intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

147
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao được biên soạn kế tiếp sau tài liệu Bài giảng Sức bền vật liệu 1 dành cho sinh viên bậc cao đẳng ngành Cơ khí đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường đại học Phạm Văn Đồng. Bài giảng gồm 2 chương, trong mỗi chương đều có phần Câu hỏi ôn tập và Trắc nghiệm giúp cho học viên củng cố các kiến thức đã học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ<br /> *******<br /> ThS. NGUYỄN QUỐC BẢO<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> SỨC BỀN VẬT LIỆU 1<br /> NÂNG CAO<br /> (Dùng cho sinh viên cao đẳng)<br /> <br /> Quảng Ngãi, 12/2016<br /> <br /> Sức bền vật liệu 1 nâng cao<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sức bền vật liệu 1 nâng cao<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Mục lục …………………..……………………………….......……..…………. 3<br /> Lời nói đầu …………………..……………..…………….......……..…………. 4<br /> Chƣơng 6. CHUYỂN VỊ CỦA DẦM CHỊU UỐN<br /> 6.1. Khái niệm ...........…………..........................................................……. 5<br /> 6.2. Phương trình vi phân gần đúng của đường đàn hồi ………...……..…. 6<br /> 6.3. Phương pháp tích phân không định hạn ……………..……...…..……. 7<br /> 6.4. Phương pháp đồ toán (phương pháp tải trọng giả tạo) ….….......…… 11<br /> 6.5. Bài toán siêu tĩnh của thanh chịu uốn ………..………....……...…… 16<br /> Câu hỏi ôn tập…………………………………………………………..……….. 18<br /> Trắc nghiệm ………...…………………………………...……………..……….. 18<br /> Chƣơng 7. THANH CHỊU LỰC PHỨC TẠP<br /> 7.1. Khái niệm …………….……………...………..……..……………… 20<br /> 7.2. Thanh chịu uốn xiên ………….………...…………..……......……… 20<br /> 7.3. Thanh chịu uốn và kéo - nén ……….......…………………....……… 35<br /> 7.4. Thanh chịu kéo - nén lệch tâm ….......…....……………..…..….…… 44<br /> 7.5. Thanh chịu uốn và xoắn ..………………..……..…….……….…….. 50<br /> 7.6. Thanh chịu lực tổng quát .......…………......……..……..….……….. 56<br /> Câu hỏi ôn tập…………………………………………………………..……….. 57<br /> Trắc nghiệm ………...………………………………...………………..……….. 57<br /> Tài liệu tham khảo ………………………........……………..…………..…… 60<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sức bền vật liệu 1 nâng cao<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> (Cho lần điều chỉnh, bổ sung lần nhất)<br /> Sức bền vật liệu là một môn khoa học thực nghiệm<br /> thuộc khối kiến thức kỹ thuật cơ sở được giảng dạy trong<br /> các ngành kỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng. Mục<br /> đích của môn học là cung cấp những kiến thức cần thiết về<br /> cơ học vật rắn biến dạng nhằm giải quyết các vấn đề liên<br /> quan từ thiết kế đến chế tạo, và hỗ trợ cho việc nghiên cứu<br /> các môn học chuyên ngành khác trong lĩnh vực cơ khí và<br /> xây dựng.<br /> Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao được biên<br /> soạn kế tiếp sau tài liệu Bài giảng Sức bền vật liệu 1 dành<br /> cho sinh viên bậc cao đẳng ngành Cơ khí đào tạo theo học<br /> chế tín chỉ của Trường đại học Phạm Văn Đồng. Bài giảng<br /> gồm 2 chương. Trong mỗi chương đều có phần Câu hỏi ôn<br /> tập và Trắc nghiệm giúp cho học viên củng cố các kiến<br /> thức đã học. Đi kèm với Bài giảng này, chúng tôi có biên<br /> soạn tài liệu Bài tập Sức bền vật liệu 1 nâng cao.<br /> Bài giảng này được biên soạn nhằm giúp sinh viên cao<br /> đẳng học chế tín chỉ có thêm tài liệu tham khảo. Tuy có điều<br /> chỉnh và bổ sung nhưng chắc chắn không tránh khỏi những<br /> sai sót, rất mong được sự đóng góp của bạn đọc để tài liệu<br /> ngày càng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành<br /> cảm ơn.<br /> Quảng Ngãi, tháng 12/2016<br /> Người biên soạn<br /> Mobil:<br /> <br /> 090 531 1727<br /> <br /> Email: baoqng2006@gmail.com<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sức bền vật liệu 1 nâng cao<br /> <br /> Chương 6.<br /> CHUYỂN VỊ CỦA DẦM CHỊU UỐN<br /> A. MỤC TIÊU<br /> - Thiết lập phương trình vi phân gần đúng của đường đàn hồi.<br /> - Xác định được chuyển vị (độ võng, góc xoay) của dầm chịu uốn bằng các<br /> phương pháp: tích phân không định hạn và đồ toán (tải trọng giả tạo).<br /> <br /> B. NỘI DUNG<br /> 6.1. KHÁI NIỆM<br /> 6.1.1. Đƣờng đàn hồi, độ võng, góc xoay<br /> - Đường đàn hồi: Trong uốn phẳng, dầm chịu tác dụng của ngoại lực trong<br /> mặt phẳng quán tính chính trung tâm và trục của dầm bị uốn cong (H. 6.1).<br /> Đường cong của trục dầm sau khi bị uốn gọi là đường đàn hồi. Bán kính cong<br /> của dầm tại một vị trí được xác định:<br /> 1 Mx<br /> =<br /> ρ EJ x<br /> <br /> (6.1)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Z<br /> y<br /> Đường đàn<br /> hồi<br /> <br /> P<br /> <br /> z<br /> y<br /> <br /> <br /> <br /> y  dy<br /> <br /> dy<br /> <br /> dz<br /> <br /> dz<br /> b)<br /> <br /> a)<br /> Hình 6.1<br /> <br /> - Chuyển vị: Chuyển vị của tiết diện được đặc trưng bởi chuyển vị thẳng của<br /> trọng tâm và chuyển vị xoay của mặt phẳng tiết diện.<br /> + Chuyển vị thẳng: Chuyển vị thẳng có thể phân làm hai thành phần:<br /> chuyển vị ngang u và chuyển vị đứng v. Với giả thiết biến dạng bé, nên thành<br /> phần chuyển vị ngang u là số vô cùng bé bậc hai so với chuyển vị đứng v nên có<br /> thể bỏ qua. Do đó chuyển vị thẳng được cho là chuyển vị đứng v và gọi là độ<br /> võng của dầm:<br /> y = y(z) = v(z).<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2