Bài giảng Tài chính công - TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
lượt xem 95
download
Bài giảng Tài chính công của TS. Nguyễn Thị Thùy Dương nhằm trang bị cho người học lý thuyết về những vấn đề về hoạt động tài chính của khu vực công như chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, về thuế và tác động của thuế, ngân sách và quản lý ngân sách, nợ công và quản lý nợ công...Mời các bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công - TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- PUBLIC FINANCE TÀI CHÍNH CÔNG Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- Giới thiệu về môn học: • Kiến thức: trang bị lý thuyết về những vấn đề về hoạt động tài chính của khu vực công như chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, về thuế và tác động của thuế, ngân sách và quản lý ngân sách… • Kỹ năng: hiểu được các chính sách, các công cụ tài chính mà Chính phủ sử dụng để thực hiện vai trò của mình và sự vận hành các công cụ đó trong điều kiện của Việt Nam, từ đó có các nhận xét, đánh giá về các chính sách của Chính phủ. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- Giới thiệu môn học - Sách tham khảo: - “Tài chính công và Phân tích chính sách thuế”- Trường Đại học kinh tế TP.HCM- Khoa tài chính Nhà nước - “Giáo Trình Quản lý tài chính Công” – Học Viện tài chính, Hà Nội - “Kinh tế và Tài chính Công” – Ths. Vũ Cương- Đại Học Kinh tế Quốc dân- NXB Thống Kê - “Tài chính công”- Chủ biên: GS.TS Dương Thị Binh Minh- Đại Học kinh tế TP HCM, khoa Tài Chính nhà nước. - “Câu hỏi và bài tập TCC”- Đại học KTQD Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- NỘI DUNG MÔN HỌC - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG - CHƯƠNG 2: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NSNN - CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ THUẾ - CHƯƠNG 4: NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- 1.1. Khu vực công và vai trò kinh tế của Chính phủ 1.1.1. Khu vực công Khái niệm về khu vực công Đặc điểm của khu vực công Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- 1.1.2. Vai trò kinh tế của chính phủ a) Chính phủ với vai trò tái phân phối thu nhập * Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và nguyên nhân * Đo lường bất bình đẳng thu nhập - Đường Lorenz - Hệ số Gini * Vai trò tái phân phối thu nhập của chính phủ Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- b) Chính phủ với vai trò phân bổ nguồn lực hiệu quả - Khái niệm hiệu quả Pareto - Điều kiện hiệu quả - Các yếu tố gây ra phi hiệu quả: độc quyền, ngoại ứng, hàng hoá công cộng… - Cách can thiệp của chính phủ Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- c) Chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô - CSTK là chính sách của CP nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền KT thông qua những thay đổi trong chi tiêu của CP và thuế khóa. - CSTK mở rộng: Tăng chi tiêu G hoặc giảm thuế thu nhập T sẽ làm tăng sản lượng cân bằng - CSTK thắt chặt: Giảm chi tiêu G hoặc tăng thuế thu nhập T sẽ làm giảm sản lượng cân bằng Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- Cơ chế vận hành của chính sách tài khóa • Chính phủ tăng chi tiêu làm tăng GDP thực tế • GDP thực tế tăng làm tăng tiêu dùng hộ gia đình C • Tiêu dùng hộ gia đình tăng lại tiếp tục làm tăng GDP thực tế. • Chính phủ giảm thuế làm tăng thu nhập sau thuế của hộ gia đình • Thu nhập sau thuế tăng làm tiêu dùng hộ gia đình C tăng • Tiêu dùng hộ gia đình tăng làm tăng GDP thực tế. • GDP thực tế tăng làm tăng tiêu dùng hộ gia đình
- 1.2. Tài chính công 1.2.1. Quan niệm về tài chính công - Quan niệm của các nhà kinh tế nước ngoài - Quan niệm của các nhà kinh tế trong nước Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- 1.2.2. Đặc điểm của tài chính công a) Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công - Chủ thể của tài chính công là nhà nước. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền lập pháp và quy định hệ thống pháp luật bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước. Nhà nước cũng quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản thu chi từ các quỹ tiền tệ của nhà nước, quyết định việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công sao cho đạt hiệu quả nhất. - Cần đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của nhà nước, loại trừ sự chia xẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành NSNN. Biên soạn: TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
- b) Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính công - Thu nhập của TCC có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước, từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất lưu thông và phân phối. - Thu nhập của TCC dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau: bắt buộc và tự nguyện, hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- c) Đặc điểm về mục tiêu hoạt động của tài chính công * Tài chính công phục vụ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. - Hiệu quả của các khoản chi tiêu tài chính công thường được xem xét trên tầm vĩ mô. - Việc thụ hưởng các lợi ích từ tài chính công không phụ thuộc vào khả năng, mức độ đóng góp của các chủ thể trong xã hội. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- d) Đặc điểm về phạm vi hoạt động của tài chính công Phạm vi ảnh hưởng của tài chính công rất rộng. - Trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, tài chính công có khả năng động viên, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia vào các quỹ công từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội. - Đồng thời, bằng việc sử dụng các quỹ công, tài chính công có khả năng tác động tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, đạt tới những mục tiêu đã định. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- 1.2.3. Vai trò của tài chính công a) Huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước Để phát huy vai trò này, nhà nước cần phải: - Xác định tỷ lệ động viên nguồn lực tài chính của NN trên GDP. - Xác định mức độ động viên các nguồn lực tài chính hợp lý từ các pháp nhân và thể nhân ở trong nước và nước ngoài. - Hoàn thiện các hình thức huy động nguồn lực TCC. - Xác định nhu cầu chi tiêu của NN và phân bổ hợp lý các nguồn lực TCC cho các nhu cầu chi tiêu đó. - Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình phân phối, phân bổ vả sử dụng các nguồn lực TCC
- b) Quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. - Điều tiết thị trường và bình ổn giá cả. - Duy trì sự cân đối của cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tỷ giá hối đoái. - Phát triển văn hóa xã hội Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- 1.2.4. Nội dung và các lĩnh vực thuộc tài chính công a) Căn cứ vào chủ thể quản lý trực tiếp * Tài chính công tổng hợp: tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà nước. Tài chính công tổng hợp gồm NSNN và các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- * Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính công cho xã hội. Nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt động gần như do NSNN cấp hoàn toàn. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
- * Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước - Các đơn vị sự nghiệp nhà nước là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-xã hội. - Thu nhập của các đơn vị này chủ yếu do NSNN cấp. Biên soạn: TS. Nguyễn Thùy Dương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tài chính công và chính sách tài khóa - PGS.TS Sử Đình Thành
16 p | 645 | 217
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Đặng Văn Cường
10 p | 212 | 22
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Ths. Vũ Xuân Thủy
19 p | 128 | 18
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 2 - Hệ thống ngân sách nhà nước
20 p | 156 | 13
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Đặng Văn Cường
15 p | 158 | 12
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - Đặng Văn Cường
14 p | 135 | 12
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6 - Đặng Văn Cường
18 p | 137 | 9
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - ĐH Thương Mại
25 p | 80 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 6 - Th.S Trần Tấn Hùng
18 p | 216 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - Th.S Trần Tấn Hùng
15 p | 109 | 8
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 3 - Th.S Trần Tấn Hùng
22 p | 112 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 3 - Hệ thống thuế nhà nước
26 p | 107 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 1 - Tổng quan chung về Tài chính công
26 p | 167 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 2 - ĐH Thương Mại
20 p | 53 | 4
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 4 - Th.S Trần Tấn Hùng
14 p | 121 | 3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 5 - Th.S Trần Tấn Hùng
16 p | 123 | 3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 8 - ĐH Thương Mại
23 p | 45 | 3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 9 - ĐH Thương Mại
16 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn