Bài giảng Sinh học phát triển - Chương 4: Sinh học phát triển
lượt xem 4
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Giai đoạn tạo giao tử, cấu tạo tinh trùng, giai đoạn tạo hợp tử, giai đoạn phôi thai, giai đoạn sinh trưởng,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh học phát triển - Chương 4: Sinh học phát triển
- SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
- CHƯƠNG IV: SINH HỌC PHÁT TRIỂN
- I – GIAI ĐOẠN TẠO GIAO TỬ • Sự phát triển của cá-thể-mới được bắt đầu từ sự hình thành tế bào sinh dục ở thế hệ bố mẹ. • Có hai loại tế bào sinh dục: - Tế bào sinh dục đực thường là tinh trùng được hình thành tại tinh hoàn - Tế bào sinh dục cái được tạo thành tại buồng trứng
- 1.1- Tinh trùng • Tinh trùng là một tế bào nhỏ, có khả năng di động.
- Cấu tạo Tinh trùng Phần đầu: • Chứa một nhân lớn choán gần hết thể tích của đầu, xung quanh được bao bằng một lớp bào tương rất mỏng và không có bào quan • Phía trước đầu có một khối nguyên sinh chất nhỏ là thể đầu • Phía trước thể đầu chất nguyên sinh đặc lại và dày lên hình chóp nhọn (mũ) có tác dụng như một cái khoan để di chuyển kiểu xoáy vào môi trường nước. • Phần này có chứa lysine và hyaluronidase có tác dụng dung giải màng ngoài của trứng khi thụ tinh
- - Phần cổ: Cổ là một băng sinh chất mỏng nối giữa đầu và đuôi, có chứa trung thể gần nằm ở phía tiếp giáp với đầu và trung thể xa ở phía tiếp giáp với đuôi. Các trung tử này có vai trò quan trọng trong sự phân cắt của hợp tử. - Phần đuôi: Đuôi có một sợi trục do nguyên sinh chất đặc lại chạy dọc suốt chiều dài của đuôi. Đuôi gồm ba đoạn Tham gia chức năng vận động
- 1.2 Trứng: - Hình tròn hoặc bầu dục, kích thước lớn gấp nhiều lần so với tinh trùng, không di động. - Chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trữ để cung cấp cho phôi phát triển gọi là noãn hoàng. Noãn hoàng thường được tích tụ dưới dạng tấm, thành phần chứa lipoprotein, glycoprotein, phosphoprotein và hệ men thủy phân dưới dạng bất hoạt.
- - Bào tương chứa nhiều mRNA có đời sống dài và bất hoạt do một móc nối lệch không hợp với ribosome. - Có nhiều ribosome tự do không liên kết với lưới nội sinh chất có hạt hoặc tạo thành polysome. - Chứa nhiều ti thể - Trữ lượng DNA rất lớn, có các dạng DNA vi khuẩn và đoạn DNA tự do trong bào tương.
- - Lớp vỏ của tế bào trứng là sự phối hợp của màng sinh chất và các lớp bào tương kế cận. - Tế bào trứng chín là tế bào đang phát triển dừng lại khi đang trong giai đoạn phân bào giảm nhiễm, Lúc này trứng ở trạng thái ngưng trệ,bất động sinh lý, không có khả năng phân chia; protein không được tổng hợp và các enzym gần như bị ngưng trệ.
- • Dựa vào hàm lượng và sự phân bố của noãn hoàng trong trứng chia thành bốn loại sau: - Trứng đẳng hoàng : có lượng noãn hoàng ít và phân bố đều trong bào tương nhân nằm giữa tế bào. - Trứng đoạn hoàng: Là trứng có noãn hoàng tập trung rõ rệt ở cực dưới gọi là cực dinh dưỡng, bào sinh chất và nhân nằm ở cực trên gọi là cực sinh vật- là trứng của chim,bò sát - Trứng vô hoàng: Không có noãn hoàng – là trứng của động vật có vú - Trứng trong hoàng: Noãn hoàng ít nằm trong tâm của trứng, xung quanh nhân. Đó là trứng của các loài côn trùng.
- II- GIAI ĐOẠN TẠO HỢP TỬ • Do sự gặp gỡ ngẫu nhiên hoặc có chọn lọc của các cơ thể bố mẹ cùng loài và sự bài xuất đồng thời của các cơ thể bố mẹ cùng loài và sự bài xuất đồng thời của các giao tử đã chín thành thục Tinh trùng sẽ di chuyển để đến gặp trứng và xâm nhập vào tế bào trứng, đó là quá trình thụ tinh.
- • Mỗi lần phóng tính có thể có tới vài tổ tinh trùng song thường chỉ có một tinh trùng thụ tinh với trứng . • Về bản chất thụ tinh gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn kết hợp của hai bộ phận nhân đơn bội khác nguồn để tạo thành bộ nhân lưỡng bội của tế bào hợp tử duy nhất, khởi nguồn cho cơ thể mới. - Giai đoạn hoạt hóa tế bào trứng - Giai đoạn hình thành màng thụ tinh.
- • Nhờ tác dụng của tinh trùng: - Tế bào trứng được hoạt hóa thoát khỏi trạng thái ngưng trệ. - Hệ thống enzym từ trạng thái bất hoạt trở nên hoạt động mạnh. - Hàng loạt các biến đổi hóa học diễn ra trong bào tương. - Nhu cầu oxy tăng 600%. - Lượng trao đổi phosphor tăng 100 lần, - Ca và Mg tăng 10 lần; - Sự tổng hợp protein tăng cao.
- III- GIAI ĐOẠN PHÔI THAI • 1. Định nghĩa: • Là giai đoạn bắt đầu từ trứng đã thụ tinh tức hợp tử - phân cắt và phát triển cho tới khi đã thành cầu thể tách khỏi noãn hoàng của trứng hoặc tách khỏi cơ thể mẹ.
- • 2. Đặc điểm: • - Trong giai đoạn phôi thai, quá trình cá thể phát sinh lặp lại một số giai đoạn chính của hệ thống chủng loại phát sinh • - Tốc độ sinh sản tăng trưởng của tế bào và cơ thể cực kỳ mạnh mẽ • - Có quá trình biệt hoá tế bào từ dạng đồng nhất nguyên ủy trở thành khác biệt về hình thái và chức năng, tập hợp thành các mô và cơ quan, hệ thống cơ quan khác nhau. • -Sự phát triển không vững chắc. Trong các giai đoạn sớm, thai rất mẫn cảm với các tác nhân độc hại của ngoại cảnh, dễ phát triển sai lệch tạo thành quái thai, sẩy thai, teo, chết.
- • 3. Phân loại: • Dựa vào đặc điểm phát triển của phôi người ta chia động vật thành hai nhóm: Nhóm hai lá phôi và nhóm ba lá phôi • Nếu phôi phát triển nhờ vào dinh dưỡng của trứng thì gọi là noãn thai sinh • Nếu phôi phát triển nhờ cơ thể mẹ thì gọi là thai sinh.
- Ở động vật có xương sống, dựa vào sự phân hóa tế bào phôi trong quá trình phát triển chia ra hai nhóm: Phôi phát triển không màng ối : Toàn bộ trứng đều biến thành phôi thai Phôi phát triển có màng ối : Trong quá trình phát triển chỉ có một bộ phận tế bào sinh ra từ hợp tử phát triển thành phôi còn một bộ phận khác phát triển thành dưỡng mô Riêng động vật có vú trên cơ sở màng ối còn có dây rau để hút chất bổ từ cơ thể mẹ và thải chất bài tiết ra ngoài qua cơ thể mẹ.
- IV – GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG ( Giai đoạn hậu phôi) Là giai đoạn màng ấu trùng hoặc con non đã tách khỏi noãn hoàng, vỏ trứng hoặc cơ thể mẹ, dựa vào “sự tự hoạt động” của bản thân để liên tục sinh trưởng, phát triển, để tăng tiến về khối lượng, kích thước và chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự chuyển biến về chất sang giai đoạn thành niên tiếp đó.
- 2- Đặc điểm: • Ấu trùng hoặc con non tự hoạt động hoặc để tăng tiến về khối lượng và kích thước với tốc độ rất mạnh mẽ. • Tốc độ tăng đồng hóa rất lớn, cao hơn tốc độ dị hóa rất nhiều. • Sự phát triển có thể chưa cân đối, chưa hài hòa ; một số cơ quan chưa hoàn chỉnh; một số cơ quan có thể bị mất đi hay được thay thế bằng các cơ quan mới trong giai đoạn trưởng thành. • Cơ quan sinh dục chưa phát triển hoặc chưa hoạt động được một cách có hiệu quả. • Khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh còn yếu.
- • 3. Phân loại: • Theo đặc điểm sinh trưởng xếp sinh vật vào hai nhóm: Nhóm sinh trưởng có giới hạn: Các sinh vật này có cơ thể chỉ lớn lên trong một số giai đoạn xác định của vòng đời. Gia tăng về khối lượng và kích thước cơ thể chủ yếu chỉ diễn ra cho tới hết thời kỳ sinh trưởng, đạt tới một giới hạn nhất định đặc trưng cho loài rồi dừng lại. Nhóm sinh trưởng không có giới hạn: Sự lớn lên của cơ thể ở các sinh vật thuộc nhóm này diễn ra suốt đời sống của cá thể một cách liên tục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học phát triển - TS. Nguyễn Thị Trang
50 p | 684 | 144
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 1 - GV. Nguyễn Thành Luân
11 p | 209 | 33
-
Bài giảng Sinh học phân tử: Nhập môn Sinh học phân tử - Nguyễn Thị Ngọc Yến
30 p | 220 | 32
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 6 - Nguyễn Thị Diệu Hạnh
78 p | 94 | 14
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 1 - Lê Mạnh Dũng
54 p | 138 | 13
-
Bài giảng Sinh học vi sinh - ThS. Biện Thị Lan Thanh
332 p | 115 | 8
-
Bài giảng Sinh học đại cương (Phần 3): Chương 9 - ThS. Võ Thanh Phúc
13 p | 45 | 6
-
Bài giảng Sinh học động vật - Võ Lâm, Ph.D
26 p | 98 | 6
-
Bài giảng Sinh học phân tử: Nhập môn Sinh học phân tử - ThS. Nguyễn Thanh Tố Nhi
39 p | 71 | 5
-
Bài giảng Xu hướng phát triển thực phẩm: Các vấn đề về quản lý GMO/GMF
63 p | 13 | 4
-
Bài giảng Sinh học đại cương A2: Chương 4 - Ngô Thanh Phong
46 p | 28 | 4
-
Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 3
26 p | 33 | 4
-
Bài giảng Sinh học đại cương (Phần 3): Chương 13 - ThS. Võ Thanh Phúc
22 p | 34 | 4
-
Bài giảng Sinh học đại cương A2: Chương 3 - Ngô Thanh Phong
44 p | 33 | 3
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Kim Dung
13 p | 22 | 3
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 3 - Dương Thu Hương
48 p | 7 | 3
-
Bài giảng Sinh học đại cương - Chương 10: Sự sinh sản, tăng trưởng và phát triển của thực vật
20 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn