intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học lớp 12 bài 4: Đột biến gen - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh học lớp 12 bài 4: Đột biến gen" được biên soạn với các nội dung chính gồm: khái niệm và các dạng đột biến gen; nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen; hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. Đây cũng là tài liệu dành cho quý thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy bài học hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học lớp 12 bài 4: Đột biến gen - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ SINH HỌC
  2. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN I. Khái niệm và các dạng đột biến gen 1. Khái niệm 2. Các dạng đột biến gen II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen 1. Nguyên nhân 2. Cơ chế III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1. Hậu quả 2. Vai trò và ý nghĩa
  3. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN Thực vật kì dị sau thảm họa Fukushima Rùa đột biến gen Lợn đột biến gen có 2 đầu có vòi, tai giống voi
  4. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN I. Khái niệm và các dạng đột biến gen 1. Khái niệm - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. - Đột biến điểm liên quan tới một cặp nu. - Mỗi lần gen biến đổi về cấu trúc lại tạo ra alen mới - Tần số đột biến gen: trong tự nhiên rất thấp 10-6 – 10-4 , nhân tạo cao hơn rất nhiều lần 10-2 - Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục - Thể đột biến: cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
  5. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN I. Khái niệm và các dạng đột biến gen 1. Khái niệm 2. Các dạng đột biến gen
  6. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN I. Khái niệm và các dạng đột biến gen 1. Khái niệm 2. Các dạng đột biến gen a. Đột biến thay thế 1 cặp nu: có thể làm thay đổi trình tự một axit amin và làm thay đổi chức năng của protein b. Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nu: sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra ĐB → có thể làm thay đổi trình tự nhiều axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của protein.
  7. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen 1. Nguyên nhân - Bên ngoài: do tác nhân vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt), hóa học (các loại hóa chất .), sinh học (một số virut ) - Bên trong: do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào.
  8. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen 2. Cơ chế a . Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: - Các bazơ nitơ thường tồn tại hai dạng: thường và hiếm. Các dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong nhân đôi → phát sinh ĐB gen - VD: G* (dạng hiếm) kết cặp với T trong nhân đôi→đb thay thế cặp G – X bằng cặp A – T
  9. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen 2. Cơ chế a . Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: b. Tác động của các tác nhân gây đột biến: + Tác nhân vật lí: tia tử ngoại ( UV ) có thể làm cho 2 bazơ timin trên cùng một mạch liên kết với nhau → ĐB gen + Tác nhân hóa học: 5 - brôm uraxin ( 5BU ) là chất đồng đẳng của T →gây ra ĐB thay thế cặp A-T thành cặp G-X. + Tác nhân sinh học: một số virut gây đb gen vd: virut viêm gan b, virut hecpet
  10. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1. Hậu quả - Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể ĐB - Ở cấp độ phân tử, phần nhiều ĐB điểm thường vô hại (trung tính ) - Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen
  11. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 2. Vai trò và ý nghĩa a. Đối với tiến hóa: ĐB gen làm xuất hiện các alen mới là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa b. Đối với thực tiễn: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo giống cũng như trong nghiên cứu di truyền.
  12. Câu 1 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới CỦNG CỐ BÀI HỌC làm phong phú vốn gen của quần thể. B Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen. . C Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. D Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. .
  13. Câu 2 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào CỦNG CỐ BÀI HỌC sinh dưỡng và tế bào sinh dục. B Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. C Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. D Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
  14. Câu 3 : Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ CỦNG CỐ BÀI HỌC A tăng 1. B tăng 2. C giảm 1. D giảm 2.
  15. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 4 : Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau. II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau. III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự a.a giống nhau. IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  16. DẶN DÒ - Học bài - Chuẩn bị bài “ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2