không chắc chắn (rủi ro) của một khoản đầu tư được đánh giá bằng cách: – Xác định dải các mức lợi suất có thể có – Gán cho mỗi khả năng lợi suất đó một trọng số, dựa trên xác suất mà khả năng đó có thể xẩy ra. – Ba thước đo: n 2 2 ( Pi ) Ri E ( Ri ) i 1 n 2 ( Pi ) Ri E ( Ri ) i 1 i CV E (r )
- Lợi suất đòi hỏi • Quá trình lựa chọn chứng khoán để đầu tư (nhắc lại): ba hợp phần của lợi suất đòi hỏi. • Lợi suất đòi hỏi là mức lợi suất tối thiểu có thể chấp nhận từ một khoản đầu tư để bù đắp cho việc làm chậm tiêu dùng. • Các yếu tố tác động tới lợi suất đòi hỏi – Lãi suất thực phi rủi ro – Mức bù rủi ro
- Lãi suất thực phi rủi ro • RRFR là mức lãi suất giả định không có lạm phát và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai. • Là giá đòi cho sự đổi hàng hóa hiện tại lấy hàng hóa trong tương lai. • Chịu sự tác động của : – Ưu tiên thời gian của nhà các cá nhân đối với việc tiêu dùng thu nhập – khác nhau giữa các cá nhân. – Tổ hợp các cơ hội đầu tư sẵn có trong nền kinh tế, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng thực trong dài hạn của nền kinh tế • Tương đối ổn định
- Lãi suất danh nghĩa phi rủi ro • NRFR không ổn định trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, chịu tác động của hai yếu tố. – Những điều kiện trên thị trường vốn: thay đổi trong mức độ căng thẳng hay dễ dàng của thị trường vốn, do mất cân bằng tạm thời trong cung, cầu vốn. (Chỉ trong ngắn hạn) – Tỷ lệ lạm phát dự tính (1+ NRFR) RRFR = –1 (1 + tỷ lệ lạm phát)
- Mức bù rủi ro • Nhận thức về sự không chắc chắn của lợi suất dự tính, đòi hỏi mức lợi suất cao hơn trên khoản đầu tư. Phần vượt khỏi RRFR là mức bù rủi ro (RP) • Các nguồn cơ bản của tính không chắc chắn: – Rủi ro kinh doanh; Rủi ro tài chính; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro tỷ giá • Những hợp phần rủi ro này được gọi là rủi ro căn bản của một chứng khoán (các yếu tố nội tại tác động tới độ lệch chuẩn). • Độ lệch chuẩn: đo tính biến động tổng thể của lợi suất của một chứng khoán riêng lẻ.
- RP và lý thuyết danh mục đầu tư • Các lý thuyết về danh mục đầu tư chỉ ra rằng: – Với những giả định cụ thể, các NĐT muốn nắm giữ một DMTT đa dạng hóa hoàn toàn gồm các tài sản rủi ro; họ vay hoặc cho vay để đạt được mức rủi ro mong muốn. Thước đo rủi ro thích hợp cho một tài sản riêng lẻ là sự cùng chuyển động của nó với danh mục thị trường, đo bằng tích sai của tài sản và DMTT. – Rủi ro hệ thống: Phần trong phương sai có thể quy cho sự biến động trong danh mục thị trường. – RP là hàm số của rủi ro hệ thống của một tài sản riêng lẻ với một danh mục thị trường các tài sản rủi ro.
- Mối quan hệ rủi ro-lợi suất • Khi rủi ro được nhận thức tăng lên, các nhà đầu tư nâng mức lợi suất đòi hỏi. • Kết hợp rủi ro-lợi suất trên tất cả các khoản đầu tư rủi ro khác nhau trên thị trường vốn, tại một thời điểm nhất định: đường thị trường chứng khoán, SML. • Các nhà đầu tư sẽ chọn những khoản đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của họ.
- Mối quan hệ rủi ro-lợi suất Lợi suất dự tính Rủi ro Rủi ro Rủi ro SML thấp trung bình cao Độ dốc cho biết lợi suất đòi hỏi trên một đơn vị rủi ro NRFR Rủi ro (β)
- Đường SML • Từ một SML ban đầu, có thể có ba thay đổi: – Các khoản đầu tư riêng lẻ có thể thay đổi vị trí dọc theo SML, do những thay đổi trong rủi ro được nhận thức của các khoản đầu tư. – Độ dốc của SML có thể thay đổi; cho biết lợi suất trên một đơn vị rủi ro mà các nhà đầu tư đòi hỏi. RPi = E(Ri) - NRFR – SML có thể chuyển dịch song song: tăng trưởng thực của nền kinh tế; các điều kiện của thị trường vốn; lạm phát dự tính
- Thay đổi trong quan hệ rủi ro- lợi suất • Sự chuyển động dọc theo SML: thay đổi trong đặc tính rủi ro của một khoản đầu tư. Nó chỉ tác động tới riêng khoản đầu tư đó. • Một sự thay đổi trong độ dốc của SML: phản ánh thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro. Họ muốn một mức lợi suất cao hơn hoặc thấp hơn đối với cùng một mức rủi ro. – Còn được gọi là một sự thay đổi trong mức bù rủi ro của thị trường; tác động tới tất cả các khoản đầu tư rủi ro. • Một sự dịch chuyển của SML, phản ánh thay đổi trong tăng trưởng thực, trong các điều kiện thị trường hoặc tỷ lệ lạm phát dự tính.
- Quá trình quản trị danh mục đầu tư 1. Tuyên bố chính sách Trọng tâm: nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của nhà đầu tư, mức độ hiểu biết lịch sử thị trường vốn, những kỳ vọng 2. Khảo sát các điều kiện tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại và dự báo. Trọng tâm: dự báo ngắn hạn và trung hạn để sử dụng trong việc xây dựng một danh mục cụ thể 3. Thực hiện kế hoạch: xây dựng DMĐT Trọng tâm: đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư với những mức rủi ro thấp nhất. 4. Theo dõi, cập nhật nhu cầu, các điều kiện môi trường, đánh giá thành tích của danh mục đầu tư
- Lợi ích của tuyên bố chính sách • Hiểu và thể hiện nhất quán các mục tiêu thiết thực của nhà đầu tư. – Giúp NĐT hiểu các nhu cầu, mục tiêu và điều kiện ràng buộc đầu tư của chính họ. – Giúp nhà đầu tư cụ thể hóa được các mục tiêu, hiểu rõ về những rủi ro và phí tổn của đầu tư. – Giúp người quản trị danh mục đầu tư xây dựng được danh mục phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của NĐT.
- • Cung cấp những chuẩn mực để đánh giá kết quả của danh mục đầu tư – Kết quả hoạt động của DMĐT phải được so sánh với những tiêu chí được chỉ rõ trong tuyên bố chính sách. – Tuyên bố chính sách chỉ định một danh mục đầu tư chuẩn, để so sánh: phản ánh mức rủi ro có thể chấp nhận và đòi hỏi hợp lý về lợi suất. – Tuyên bố chính sách là xuất phát điểm cho việc rà soát danh mục đầu tư định kỳ và sự liên hệ giữa nhà đầu tư và người quản trị danh mục. – Phán xét người quản trị DM phải dựa trên việc tuân thủ những tiêu chí trong tuyên bố chính sách.
- • Giúp bảo vệ khách hàng trước những khoản đầu tư không phù hợp và hành vi thiếu đạo đức của người quản trị danh mục. – Tuyên bố chính sách phải được thể hiện rõ ràng bằng văn bản. • Giúp giảm bớt phí tổn khi có sự thay đổi người quản trị danh mục.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 9: Phân tích công ty và định giá cổ phiếu FCFF và FCFE
17 p | 195 | 58
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 2: Lý thuyết danh mục đầu tư Markowitz
28 p | 341 | 54
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 8: Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
15 p | 251 | 48
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 10: Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu
41 p | 232 | 44
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 6: Phân tích công ty và định giá cổ phiếu
61 p | 173 | 42
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 4: Đa dạng hóa hiệu quả
30 p | 185 | 33
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 3: Phân tích nền kinh tế và ngành
45 p | 138 | 30
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 5: Phân tích nền kinh tế và ngành
45 p | 147 | 29
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 13: Rủi ro - lợi suất
35 p | 176 | 28
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 12: Hợp đồng tương lai
37 p | 144 | 28
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 11: Đánh giá danh mục đầu tư
26 p | 132 | 28
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 7: Quyền chọn
30 p | 114 | 19
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng
83 p | 10 | 6
-
Bài giảng Quản trị công ty - Chương 4: Đánh giá quản trị công ty
17 p | 22 | 4
-
Bài giảng Quản trị công ty - Chương 4: Đánh giá quản trị công ty (Đối tượng Sau đại học)
17 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị bán lẻ: Chương 4 - TS. Lê Thị Phương Thanh
20 p | 17 | 4
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 6 - Quản trị danh mục thương hiệu. Khai thác, duy trì, mở rộng thương hiệu
11 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn