intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: Quy trình sản xuất tác phẩm chương trình truyền hình

Chia sẻ: Bui Van Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:50

1.136
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình sản xuất các chương trình truyền hình thường trải qua 7 bước. Xác định đề tài, chủ đề, nghiên cứu thực tế, viết kịch bản, ghi hình, dựng hình, viết lời bình, lồng tiếng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: Quy trình sản xuất tác phẩm chương trình truyền hình

  1. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1. Tác phẩm truyền hình và chương trình truyền hình Chương trình truyền hình là một đơn vị phát sóng trong nội dung truyền hình, là hình thức giao tiếp cơ bản của khán giả với truyền hình. Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí các nội dung thông tin, giáo dục, giải trí trong một thời gian nhất định theo một chủ đề và phạm vi nội dung nhất định. Chương trình truyền hình thường được sắp xếp trên 1 khung giờ và có 1 phần mở đầu (gọi là hình hiệu) ổn định để khán giả dễ theo dõi. Các tác phẩm truyền hình được phát sóng thông qua các chương trình truyền hình với sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí trong một tổng thể để giúp khán giả tiếp nhận một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
  2. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1. Tác phẩm truyền hình và chương trình truyền hình + Dựa trên quy trình sản xuất: - Chương trình sản xuất theo phương thức điện ảnh - Chương trình sản xuất theo phương thức trường quay + Dựa trên thời điểm phát sóng: - Chương trình phát sóng trực tiếp - Chương trình sản xuất có hậu kỳ Quy trình sản xuất các chương trình/tác phẩm truyền hình nói chung thường qua các bước: Xác định đề tài, chủ đề - Nghiên cứu thực tế - Viết kịch bản - Ghi hình - Dựng hình - Viết lời bình - Lồng tiếng
  3. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề: + Đề tài do Ban biên tập giao + Đề tài do phóng viên phát hiện + Xác định tốt đề tài – chủ đề là cơ sở để quyết định dùng th ể loại, hình thức chương trình nào để phản ánh sự kiện, vấn đề; phản ánh theo hướng nào và lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. + Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến những yếu tố sau: Đề tài có tính thời sự, có được công chúng quan tâm? Đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí? Khả năng, điều kiện ghi hình, h ậu kỳ? Có bị trùng với những đề tài cũ?
  4. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: - Khảo sát thực tế là yêu cầu có tính nguyên tắc để ê-kíp thực hiện xác định tốt góc tiếp cận và khả năng thực hiện tác phẩm/chương trình. Phóng viên có tài năng đến đâu cũng sẽ khó làm tốt tác phẩm truyền hình nếu bỏ qua công việc khảo sát - Quá trình nghiên cứu thực tế, khảo sát, liên hệ cơ sở, chúng ta có thể kiểm tra được những yêu cầu đặt ra cho tác phẩm/chương trình. Phải biết kiểm tra thông tin về đối tượng/nhân vật, dự đoán trước những trắc trở (tiếng ồn, an ninh, tắc đường, tập quán địa phương…), kiểm tra chéo - Khảo sát thực tế phải biết tỏ ra hoài nghi khoa học và thận trọng. Ghi chép càng nhiều, càng có cơ hội nảy sinh nhiều ý tưởng để thực hiện tốt tác phẩm.
  5. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: Một nội dung quan trọng của quá trình đi thực tế chính là KHẢO SÁT HÌNH ẢNH - Khi lắng nghe để lấy thông tin trong quá trình kh ảo sát, thì c ần ph ải hình dung trước về hình ảnh: camera sẽ ghi cái gì, hình ảnh nào sẽ minh h ọa cho vấn đề này, vấn đề kia; nhân vật nào sẽ được ghi hình phát biểu/phỏng vấn, diễn tả thái độ, cảm xúc nhân vật trong câu chuyện, tác phẩm bằng những chi tiết, hình ảnh nào… - Nói cách khác, cần hình ảnh hóa những ý tưởng chính để phác thảo diện mạo cho tác phẩm, để ghi hình.
  6. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 2: Đi thực tế, khảo sát hiện trường: + Quan sát mọi hoạt động của con người, cả trong trạng thái động và tĩnh, ở bất kỳ nơi nào. Đặt mình vào vị trí máy ghi hình, lấy th ử khuôn hình xung quanh từng hành động riêng lẻ, hình dung mỗi khuôn hình sẽ là m ột cảnh trong tác phẩm. + Lựa chọn: hãy xác định và tự hỏi xem khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt, cảnh chính diễn tả hành động hay tâm trạng của nhân vật. Tiếp đó, nghĩ đến hành động khác và hình dung ra hình ảnh tóm tắt hành động (hình ảnh mấu chốt) + Biểu trưng: hình dung những chi tiết đặc trưng, những cú quay cận cảnh. Ví dụ: hình ảnh nào đặc trưng cho sự khốn khó của ng ười dân vùng lũ… hình ảnh nào đặc trưng cho vùng đất thực hiện tác ph ẩm…
  7. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Kịch bản là xương sống của một sản phẩm truyền hình. Mỗi thể loại hình thức sản xuất trong truyền hình có những dạng kịch bản riêng + Kịch bản truyền hình là “kim chỉ nam” cho hoạt động của cả ê-kíp sản xuất. + Kịch bản truyền hình thường mang tính dự kiến chứ không phải ở dạng ổn định.
  8. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Kịch bản là sự sắp xếp các hình ảnh theo chuối logic của hành động và tâm trạng. * Tư duy hình ảnh: Từ trừu tượng đến cụ thể. Hình dung v ề hình ảnh diễn tả những khái niệm hoặc sự vật trừu tượng Ví dụ: sự tiến triển, tốc độ, sự liên kết, hòa thuận, mâu thuẫn… * Tiếp cận hình ảnh từ nhiều góc độ ý nghĩa của nó: - Tính thực tế: chuyển tải thông tin trực tiếp - Tính định vị: mang lại thông tin về bối cảnh, địa đIểm - Tính diễn giải: gợi sự liên tưởng. Ví dụ: bước chân mạnh m ẽ thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát - Tính biểu trưng: logo, biểu tượng, quốc kỳ..
  9. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 3: Xây dựng kịch bản – kết cấu: + Đối với những tác phẩm truyền hình thuộc nhóm thông tấn, xây dựng kết cấu tốt là yếu tố mang đến thành công. Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm theo một trình tự nhất định. Kết cấu tác phẩm truyền hình đòi hỏi sự đơn giản, dễ hiểu nhưng phải đạt yêu cầu thu hút khán giả. + Kết cấu thường có 4 phần sau: - Lôi kéo được sự chú ý: phải hấp dẫn, ấn tượng - Bối cảnh: rõ ràng, đủ thời lượng, chọn hình ảnh chặt chẽ - Diễn biến (phát triển): đẩy kịch tính cùng lúc kể chuyện - Kết thúc: Gợi mở
  10. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cảnh là khái niệm chỉ những hình ảnh do máy ghi hình thu được theo ý chủ quan của con người trong một lần bấm máy. Các thuộc tính liên quan đến cảnh: + Cỡ cảnh + Động tác máy + Góc máy + Bố cục + Độ dài
  11. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh tổng quát (wide shot - WS): Cảnh diễn tả quy mô, bối cảnh diễn ra sự kiện. Trong cỡ cảnh này, nhân vật không rõ, kích thước người không đáng kể. Thường dùng để khởi đầu một trường đoạn. Cỡ cảnh này h ạn ch ế sử d ụng trong truyền hình
  12. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh rộng (Very long shot - VLS) : Được sử dụng để diễn đạt hình ảnh nhân vật gắn với bối cảnh sự kiện. Cũng thường dùng để mở đầu các trường đoạn nhằm tạo lập thông tin về không gian và thời gian.
  13. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Toàn cảnh (Long shot - LS): Cỡ cảnh thường dùng để giới thiệu đầy đủ về nhân vật/chủ đề trong mối liên hệ với không gian sự kiện. Quy ước phổ biến trong cỡ cảnh này là chiều cao nhân vật được ghi hình g ần bằng chiều cao khuôn hình (trừ khoảng hở chân (foot room) bằng 1/10 chiều cao khuôn hình và khoảng hở đầu (head room) bằng 02 lần khoảng h ở chân)
  14. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung toàn cảnh (Medium long shot - MLS): Nhân vật được ghi hình từ khoảng đầu gối trở lên. Diễn tả rõ nét hơn nhân vật trong hoạt động c ụ th ể v ới bối cảnh.
  15. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung cảnh (Medium shot - MS): Nhân vật được ghi hình bán thân (cắt gần thắt lưng). Ví dụ cách ghi hình phát thanh viên trong phòng thu.
  16. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Trung cận cảnh (Midium Close up - MCU): Nhân vật được ghi hình từ ngực, túi áo trở lên. Đây là cảnh phổ biến trong truyền hình.
  17. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Cận cảnh ( Close up - CS): Cảnh tập trung vào chi tiết của nhân vật. Cắt quanh vai. Nhìn chung các cảnh cận tạo điểm nhấn và giúp khán giả nhận biết phản ứng của chủ thể. Nhưng cảnh cận chỉ hiệu quả khi đi liền với các cỡ cảnh khác trong tương quan câu hình.
  18. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Big close up (BCS) - Đại cận cảnh: Cảnh cắt ngang cằm của nhân vật. Hoặc cảnh cắt ngang trán. Dùng đặc tả nội tâm, tính cách của nhân v ật.
  19. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Cỡ cảnh là khái niệm chỉ mối tương quan giữa chủ đề và bối cảnh của hình ảnh được ghi. + Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh. + Sự phân chia này có ý nghĩa tương đối Cận cảnh chi tiết (Extrem close up - ECS) : Đặc tả một bộ phận của cơ thể như đôi mắt hoặc một bộ phận của vật thể như ổ khóa phòng giam. Cận cảnh chi tiết đặc tả có tính cách điệu và nhấn mạnh để tạo ý đồ đặc biệt, tạo tình huống cao trào của sự kiện.
  20. PHẦN VI: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM/CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 2. Đôi nét về quy trình sản xuất các chương trình có hậu kỳ Bước 4: Ghi hình: + Động tác máy Để hình ảnh sinh động, tận dụng không gian 3 chiều và để diễn tả ý đồ thông tin, trong ghi hình, người ta dùng một số động tác chuyển động ống kính nhằm tạo ra hiệu quả thông tin, hiệu quả nghệ thuật được gọi chung là động tác máy. Mỗi loại động tác máy đều có ý nghĩa riêng. Mỗi động tác máy phải có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Phải ổn định hình ảnh với thời lượng nhất định (khoảng 1- 3 s) ở đầu và ở cuối mỗi động tác máy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2