intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học lớp 12 bài 16+17: Cấu trúc di truyền quần thể - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh học lớp 12 bài 16+17: Cấu trúc di truyền quần thể" bao gồm các nội dung chính sau: Các đặc di truyền của quần thể; Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học lớp 12 bài 16+17: Cấu trúc di truyền quần thể - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ SINH HỌC
  2. CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN
  3. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 1. Khái niệm:
  4. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 1. Khái niệm: Quần thể sen
  5. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 1. Khái niệm: Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống. 2. Đặc trưng:
  6. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 2. Đặc trưng: bởi vốn gen, thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. Tần số alen: Tần số kiểu gen:
  7. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 2. Đặc trưng: Ví dụ: Trong quần thể đậu Hà Lan có: 500 cây hoa đỏ (AA) + 200 cây hoa đỏ (Aa) + 300 cây hoa trắng (aa) = 1000 cây. - Tổng số alen A và a là : ( 500 + 200 + 300 ) x 2 = 2000 - Tần số của alen A = ((500 x 2) + 200) : 2000 = 0,6 - Tần số của alen a = ((300 x 2) + 200) : 2000 = 0,4
  8. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 2. Đặc trưng: Ví dụ: Trong quần thể đậu Hà Lan có: 500 cây hoa đỏ (AA) + 200 cây hoa đỏ (Aa) + 300 cây hoa trắng (aa) = 1000 cây. - Tần số của kiểu gen AA = 500/ 1000 = 0,5 - Tần số của kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2 - Tần số của kiểu gen aa = 300/ 1000 = 0,3
  9. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 1. QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN - Tự thụ phấn (ở thực vật): thụ phấn giữa các hoa trên cùng một cây hay thụ phấn trong cùng một hoa lưỡng tính.
  10. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 1. QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN - Đặc điểm di truyền: + Tần số alen không đổi qua các thế hệ. + Thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ theo hướng: tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.  QT này thường bao gồm các dòng thuần chủng về các KG khác nhau.
  11. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 2. QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN - Giao phối gần (cận huyết) là sự giao phối giữa các cá thể có cùng quan hệ huyết thống.
  12. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 2. QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN - Đặc điểm di truyền: Thành phần KG thay đổi qua các thế hệ theo hướng: tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử (mức độ giảm nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức dộ gần gũi KG). * Lưu ý: Đặc điểm chung của QT tự thụ phấn và QT giao phối gần: đều giảm mức độ đa dạng di truyền. Mức độ đa dạng di truyền càng cao khi tần số kiểu gen dị hợp tử trong QT càng cao và ngược lại.
  13. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ CÔNG THỨC TÍNH TSKG CỦA QT TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN TH 1: Nếu thế hệ ban đầu có P =100% (Aa) → tự phối qua n thế hệ: TH2: Nếu thế hệ ban đầu P = 100% (AA) hoặc 100% (aa) → tự phối qua n thế hệ, thành phần kiểu gen ở Fn sẽ không thay đổi.
  14. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 3. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI a. Khái niệm: Ngẫu phối: các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. b. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: + Tạo nhiều biến dị tổ hợp (biến dị di truyền) → làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. + Có thể duy trì tần số các kiểu gen không đổi trong những điều kiện nhất định => duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
  15. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 3. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI c. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - Định luật Hacđi – Vanbec Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức:
  16. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 3. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI Để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền cần phải có 5 điều kiện sau: - Quần thể phải có kích thước lớn. - Cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên . - Các cá thể kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên). - Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tấn số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. - QT phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa các quần thể).
  17. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 3. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI Mặt hạn chế của định luật H – W: - Thực tế, một quần thể trong tự nhiên rất khó đáp ứng với các điều kiện trên → tần số alen và thành phần kiểu gen liên tục bị biến đổi. - Ngoài ra, một quần thể có thể ở trong trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen của một gen nào đó nhưng lại có thể không cân bằng về thành phần các kiểu gen của những gen khác.
  18. BÀI 16 – 17 CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN (TỰ PHỐI) VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN 3. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI d. Ý nghĩa của định luật H – W: - Ý nghĩa về mặt lý luận: giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể ổn định trong một thời gian dài. - Ý nghĩa thực tiễn: từ tần số cá thể có kiểu hình lặn → tính tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.
  19. CỦNG CỐ Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng? A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. A. Quần thểquy định màu sắc thân sử phát triển chung.. trên 1 B. Các gen là một cộng đồng lịch và hình dạng cánh nằm NST. C. Quần thểquy định màu sắc thân và hìnhnhất thời các cá thể. 1 B. Các gen là một tập hợp ngẫu nhiên và dạng cánh nằm trên NST và liên kết hoàn toàn. D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
  20. CỦNG CỐ Câu 2.: Về mặt di truyền học, quần thể được phân chia thành: A. quần thể một năm, quần thể lâu năm. B. quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối. A. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST. C. quần thể cùng loài, quần thể khác loài. B. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST và liênDquần thể sinh học, quần thể di truyền. kết hoàn toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2