intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Lãi suất và tín dụng

Chia sẻ: Estupendo Estupendo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, phần thứ hai của chương sẽ đề cập tới những vấn đề khái quát liên quan tới tín dụng như cơ sở hình thành tín dụng và tầm quan trọng của tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Lãi suất và tín dụng

  1. CHƯƠNG 8. LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG Tóm tắt nội dung học tập của chương Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, một biến số có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế bởi ảnh hưởng sâu rộng của nó tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Các nội dung liên quan tới lãi suất được được đề cập bao gồm việc phân loại các loại hình lãi suất để giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về các loại lãi suất hiện hữu được sử dụng trong các giao dịch kinh tế hoặc được sử dụng như là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước hay được dùng để đo lường hiệu quả của khoản đầu tư. Để hiểu về cách tính lãi suất, chúng ta sẽ tiếp cận với cách tính giá trị tương lai và hiện tại của các khoản đầu tư vào tài sản nợ. Sau đó các loại lãi suất được tính toán chính như lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành hay tỷ suất lợi nhuận sẽ được trình bày trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần cuối cùng của nội dung về lãi suất sẽ đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của lãi suất như khung mẫu tiền vay, khung mẫu ưa thích tính thanh khoản, cấu trúc rủi ro của lãi suất, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, và cuối cùng là lý thuyết kỳ vọng. Phần thứ hai của chương sẽ đề cập tới những vấn đề khái quát liên quan tới tín dụng như cơ sở hình thành tín dụng và tầm quan trọng của tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội. Chúng ta cũng tìm hiểu các loại hình tín dụng đang được sử dụng trong các giao dịch kinh tế ở khu vực tư nhân hay ở khu vực nhà nước như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại hay tín dụng nhà nước để thấy được những ứng dụng của từng loại hình tín dụng này. Mục tiêu học tập của chương Về mặt kiến thức: Người học nắm được bản chất của lãi suất, các loại hình lãi suất, bản chất và phương pháp tính về giá trị tương lai cũng như giá trị hiện tại của một số khoản đầu tư đặc thù vào tài sản nợ. Sau đó, việc nắm được phương pháp tính và mối liên hệ qua lại giữa lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành, và tỷ suất lợi nhuận thông qua sự biến động của giá của công cụ
  2. nợ là rất quan trọng. Cuối cùng người học nắm vững các yếu tố liên quan tới sự biến động của lãi suất. Đối với nội dung về tín dụng, người học cần nắm vững được bản chất của tín dụng và ba loại hình tín dụng chính trong nền kinh tế như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước để có cái nhìn về ứng dụng của từng loại hình tín dụng này trong nền kinh tế. Mục tiêu kỹ năng Người học sẽ nắm được các kỹ năng tính toán về giá trị hiện tại, giá trị tương lai, lãi suất đáo hạn và lãi suất hiện hành của một số khoản đầu tư vào tài sản nợ.
  3. I. Lãi suất 1. Lãi suất và phân loại lãi suất 1.1. Lãi suất Cái gì cũng có giá của nó, và cái giá mà chúng ta muốn sử dụng tài sản nhàn rỗi của người khác trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện những mục đích của mình được gọi là tiền lãi hoặc một loại tài sản khác chúng ta phải trả có thể quy đổi tương đương ra tiền. Nói một cách khác đi lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian. Thông thường tiền lãi được hiểu là mức giá sử dụng vốn hay chi phí sử dụng vốn mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một thời kỳ nhất định. Khác với tiền lãi, vốn là con số tuyệt đối, lãi suất thể hiện một tỷ lệ tương đối giữa số lãi phải trả và số nợ gốc trong một thời kỳ tính lãi. Chúng ta muốn sở hữu một tỷ đồng ngay trong ngày hôm nay hay năm năm nữa? Rõ ràng việc sở hữu số tiền đó ngay tại ngày hôm nay sẽ được ưa thích hơn. Như vậy có thể nhận ra ngay rằng tiền tệ có giá trị theo thời gian, một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng trong tương lai. Vì sao vậy? vì thời gian cho phép chúng ta có cơ hội để trì hoãn sự chi tiêu từ số tiền có được và dùng số tiền đó để đầu tư và thu về một khoản lợi nhuận được gọi là tiền lãi trong tương lai. Và đây chính là cơ chế để cho lãi suất tồn tại. Người cho vay kỳ vọng người đi vay sẽ trả một khoản tiền lãi mà họ kỳ vọng rằng sẽ bù đắp được hoặc hơn phần lợi nhuận mà họ có thể đầu tư ở lĩnh vực khác với mức độ chấp nhận rủi ro nhất định. 1.2. Phân loại lãi suất Lãi suất có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ theo (i) Hoạt động kinh doanh của ngân hàng, (ii) Mục đích quản lý thị trường tiền tệ, (iii) Giá trị thực của tiền lãi thu được, (iv) Giá trị thị trường của lãi suất, (v) Thời điểm chiết khấu, và (vi) Căn cứ vào cách thức tính toán lãi suất. 1.2.1. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  4. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong đó nổi bật nhất là hai hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng ra nền kinh tế. Tương ứng với hai hoạt động này mà ngân hàng có hai loại hình lãi suất là lãi suất huy động vốn và lãi suất tín dụng. 1.2.1.1. Lãi suất huy động vốn Để có nguồn tiền cho vay, ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi hình thức huy động sẽ được ngân hàng trả mức lãi suất khác nhau và được gọi chung là lãi suất huy động vốn. Có hai loại lãi suất phổ biến căn cứ vào hình thức này đó là lãi suất có kỳ hạn và lãi suất không kỳ hạn. Lãi suất có kỳ hạn là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khách hàng gửi tiết kiệm căn cứ vào từng mức thời gian có định mà khách hàng ngân hàng vay. Tại Việt Nam, kỳ hạn này có thể được ngân hàng quy định là từ dưới 1 tháng tới trên 36 tháng. Thông thường thời hạn gửi càng cao thì mức lãi suất càng cao. Lãi suất không có kỳ hạn là lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiết kiệm mà không ràng buộc vào thời gian cho vay. Khách hàng có thể rút tiền gửi khỏi ngân hàng bất cứ khi nào mình muốn. Vì tính bất định và khó dự đoán của việc rút tiền dẫn đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này khó khăn hơn mà lãi suất của khoản vay trên nhỏ hơn lãi suất có kỳ hạn. Tại Việt Nam, khoản lãi suất này thường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất có kỳ hạn dưới một tháng. Dưới đây là bảng trần lãi suất huy động vốn1 của Vietinbank vào ngày 31/10/2013 đối với các khoản cho vay kỳ hạn và không kỳ hạn được phân chia theo từng loại tiền gửi và đối tượng gửi. Bảng 8.1. Trần lãi suất huy động vốn đối với các kỳ hạn của Vietinbank 1 Mức lãi suất tối đa mà ngân hàng được phép trả cho khách hàng gửi tiết kiệm theo quy định từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất chính thức mà một khách hàng nhận được có thể bằng hoặc nhỏ hơn mức trần lãi suất.
  5. Trần lãi suất huy động (%/năm) Kỳ hạn VND USD EUR Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Không kỳ hạn 1,20 (*) 0,10 0,10 0,10 0,10 Dưới 1 tháng 1,20 1,20 1,25 0,25 1 tháng 6,50 6,00 1,25 0,25 1,00 1,00 Trên 1 tháng đến 2 tháng 6,50 6,00 1,25 0,25 1,00 1,00 Trên 2 tháng đến dưới 3 tháng 6,50 6,50 1,25 0,25 1,00 1,00 Từ 3 tháng đến 6 tháng 7,00 6,50 1,25 0,25 1,00 1,00 Trên 6 tháng đến dưới 9 tháng 7,00 7,00 1,25 0,25 1,00 1,00 Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng 7,00 7,00 1,25 0,25 1,50 1,50 Từ 12 tháng đến 13 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50 Trên 13 tháng đến 18 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50 Trên 18 tháng đến 24 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50 Trên 24 tháng đến 36 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50 Trên 36 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50 Ghi chú: (*): Khách hàng liên hệ với chi nhánh để có mức lãi suất cụ thể (Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/doc/saving/index.html) 1.2.1.2. Lãi suất tín dụng Ngân hàng thương mại cung cấp các khoản tín dụng (các khoản cho vay) cho các đối tượng trong nền kinh tế để họ sử dụng theo các nhu cầu của mình và áp dụng các mức lãi suất khác nhau tùy vào đặc điểm của khoản cho vay và được gọi chung là lãi suất tín dụng. Tùy theo hình thức vay vốn, thời hạn vay vốn, và mục đích vay vốn mà ngân hàng thương mại áp dụng các mức lãi suất khác nhau. (i). Mức lãi suất áp dụng theo thời gian vay: Dựa theo thời hạn cho vay, có hai hình thức cho vay là vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. Những khoản vay trung dài hạn thông thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn các khoản cho vay ngắn hạn. (ii). Mức lãi suất áp dụng theo hình thức vay: Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay có 2 hình thức cho vay là cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo. Những khoản cho vay có đảm bảo sẽ có mức lãi suất thấp hơn các khoản cho vay không có đảm bảo (những khoản vay sử dụng uy tín của cá nhân hoặc tổ chức để đi vay mà không cần bất cứ một tài sản thế chấp nào)
  6. (iii). Mức lãi suất áp dụng cho mục đích vay vốn: Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay có 2 hình thức cho vay là cho vay tiêu dùng và cho vay để kinh doanh. Những khoản cho vay dành cho kinh doanh thông thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn dành cho vay tiêu dùng. Trên đây chỉ là những phân loại cơ bản về mức lãi suất áp dụng cho hoạt động tín dụng. Trên thực thực tế, các ngân hàng sẽ căn cứ vào nhiều tiêu chí tổng hợp để tính toán mức lãi suất áp dụng cho từng đối tượng vay, hình thức vay và mục đích vay khác nhau. 1.2.2. Căn cứ vào mục đích quản lý thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất như là một công cụ để điều tiết thị trường, tùy vào từng mục đích khác nhau mà xuất hiện các loại hình lãi suất tương ứng. Thông thường có bốn loại hình lãi suất là lãi suất cơ bản, trần lãi suất, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất cơ bản là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại dựa vào đó để xây dựng mức lãi suất kinh doanh. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam. Đây cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Bảng 8.2 mô tả danh mục lãi suất trong thời kỳ 2010 thông qua các văn bản do ngân hàng Nhà nước ban hành. Bảng 8.2. Danh mục lãi suất cơ bản thời kỳ 2010
  7. Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 1/12/2010 9% 2619/QĐNHNN 05/11/2010 5/11/2010 8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 1/11/2010 8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 1/10/2010 8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 1/9/2010 8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 1/8/2010 8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 1/7/2010 8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 1/6/2010 8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 1/5/2010 8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 1/4/2010 8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 1/3/2010 8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 1/2/2010 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn) Trần lãi suất là loại lãi suất tối đa mà ngân hàng trung ương quy định các tổ chức tín dụng được phép sử dụng trong quá trình huy động vốn hoặc cho vay. Loại lãi suất này tồn tại ở một số quốc gia có thị trường tiền tệ còn non trẻ như Việt Nam. Ở một khía cạnh khác mang tính chất điều chỉnh hành vi kinh tế, các quốc gia thông thường sẽ quy định về trần lãi suất để phòng chống các hành vi cho vay nặng lãi. Ví dụ ở Ý quy định về lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 50% lãi suất trung bình, như vậy trần lãi suất ở mức 150% lãi suất trung bình. Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất của khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng trung ương để cứu cánh cho tình trạng mất thanh khoản tạm thời ở ngân hàng thương mại hoặc để thực hiện những lý do điều hành đặc biệt khác trong hoạt động ngân hàng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Khoản vay ngắn hạn này thường được đảm bảo bằng các tài sản của các khoản vay hiện hữu tại ngân hàng thương mại. Lãi suất tái chiết khấu là loại lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng cho ngân hàng thương mại khi cho các ngân hàng này vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá đang được nắm giữ bởi các ngân hàng này. Điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ mua lại những giấy tờ có giá (hối phiếu, trái phiếu …) còn thời hạn thanh toán của ngân hàng thương mại với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Tỷ lệ chiết khấu này được gọi là lãi
  8. suất chiết khấu và được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá, nó được khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương mua. Ví dụ 1: Ngân hàng OZ đang thiếu thanh khoản trầm trọng, ngoài việc tăng cường huy động tiên gửi, ngân hàng còn thực hiện việc bán khối lượng trái phiếu chính phủ có giá trị tính theo mệnh giá là 50 tỷ VNĐ mà họ đang nắm giữ trong tay cho ngân hàng trung ương. Mệnh giá một trái phiếu là 1 triệu VNĐ, thời hạn mà chính phủ thanh toán cho khối lượng trái phiếu này còn 9 tháng nữa, mức lãi suất chiết khấu do ngân hàng Nhà nước quy định cho thời kỳ này là 5%/năm. Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào thời hạn thanh toán còn lại và mức lãi suất chiết khấu theo quy định đã tính mức lãi suất chiết khấu như sau: 5% x (9/12) = 3.75% Như vậy, số tiền mà ngân hàng OZ nhận được từ ngân hàng Nhà nước sau khi chiết khấu: 50 tỷ x (1 – 3.75%) = 50 tỷ x 96.25% = 48,125 tỷ Từ ví dụ trên chúng ta nhận thấy nếu lãi suất tái chiết khấu càng lớn thì số tiền mà ngân hàng thương mại nhận được sau khi chiết khấu giấy tờ có giá sẽ càng nhỏ. Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được gọi chung là lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất tái cấp vốn thông thường lớn hơn lãi suất tái chiết khấu do yếu tố rủi ro của hoạt động tái cấp vốn lớn hơn. Việc sở hữu giấy tờ có giá ở các khoản cho vay tái chiết khấu mang đến cho ngân hàng trung ương sự an toàn hơn so với việc nắm giữ tài sản đảm bảo của các ngân hàng thương mại và các tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ từ khoản cho vay tái cấp vốn. Bảng 8.3. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu qua một số thời kỳ
  9. Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu Văn bản quyết định Ngày áp dụng 7% 5% 1073/QĐ-NHNN 13-05-2013 8% 6% 643/QĐ-NHNN 26-03-2013 9% 7% 2646/QĐ-NHNN 24-12-2012 10% 8% 1289/QĐ-NHNN 01-07-2012 11% 9% 1196/QĐ-NHNN 11-06-2012 12% 10% 1081/QĐ-NHNN 28-05-2012 13% 11% 693/QĐ-NHNN 11-04-2012 14% 12% 407/QĐ-NHNN 13-03-2012 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn) 1.2.3. Căn cứ vào khoản giá trị thực của tiền lãi thu được. Số tiền lãi mà chúng ta nhận được từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng hay số tiền lãi mà ngân hàng nhận được khi cho vay đều được tính trên danh nghĩa, nó chưa được điều chỉnh bởi lạm phát. Chúng ta đã biết lạm phát là một loại thuế, nó bào mòn giá trị của đồng tiền và làm cho giá trị thực của đồng tiền bị giảm xuống. Tính toán lãi suất thực tế từ lãi suất danh nghĩa và lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về giá trị thực của khoản lãi suất cho vay. Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất phải thanh toán trên hợp đồng vay vốn và chưa được điều chỉnh bởi lạm phát. Đây là loại lãi suất được dùng rộng rãi trong kinh doanh và được công bố bởi các tổ chức tín dụng thông qua các loại lãi suất kinh doanh như: lãi suất huy động vốn, lãi suất tín dụng … Lãi suất thực là loại được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát. Lãi suất thực được tính the công thức Fisher như sau: 1+i = (1+r) (1+E(I)) Trong đó: i = lãi suất danh nghĩa; r = lãi suất thực; E(I) = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Công thức này được tính gần đúng như sau:
  10. r = i – E(I) Ở đây chúng ta cần hiểu lãi suất thực là một loại lãi suất mang tính kỳ vọng và nó là một là một chỉ số tốt hơn so với lãi suất danh nghĩa để quyết định cho vay hoặc đi vay. Vì là một loại lãi suất kỳ vọng nên nó cũng không phải là một số chính xác đơn thuần. Ví dụ 2: Cuối năm 2013, doanh nghiệp Vimexco dự định đầu tư mới một dây chuyền sản xuất bằng cách vay 60% vốn trung hạn từ ngân hàng và 40% vốn đối ứng của Vimexco trong vòng ba năm. Để làm rõ phương án vay vốn, Kế toán trưởng yêu cầu nhân viên kế toán ngân hàng thu thập số liệu về lãi suất từ một số ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch tín dụng. BIDV là ngân hàng đưa ra lãi suất tín dụng tốt nhất cho khoản tín dụng 12 – 36 tháng là 8% năm. Vimexco dự tính lạm phát cho năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt là 4.5%, 5%, và 6%. Như vậy lãi suất thực theo kỳ vọng của khoản vay là bao nhiêu theo kỳ vọng của Vimexco, hay nói khác đi Vimexco kỳ vọng chi phí thực của khoản vay là bao nhiêu theo từng năm? Nhân viên kế toán ngân hàng đã thực hiện bảng tính như sau: Năm 2014 2015 2016 Lãi suất danh nghĩa (i) 8% 8% 8% Lạm phát dự tính (ii) 4.5% 5% 6% Lãi suất thực (iii) = (i) – (ii) 3.5% 3% 2% Như vậy lãi suất thực mà Vimexco kỳ vọng sẽ phải trả qua từng năm là 3.5%, 3% và 2%. Nếu như Vimexco dự tính làm phát càng cao thì chi phí thực của khoản vay càng giảm xuống. Khi lạm phát dự tính càng cao, đồng nghĩa với lãi suất thực tế thấp, người đi vay sẽ có động lực vay nhiều hơn và người cho vay sẽ có ít động lực cho vay hơn. Điều chúng ta cần lưu ý là lãi suất thực sự mà một nhà đầu tư nhận được ở cuối kỳ có thể sẽ không giống với mức lãi suất mà chúng ta kỳ vọng ở phương trình Fisher. Khi
  11. nhà đầu tư biết được chính xác mức lạm phát cơ bản2 của nền kinh tế vào cuối kỳ tính lãi thì lúc đó họ mới biết được lãi suất thực tế của khoản vay là bao nhiêu. 2. Phương pháp xác định lãi suất Tại Chương 2 chúng ta đã khảo sát về các công cụ trên thị trường tài chính bao gồm công cụ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên mỗi công cụ lại có một cách tính lãi hoặc cách đầu tư khác nhau, vì thế cần phải có các phép đo lãi suất để tính toán chính xác chi phí sử dụng vốn của từng công cụ đồng thời giúp cho nhà đầu tư so sánh được lãi suất nhận được từ các công cụ khác nhau qua đó lựa chọn được công cụ đầu tư cho lợi nhuận tốt nhất. Để nắm vững về phương pháp xác định lãi suất, trong phần này chúng ta sẽ lần lượt theo thứ tự xem xét các nội dung sau: (i) Phân loại các công cụ trên thị trường tín dụng theo thời hạn thanh toán, (ii) Giá trị thời gian của tiền tệ, (iii) Lãi suất đáo hạn, và (iv) Các chỉ tiêu khác về lãi suất. 2.1. Phân loại công cụ thị trường tín dụng theo thời hạn thanh toán Việc hiểu về các công cụ của thị trường tín dụng theo thời hạn thanh toán sẽ là nền tảng đầu tiên trong việc hiểu về phương pháp xác định lãi suất. Nói tới lãi suất là nói tới thời hạn thanh toán (ngày đáo hạn) của từng loại công cụ của thị trường tài chính mà cụ thể là trên thị trường tín dụng. Các phép đo về lãi suất sẽ căn cứ theo cách phân loại các công cụ này để tính toán. Nếu căn cứ thời hạn thanh toán, các công cụ này được chia làm năm loại chính: (i). Cho vay đơn: Là khoản cho vay mà người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi một lần duy nhất tại ngày đáo hạn. Ví dụ 3: 2 Lạm phát cơ bản (core inflation) thường là mức lạm phát được dùng để xác định lãi suất thực ở cuối năm hay cuối kỳ tính lãi. Đây là mức lạm phát sau khi đã loại trừ những yếu tố biến động mang tính thời vụ. Hiện nay lạm phát thông thường (headline inflation) được Tổng cục Thống kê công bố chỉ có ý nghĩa phản ánh mức thay đổi tương đối về chi phí sinh hoạt hằng ngày, vốn được sử dụng nhiều trong việc điều chỉnh lương hơn là cho chính sách tiền tệ
  12. An là một nhân viên văn phòng với thu nhập cố định, An muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi để kinh doanh thêm trên mạng. Do đã từng có kinh nghiệm về bán quần áo nên An dự định mở một shop bán hàng trên trang 5s.vn. Sau khi tính toán các khoản chi phí, An thấy mình sẽ phải vay thêm 50 triệu từ bạn bè trong vòng 9 tháng. Một người bạn thân của An đã đồng ý cho vay số tiền trên nhưng với điều kiện là phải trả lãi suất là 1% cho mỗi tháng và tính tổng là 9% cho 9 tháng tại thời điểm trả tiền gốc. Như vậy sau 9 tháng, tại thời điểm đáo hạn, số tiền gốc và tiền lãi mà An phải trả một lần là: 50,000,000 + 50,000,000 x 9% = 50,000,000 x (1 + 9%) = 54,500,000 (đồng) (ii). Cho vay ghép lãi: Là khoản vay mà người đi vay sẽ phải trả lãi làm nhiều lần (thường là theo định kỳ) tính tới thời điểm đáo hạn. Số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Hiện nay việc cho vay ghép lãi là rất phổ biến trong thị trường tín dụng. Ví dụ 4: Cũng từ ví dụ trên, một người bạn khác của An cũng đồng ý cho An vay số tiền trên trong thời hạn 9 tháng với lãi suất 9% nhưng với điều kiện là cứ 3 tháng trả tiền lãi 3%. Số tiền gốc sẽ phải thanh toán vào tháng thứ 9. Như vậy số tiền lãi và gốc mà An phải thanh toán theo thời kỳ như sau: Thời kỳ Tháng 0 Tháng thứ 3 Tháng thứ 6 Tháng thứ 9 Số tiền vay 50 triệu Số tiền lãi 3% x 50 = 1,5 triệu 3% x 50 = 1,5 triệu 3% x 50 = 1,5 triệu Số tiền gốc 50 triệu Như vậy ngoài số tiền gốc, số tiền lãi phải trả trong 9 tháng là 4,5 triệu. Số tiền lãi phải trả tuy cũng bằng với phương án vay đầu tiên nhưng khác ở chỗ An phải trả số tiền lãi theo định kỳ.
  13. Điều này cũng giống như việc bạn cho ngân hàng vay với thời hạn 5 năm, lãi suất là 10%/năm. Ngân hàng sẽ trả lãi 10%/năm trên số tiền bạn cho vay cho tới thời điểm đáo hạn. (iii). Cho vay với mức thanh toán cố định: Là khoản vay mà người đi vay phải trả cố định một khoản tiền theo định kỳ cho tới khi kết thúc kỳ hạn vay. Hình thức cho vay như này chúng ta thường thấy trong cho vay trả góp hoặc trong các dự án đầu tư có đề cập tới dòng tiền đều của thu nhập, nó không đề cập tới số tiền gốc hay tiền lãi phải trả. Ví dụ 5: Trở lại ví dụ trên, người bạn thứ ba cũng đồng ý cho An vay 50 triệu nhưng với điều kiện là An phải trả góp hàng tháng là 6 triệu đồng trong vòng 9 tháng. Như vậy số tiền mà An phải trả hàng tháng như sau: Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Số tiền 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu 6 triệu Như vậy tổng số tiền mà An phải thanh toán trong vòng 9 tháng là: 9 x 6 = 54 (triệu đồng) (iv). Trái phiếu Coupon: Là loại trái phiếu mà người sở hữu nó (chủ nợ) sẽ nhận được khoản tiền lãi hàng năm cho tới ngày đáo hạn. Khoản tiền gốc cũng được thanh toán vào ngày đáo hạn. Về mặt bản chất, việc sở hữu trái phiếu coupon cũng giống như việc cho vay ghép lãi. Ví dụ 6: Phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành ngày 11/9/2013 có tổng khối lượng gọi thầu 2.000 tỷ đồng với 4 loại kỳ hạn: 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Trái phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,3-9,5%/năm.
  14. Hình thức bán trái phiếu sau khi đã xác định được lãi suất cạnh tranh là bán ngang mệnh giá và lãi suất trả định kỳ3. Tại loại kỳ hạn 3 năm chỉ có 3 ngân hàng tham gia và ngân hàng XYZ đã trúng thầu 100 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất trúng thầu là 9.1%/năm. Số tiền lãi và tiền gốc nhận được hàng năm và tại thời điểm đáo hạn được tính như sau: Thời kỳ Năm 0 Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Giá trị trái phiếu đấu thầu 100 Số tiền lãi 9.1% x 100 = 9.1 9.1% x 100 = 9.1 9.1% x 100 = 9.1 Số tiền gốc nhận được 100 Như vậy tổng số tiền lãi nhận được sau 3 năm là 9.1 x 3 = 27.3 (tỷ) (v). Trái phiếu chiết khấu: Là loại trái phiếu mà người sở hữu đã mua nó với mức giá (thường là) thấp hơn mệnh giá và không nhận bất cứ khoản tiền lãi nào trong suốt thời gian sở hữu trái phiếu. Tới thời gian đáo hạn, người sở hữu sẽ được người phát hành trả cho số tiền bằng với mệnh giá ghi trên trái phiếu. Trái phiếu này còn được gọi là trái phiếu zero coupon – trái phiếu coupon 0. Ví dụ 7: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Thông báo V/v đấu thầu Trái phiếu Chính phủ đợt 11/201X do Kho Bạc Nhà nước phát hành Căn cứ công văn số AAA/KBNN-HĐV ngày 17/02/201X của Kho bạc Nhà nước về việc đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức đấu thầu Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 12/201X, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo thông tin chi tiết về đợt phát hành này như sau: 3 Theo thông tư số: 17/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước quy định có 3 hình thức phát hành trái phiếu sau khi đã xác định được lãi suất đấu thầu: (i) Phát hành ngang mệnh giá, (ii) Phát hành thấp hơn mệnh giá, và (iii) Phát hành cao hơn mệnh giá.
  15. Kỳ hạn Khối lượng Ngày Ngày Ngày trái phiếu gọi thầu phát hành đáo hạn đấu thầu 1.000 tỷ đồng 14h00’ 03 năm (Một nghìn tỷ 27/02/2013 27/02/2016 Thứ Năm, ngày đồng) 23/02/2013 Kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Khối lượng trái phiếu đấu Hình thức đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu thầu. Hình thức trái Bán dưới mệnh giá, phát hành dưới hình thức ghi sổ; được niêm yết tại Sở Giao phiếu dịch Chứng khoán Hà Nội. Thanh toán gốc Thanh toán một lần khi đến hạn. Thanh toán lãi Không thanh toán tiền lãi. Hình thức bỏ Thành viên đấu thầu bỏ phiếu trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá phiếu nhân khác bỏ phiếu thông qua thành viên đấu thầu. Thời hạn nộp Trước 14h00’ ngày 23/02/2012 phiếu Tầng 1, Sàn đấu giá Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Nơi nộp phiếu Số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Qua thông báo trên chúng ta thấy đây là trái phiếu zero coupon có kỳ hạn là 3 năm. Ngân hàng XYZ đã trúng thầu 100 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất trúng thầu là 9.1%/năm. XYZ phải thanh toán số tiền theo tính toán từ NHNN là 77.00621 (tỷ)4 Tới ngày đáo hạn, số tiền mà ngân hàng XYZ nhận được là 100 tỷ, như vậy sau 3 năm, XYZ đã lãi số tiền là: 100 - 77.00621 = 22.99379 (tỷ) Chúng ta cần lưu ý là số tiền lãi được tính từ Ví dụ 6 và 7 được tính đơn thuần là lấy tổng số tiền lãi trong thời kỳ hoặc lấy mệnh giá trừ giá mua chứ chưa đề cập tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ. Điều này sẽ làm cho chúng ta có cảm tưởng là phương án đầu tư từ ví dụ 6 sẽ hiệu quả hơn phương án ở ví dụ 7 do số tiền lãi nhận được nhiều hơn. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ có cảm tưởng phương án vay và trả nợ ở Ví dụ 5 sẽ tốt hơn phương án ở Ví dụ 3 và 4. 4 Chúng ta sẽ đề cập tới cách tính này của NHNN tại nội dung giá trị hiện tại của tiền.
  16. 2.2. Giá trị thời gian của tiền tệ. Giá trị thời gian của tiền tệ được hiểu đơn giản là một đồng mà bạn nhận được ở hiện tại sẽ có giá trị hơn một đồng mà bạn nhận được ở tương lai. Bạn muốn nhận 100 triệu ngay ngày hôm nay hay một năm sau nếu: (i). Lạm phát trong năm nay sẽ tăng khoảng 10%. (ii). Bạn có ý tưởng đầu tư để sinh lời và là người chấp nhận rủi ro. (iii). Bạn là người không thích rủi ro và muốn gửi tiết kiệm. Ở trường hợp (i), nếu bạn nhận tiền sau một năm thì giá trị thực của khoản tiền bạn nhận được chỉ còn lại 90%. Nếu bạn nhận tiền ngay vào ngày hôm nay nhưng lại cất trữ vào két sắt và không sử dụng nó vào bất cứ điều gì thì một năm sau giá trị thực của khoản tiền mà bạn nhận ngày hôm nay cũng bằng 90%. Nhưng nếu bạn ở trường hợp (ii) thì bạn sẽ mong muốn nhận tiền ngay ngày hôm nay để kinh doanh vì bạn sẽ có cơ hội để gia tăng khoản tiền lên 10% hay 20% … như vậy bạn có thể có lãi và số tiền lãi này ngoài việc bù đắp phần trượt giá do lạm phát (10%) thì còn có thể sử dụng cho các mục đích khác của bạn. Điều gì xảy ra nếu bạn kinh doanh lỗ, số tiền bị giảm đi. Có thể suy luận rằng trong trường hợp này thì tiền tệ không có giá trị theo thời gian? Không phải như vậy nếu như bạn để ý tới trường hợp thứ (iii). Trường hợp này cho thấy ít nhất thì bạn cũng kiếm được một khoản lãi từ ngân hàng nếu bạn không muốn kinh doanh. So sánh trường hợp (i) và trường hợp (iii) cho thấy lựa chọn trường hợp (iii) tốt hơn. So sánh trường hợp (ii) và (iii) cho thấy nếu bạn ưu thích rủi ro hơn sẽ lựa chọn trường hợp (ii) và ngược lại. Bản chất của giá trị thời gian của tiền tệ là ở chỗ chúng ta có thể dùng tiền từ ngày hôm nay để đầu tư vào các cơ hội khác nhau và việc đầu tư này cho bạn có cơ hội nhận được các khoản lãi trong tương lai. Nếu bạn không dùng tiền ở ngày hôm nay thì
  17. bạn sẽ không có cơ hội đó. Ở đây chúng ta nhấn mạnh tới “cơ hội”, cũng có nghĩa là không hoàn toàn chắc chắn. Nó hàm chứa yếu tố rủi ro. Và như vậy giá trị thời gian của tiền tệ cũng hàm chứa yếu tố rủi ro. Khi nói tới giá trị thời gian của tiền tệ chúng ta đề cập tới hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau là giá trị hiện tại và giá trị tương lai của tiền tệ. Cả hai khái niệm này đóng vai trò then chốt và được dùng để xây dựng lên khái niệm lợi suất đáo hạn, một khái niệm quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư. Việc tìm hiểu về giá trị thời gian của tiền tệ và sau đó là giá trị hiện tại của tiền tệ chính là bước quan trọng tiếp theo để chúng ta hiểu về phương pháp xác định lãi suất. 2.2.1. Giá trị tương lai của tiền Giá trị tương lai của tiền là giá trị có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai bao gồm số vốn gốc và toàn bộ số tiền lãi đến thời điểm đó. Chúng ta sẽ xem xét giá trị tương lai của các khoản đầu tư được tính theo lãi đơn, ghép lãi (lãi kép) hay thanh toán định kỳ (vay trả góp). 2.2.1.1. Giá trị tương lai của khoản đầu tư tính theo lãi đơn hay khoản cho vay đơn. Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được xác định theo công thức sau: FVn = Co*(1 + i*n) [1] Trong đó: FVn: Giá trị đơn tại thời điểm cuối năm thứ n. Co: Số vốn ban đầu (số vốn gốc). i : Lãi suất tính theo năm hoặc theo kỳ tính lãi
  18. n : Số năm hoặc số kỳ tính lãi Trong Ví dụ 3, giá trị tương lai sau 9 tháng của khoản tiền 50 triệu là: FV = 50*(1 + 1%*9) = 54.5 (triệu) Ở đây do kỳ tính lãi là 3 kỳ (9 tháng) nên n = 3. Cũng trong trường hơp này, nếu người bạn đồng ý cho vay 50 triệu trong vòng 2 năm với lãi suất là 10%/năm thì giá trị tương lai sau 2 năm của số tiền này tình theo phương pháp lãi đơn là: FV = 50*(1 + 10%*2) = 60 (triệu) Hiện nay việc tính theo lãi đơn là rất hiếm trong thị trường tín dụng. Cách tính lãi phổ biến nhất là lãi kép. 2.2.1.2. Giá trị tương lai của khoản đầu tư tính theo lãi kép Đây chính là trường hợp cho vay ghép lãi đã đề cập trong mục 2.1. Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá trị kép được xác định theo công thức tổng quát sau: FVn = Co*(1 + i)n [2] Trong đó: FVn : Giá trị kép nhận được ở cuối năm thứ n. Co, i, n: Như đã nêu trên. Trong biểu thức trên (1 + i)n được gọi là thừa số lãi hay là hệ số giá trị tương lai, nó biểu thị giá trị tương lai của 1 đồng sau n năm với lãi suất hàng năm là i tính theo phương pháp lãi kép. Chúng ta sẽ lấy một ví dụ đơn giản để hiểu bản chất của công thức trên. Ví dụ 8:
  19. Đầu tiên bạn có 10 triệu, bạn cho ngân hàng vay với lãi suất là 10%/năm trong vòng 1 năm. Ngân hàng sẽ trả ghép lãi. Tới cuối năm thứ nhất, bạn được thanh toán số tiền lãi và vồn gốc là: 10 + 10%*10 = 10*(1 + 10%) = 11 (triệu) Với 11 triệu có được bạn sẽ bạn tiếp tục cho ngân hàng vay 1 triệu này với lãi suất là 10% trong năm thứ 2. Tới cuối năm thứ 2, tổng số tiền lãi mà bạn nhận được là: 11 + 10%*11 = 11*(1 + 10%) Công thức trên được triển khai tiếp như sau: 11 + 10%*11 = 11*(1 + 10%) = 10*(1 + 10%)*(1 + 10%) = 10*(1 + 10%)2 = 12.1 Nếu tiếp tục đầu tư ở năm sau, bạn sẽ có số tiền cả vốn lẫn lãi ở năm thứ 3 là: 12.1 + 10%*12.1 = 10*(1 + 10%)3 = 13.31 Có một câu nói mô tả chính xác cách thức đầu tư này là “lãi mẹ đẻ lãi con”. Bạn không để cho số lãi nằm yên mà tiếp tục tái đầu tư nó cùng với vốn gốc. Phương án đầu tư trên của bạn cũng hoàn toàn giống với phương án bạn cho ngân hàng vay 10 triệu trong vòng 3 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi hàng năm, vốn gốc được thanh toán vào ngày đáo hạn. Chúng ta sẽ thể hiện trên sơ đồ để rõ hơn tình huống đầu tư 10 triệu này: Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tiền vay - 10 Tiền lãi năm 1 1 (triệu) Đầu tư tiền lãi năm 1 1*(1 + 10%)2 (Đầu tư 2 năm) 1.21 (triệu) Tiền lãi năm 2 1 (triệu) Đầu tư tiền lãi năm 2 1*(1 + 10%) (Đầu tư 1 năm) 1.1 (triệu) Tiền lãi năm 3 1 (triệu) Tiền gốc nhận lại 10 (triệu Giá trị tương lai tại = 1.21 + 1.1 + 1 + năm 3 10 = 13.31
  20. Như vậy giá trị tương lai tại năm 3 của khoản tiền đầu tư sẽ bằng tổng các giá trị tương lai của các khoản đầu tư từ lãi và vốn gốc. Trở lại Ví dụ 4, do cứ 3 tháng trả lãi 3%, nên giá trị tương lai của khoản tiền 50 triệu sau 9 tháng (3 kỳ ghép lãi) của người bạn An là: FV3 = 50*(1 + 3%)3 = 54.63635 (triệu) Nếu chúng ta để ý thì với cách tính này cho giá trị lớn hơn cách tính ở ví dụ 4. Điều này là do chúng ta đã tính thêm khoản đầu tư từ lãi nhận được. Cách tính trên cũng áp dụng được cho trái phiếu coupon vì nguyên tắc trả lãi của coupon cũng là ghép lãi. Trong nhiều trường hợp lãi suất được tính theo năm (hoặc một kỳ lớn), nhưng trong năm (trong kỳ lớn) người ta lại thực hiện trả lãi làm nhiều kỳ nhỏ hơn. Trong trường hợp ấy giá trị kép được xác định theo công thức sau: FVn = Co*(1 + i/m) n x m [3] Trong đó: FVn: Giá trị kép ở cuối năm thứ n (hoặc kỳ thứ n) Co: Giá trị gốc i: Lãi suất tính theo năm (hoặc theo kỳ) n: Số năm m: Số kỳ hay số lần tính lãi trong năm (hoặc trong kỳ) Thực chất i/m là lãi suất của kỳ ghép lãi, n*m là số kỳ ghép lãi. Trở lại Ví dụ 4, ta có thể tính giá trị tương lai theo cách này như sau: FV = 50*(1 + 9%/3)1*3 = 54.63635 (triệu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2