intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

372
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng giúp các bạn nắm được các thời kỳ phát triển cơ thể trẻ em để có cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hợp lý, đặc điểm sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể để có biện pháp bảo vệ các cơ quan đó, cơ thể trẻ em có sự phát triển theo lứa tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> <br /> ThS. TRẦN NGỌC HẢI<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM<br /> LỨA TUỔI MẦM NON<br /> (Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non)<br /> <br /> Quảng Ngãi, 2014<br /> 1<br /> <br /> BÀI MỞ ĐẦU<br /> 1. Nội dung bài giảng<br /> Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non là môn học nghiên cứu quá trình<br /> phát triển các chỉ số thể chất diễn ra trong cơ thể trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Nhằm đáp<br /> ứng các nhu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo Cao đẳng Sư phạm mới được ban<br /> hành đối với ngành Giáo dục mầm non. Giúp sinh viên không chỉ nắm vững các kiến<br /> thức cơ bản về quá trình phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi mầm non mà còn giúp<br /> sinh viên khi ra trường có thể vận dụng những kiến thức của môn học này trong việc<br /> nuôi, dạy trẻ một cách khoa học. Để các em có thể phát triển toàn diện về các mặt đức,<br /> trí, thể, mĩ.<br /> 2. Mục tiêu bài giảng<br /> * Kiến thức<br /> - Các thời kỳ phát triển cơ thể trẻ em để có cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục<br /> hợp lý<br /> - Đặc điểm sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể để có biện pháp bảo vệ các cơ<br /> quan đó<br /> - Cơ thể trẻ em có sự phát triển theo lứa tuổi<br /> * Kĩ năng<br /> Sinh viên khi ra trường có thể chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý. Tạo điều<br /> kiện tốt nhất cho sự phát triển hoàn thiện cơ thể trẻ.<br /> * Thái độ<br /> Có tinh thần, ý thức, thái độ chăm sóc trẻ; giáo dục trẻ để trẻ em phát triển toàn<br /> diện về thể chất.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chương 1. CẤU TẠO CHUNG CỦA CƠ THỂ TRẺ EM<br /> <br /> * Mục tiêu<br /> - Biết được một cách khái quát về cấu tạo của cơ thể con người, những đặc điểm về cấu<br /> tạo và chức năng thể hiện sự thống nhất của cơ thể trẻ em.<br /> - Hiểu được các qui luật và các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ em.<br /> <br /> 1.1. Cơ thể con người là một khối thống nhất<br /> 1.1.1. Sự thống nhất về đơn vị cấu tạo<br /> Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào.<br /> 1.1.1.1. Tế bào: mỗi tế bào có 3 thành phần cơ bản<br /> <br /> Hình 1. Cấu tạo chung của tế bào<br /> - Màng tế bào: bao bọc bên ngoài tế bào, gồm 2 thành phần chính là lớp lipit kép<br /> ở giữa với 2 đầu ưa nước quay ra ngoài và 2 đuôi kị nước quay vào giữa. Bên ngoài là<br /> 2 lớp protein. Ngoài ra còn có protein bám lỗ, protein xuyên màng. Trên màng có<br /> những lỗ nhỏ chỉ cho những chất cần thiết đi qua, nên màng có tính thấm chọn lọc gọi<br /> là màng bán thấm. Chức năng:<br /> + Giữ cho hình dạng tế bào ổn định.<br /> 3<br /> <br /> + Bảo vệ tế bào.<br /> + Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào<br /> - Nhân: nằm trong tế bào chất, được ngăn cách với tế bào chất bằng màng nhân<br /> có cấu tạo giống màng tế bào. Bên trong nhân có nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể có<br /> các thành phần: ADN, ARN, protein loại histon và phi histon. Trong đó ADN là nơi<br /> chứa đựng thông tin di truyền.<br /> - Tế bào chất: là chất dịch chứa đầy bên trong tế bào. Trong tế bào chất có nhiều<br /> bào quan (cơ quan tử): ti thể, lạp thể, bộ máy gôngi… Mỗi bào quan thực hiện một<br /> chức năng nhất định, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của tế bào.<br /> 1.1.1.2. Mô: là hệ thống các tế bào liên kết với nhau để tạo ra một cấu trúc có nguồn<br /> gốc phát sinh chung và cùng thực hiện một chức năng nhất định. Gồm có: mô biểu bì,<br /> mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.<br /> - Mô biểu bì: bao phủ bề mặt cơ thể hoặc lát các cơ quan bên trong có nhiệm vụ<br /> bảo vệ, hấp thu, chuyển hóa các chất.<br /> - Mô liên kết: có nhiều loại, mỗi mô có cấu tạo và chức năng khác nhau như mô<br /> máu, mô mỡ, mô sụn, mô xương…<br /> - Mô cơ: được cấu tạo từ các tế bào cơ, chức năng chủ yếu là vận động. Có 3 loại<br /> mô cơ:<br /> + Mô cơ vân: hoạt động theo ý muốn của con người.<br /> + Mô cơ trơn: hoạt động không theo ý muốn của con người.<br /> + Mô cơ tim: cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn, giữa các tế<br /> bào không có vách ngăn nên chúng là những hợp bào.<br /> - Mô thần kinh: có cấu tạo từ các nơ ron. Có chức năng điều khiển, phối hợp hoạt<br /> động giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.<br /> 1.1.1.3. Cơ quan: các loại mô liên kết với nhau theo những những cách xác định để tạo<br /> thành cơ quan: miệng, ruột, dạ dày…<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1.1.1.4. Hệ cơ quan: các cơ quan có cùng chức năng sẽ tập hợp với nhau theo một cách<br /> nhất định để tạo thành hệ cơ quan. Ở người có 8 hệ cơ quan: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,<br /> hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ vận động, hệ thần kinh, hệ sinh dục và hệ nội tiết.<br /> 1.1.1.5. Cơ thể: các hệ cơ quan sắp xếp theo một cách nhất định để tạo thành một cơ<br /> thể hoàn chỉnh.<br /> 1.1.2. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng<br /> Mỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có cấu tạo phù hợp với chức năng mà nó<br /> đảm nhận.<br /> 1.1.3. Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa<br /> - Đồng hóa là quá trình tổng hợp nên những chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể,<br /> đồng thời tích lũy năng lượng cho cơ thể.<br /> - Dị hóa là quá trình phân giải các chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt<br /> động.<br /> Như vậy, đồng hóa và dị hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng thống nhất<br /> với nhau. Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho dị hóa và quá trình dị hóa cung cấp<br /> năng lượng cho đồng hóa.<br /> 1.1.4. Sự thống nhất giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể<br /> Trong cơ thể, các cơ quan, hệ cơ quan luôn phối hợp với nhau. Nếu cơ quan, hệ<br /> cơ quan nào bị tổn thương thì các cơ quan, hệ cơ quan khác và cơ thể cũng bị ảnh<br /> hưởng.<br /> 1.2. Quá trình phát triển cơ thể trẻ em<br /> 1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển<br /> 1.2.1.1. Sinh trưởng: là sự biến đổi về mặt số lượng của cơ thể nhờ sự thay đổi số<br /> lượng, kích thước tế bào dẫn đến sự gia tăng kính thước, khối lượng cơ thể.<br /> 1.2.1.2. Phát triển: là sự thay đổi về số lượng và chất lượng cơ thể. Gồm 3 yếu tố: sinh<br /> trưởng, phân hóa cơ quan và tạo thành hình dáng đặc trưng cho cơ thể.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2