intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học lớp 12: Quá trình hình thành quần thể thích nghi và quá trình hình thành loài - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh học lớp 12: Quá trình hình thành quần thể thích nghi và quá trình hình thành loài" có nội dung tìm hiểu về: Quá trình hình thành quần thể thích nghi; Quá trình hình thành loài: Hình thành loài khác khu vực địa lý và hình thành loài cùng khu vực địa lý. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học lớp 12: Quá trình hình thành quần thể thích nghi và quá trình hình thành loài - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ SINH HỌC
  2. Chủ đề:
  3. Chủ đề: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. Hình thành loài khác khu vực địa lý II. Hình thành loài cùng khu vực địa lý
  4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI Đột biến Sinh sản Chọn lọc TN Quần Quần thể thể gốc ĐK môi trường: hướng thích nghi thích nghi - Đột biến làm tăng số lượng các loại alen trong quần thể. - Sinh sản nhân các đột biến thành vốn gen, phát sinh các BDTH. - CLTN tích lũy các biến dị tổ hợp có lợi, các tổ hợp gen ưu thế trong quần thể. - Môi trường là tiêu chuẩn tạo ra áp lực của CLTN. => Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình chọn lọc, tích lũy các alen tham gia quy định thích nghi. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào vốn gen, tốc độ sinh sản của QT và áp lực CLTN.
  5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI CLTN chỉ làm phân hóa, sàng lọc, tích lũy các kiểu gen qui định các kiểu hình thích nghi. Thí nghiệm sự chứng minh vai trò CLTN trong quá trình hình thành màu sắc thích nghi của loài bướm Biston betularia
  6. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI Khả năng thích nghi của SV không phải là hoàn hảo mà chỉ mang tính tương đối.
  7. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI Hình thành loài khác khu Hình thành loài cùng khu vực địa lý vực địa lý
  8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ 1. Khái niệm cách li địa lí - Là những trở ngại về mặt địa lí (sông, núi, biển...) ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 2. Diễn biến quá trình hình thành loài mới NTTH Nòi địa lí A1 NTTH Loài A1 QT A1 Cách Trở ngại địa lí li Quần thể sinh A sản NTTH QT A2 Nòi địa lí A2 NTTH Loài A2 Lưu ý: Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
  9. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ 3. Vai trò của cách li địa lí Thể đột biến mới Chướng ngại địa lí Quần thể ban đầu Thể đột biến mới
  10. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ 3. Vai trò của cách li địa lí Loài mới Cách li địa lí ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể của các quần thể khác nhau duy trì và thúc đẩy sự phân hóa về tần Cách li sinh sản số các alen và thành phần kiểu gen của các quần thể Loài mới Quần thể ban đầu
  11. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ 4. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí - Hay xảy ra với loài ĐV, TV có khả năng phát tán mạnh. - Xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. - Quá trình hình thành loài thường gắn liền với hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết phải hình thành loài mới. - Cách li địa lí không phải là sự cách li sinh sản → không nhất thiết hình thành loài mới (loài mới chỉ được hình thành khi xuất hiện cách li sinh sản).
  12. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI VÍ DỤ SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
  13. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ 1. Hình thành loài bằng cách ly tập tính và cách ly sinh thái a. Hình thành loài bằng cách ly tập tính Cách li sinh sản Hình thành loài mới
  14. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ 1. Hình thành loài bằng cách ly tập tính và cách ly sinh thái b. Hình thành loài bằng cách ly sinh thái Nòi có sâu róm sống ở bờ sông ra hoa kết hạt vào đúng mùa lũ về Nòi có sâu róm sống ở bãi bồi có chu kì sinh trưởng rút ngắn ra hoa kết hạt trước khi lũ về Hay xảy ra với loài (ĐV, TV) ít di chuyển.
  15. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ 2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa a/ Cây 4n x cây 2n  cây 3n, sinh sản vô tính được  loài mới. b/ Một số loài động vật lai xa → con 3n, trinh sản  loài mới. VD: Thằn lằn C. sonorae gồm toàn con cái 3n, chúng sinh sản theo kiểu trinh sản (con cái: đẻ trứng → không cần thụ tinh → con)  loài mới. c/ Con lai khác loài (2n = n + n’) bất thụ → đột biến (đa bội hóa) → nhân đôi số lượng NST, (4n = 2n + 2n’) → tạo được giao tử  con lai hữu thụ  hình thành loài mới. => Lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở động vật.
  16. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÝ 2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa
  17. Loài lúa mì x Lúa mì hoang dại (Triticum monococcum) (Aegilops speitordes) Hệ gen AA với 2n = 14 Hệ gen BB với 2n = 14 Con lai với hệ gen AB với 2n = 14, bất thụ Đa bội hoá Aegilops squarrosa x Triticum dicoccum Hệ gen DD Hệ gen AABB 2n = 14 4n = 28 Con lai với hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ Đa bội hoá Triticum eastivum (Lúa mì trồng hiện nay) Hệ gen AABBDD 6n = 42
  18. CỦNG CỐ Câu 1. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở A. thực vật. B. động vật . C. động vật bậc thấp. D. động vật kí sinh. Câu 2. Thể song nhị bội là cơ thể có tế bào chứa A. hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ khác nhau. B. hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ khác nhau. C. bộ NST đơn bội của bố và bộ NST lưỡng bội của mẹ. D. bộ NST đơn bội của mẹ và bộ NST lưỡng bội của bố.
  19. CỦNG CỐ Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí) A. hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài. B. trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau. C. hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp cả ở động vật và thực vật. D. điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
  20. DẶN DÒ HỌC THUỘC BÀI HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP LÀM BÀI TẬP TRÊN TRANG LMS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1