Bài giảng Thẩm định giá theo cách tiếp cận thị trường: Phương pháp so sánh - TS. Hay Sinh
lượt xem 28
download
Bài giảng Thẩm định giá theo cách tiếp cận thị trường: Phương pháp so sánh trình bày một số nội dung sau: Khái niệm và một số thuật ngữ, nguyên tắc và trường hợp áp dụng, các bước tiến hành, thu thập thông tin, cách thức điều chỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thẩm định giá theo cách tiếp cận thị trường: Phương pháp so sánh - TS. Hay Sinh
- Thẩm định giá theo cách tiếp cận Thị trường Phương pháp so sánh TS. Hay Sinh Đại học Kinh tế TP.HCM
- NỘI DUNG Khái niệm và một số thuật ngữ Nguyên tắc và trường hợp áp dụng Cách tiếp cận Thi trường Các bước tiến hành ----------- Phương pháp Thu thập thông tin So sánh Cách thức điều chỉnh Bài tập vận dụng
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ • Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua, bán tài sản công khai trên thị trường. • Giao dịch thành công trên thị trường là các hoạt động mua bán tài sản đã diễn ra, tài sản đã được chuyển quyền sở hữu (quyền sử dụng - đối với đất) từ bên bán sang bên mua; bên mua, bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao dịch dân sự và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ Mức tiền điều chỉnh Giá trị ước mức giá hình thành Giá chuyển tính của bất từ những yếu tố khác nhượng của ± động sản cần = biệt về giá của bất bất động sản thẩm định giá động sản so sánh với so sánh bất động sản cần thẩm định
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ •Các yếu tố so sánh là các thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu, tình trạng pháp lý của tài sản… có ảnh hưởng lớn đến giá trị tài sản •Đơn vị so sánh chuẩn là đơn vị tính cơ bản của tài sản mà có thể quy đổi theo đơn vị đó về chuẩn để so sánh giữa các tài sản cùng loại với nhau.
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ •Mức giá chỉ dẫn: là mức giá giao dịch thành công, đã được điều chỉnh theo các yếu tố so sánh của tài sản so sánh với tài sản cần thẩm định giá. Các mức giá chỉ dẫn là cơ sở cuối cùng để ước tính mức giá của tài sản cần thẩm định.
- 1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ • Tổng giá trị điều chỉnh thuần: là tổng mức điều chỉnh theo các yếu tố so sánh có tính đến dấu âm (điều chỉnh giảm) và dấu dương (điều chỉnh tăng), nghĩa là không xét về giá trị tuyệt đối của mỗi lần điều chỉnh. • Tổng giá trị điều chỉnh gộp: là tổng mức điều chỉnh theo các yếu tố so sánh về giá trị tuyệt đối
- Ví dụ: giải thích thuật ngữ A B C D TSTĐ Giá bán 500 tr 580 tr 430 tr 480 tr Điều kiện bán - 20 tr Vị trí - 20 tr - 50 tr + 30 tr - 20 tr Quy mô - 10 tr + 10 tr + 20 tr + 10 tr Mức giá chỉ dẫn 470 tr 520 tr 480 tr 470 tr Tổng giá trị điều chỉnh - 30 tr - 60 tr + 50 tr - 10 tr thuần Tổng giá trị điều chỉnh 30 tr 80 tr 50 tr 30 tr gộp 9
- 2. NGUYÊN TẮC VÀ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG • Lấy tài sản cần thẩm định giá làm chuẩn. • Những yếu tố ở tài sản so sánh kém hơn so với tài sản cần thẩm định giá thì điều chỉnh tăng (+) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của tài sản so sánh. • Những yếu tố ở tài sản so sánh thuận lợi hơn so với tài sản cần thẩm định giá thì điều chỉnh giảm (-) mức giá tính theo đơn vị chuẩn của tài sản so sánh.
- 2. NGUYÊN TẮC VÀ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG Sử dụng để thẩm định giá cho các mục đích: • Mua bán • Thế chấp • Góp vốn • Cho thuê • Phân chia các quyền lợi về tài sản Thích hợp đối với: • Đất trống • Căn hộ chung cư • Các dãy nhà xây dựng cùng một kiểu • Các bất động sản có tính đồng nhất cao. 11
- 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Nghiên cứu thị trường để có thông tin Bước 2: Thu thập, kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh Bước 3: Lựa chọn đơn vị so sánh chuẩn và xây dựng bảng phân tích Bước 4: Phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa tài sản so sánh và tài sản cần thẩm định giá Bước 5: Phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh, rút ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của tài sản cần thẩm định.
- Bước 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRUỜNG Nghiên cứu thị trường để có thông tin về giá giao dịch, giá niêm yết hoặc giá chào bán và các yếu tố so sánh của những tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá, đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường 13
- Bước 2: THU THẬP, KIỂM TRA THÔNG TIN Thu thập, kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh từ các tài sản cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá. 14
- Bước 3: LỰA CHỌN ĐƠN VỊ SO SÁNH CHUẨN Lựa chọn đơn vị so sánh chuẩn và xây dựng bảng phân tích, so sánh đối với mỗi đơn vị so sánh chuẩn. 15
- Bước 4: PHÂN TÍCH THÔNG TIN • Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo cặp, phân tích thống kê, phân tích hồi qui, phân tích chi phí v.v… . tìm ra mức điều chỉnh là số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%). • Phân tích định tính bao gồm phân tích so sánh tương quan, phân tích xếp hạng và phỏng vấn các bên liên quan. Phân tích định tính cho kết quả điều chỉnh là dãy số lớn hơn (có dấu điều chỉnh là âm) hoặc nhỏ hơn (có dấu điều chỉnh là dương). 16
- Bước 5: PHÂN TÍCH THÔNG TIN Phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh, rút ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của tài sản cần thẩm định. 17
- 4. THU THẬP THÔNG TIN 4.1 Thời gian thu thập thông tin - Thông tin về tài sản là những thông tin phải được thu thập khi tài sản đã giao dịch thành công hoặc đang mua bán trên thị trường vào: + Thời điểm gần nhất + Địa điểm gần nhất + Tài sản tương đồng
- 4. THU THẬP THÔNG TIN 4.1 Thời gian thu thập thông tin - Trường hợp không thu thập được những thông tin trong khoảng thời gian cần thẩm định giá hoặc gần nhất với thời điểm cần thẩm định giá thì có thể thu thập thông tin về tài sản so sánh trong thời gian trước đó tối đa 01 năm tính đến thời điểm cần thẩm định giá.
- 4. THU THẬP THÔNG TIN 4.2 Điều kiện thu thập thông tin Thông tin phải được thu thập từ kết quả các giao dịch thành công trên thị trường trong đó bên mua, bên bán có khả năng tiếp cận thông tin về tài sản như nhau, thỏa thuận mua bán không trái với quy định của pháp luật, tự nguyện, không chịu bất cứ sức ép nào từ bên ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 6 - Thẩm định tài sản đảm bảo
21 p | 258 | 57
-
Bài giảng Thẩm định giá theo cách tiếp cận thu nhập - TS. Hay Sinh
75 p | 229 | 37
-
Bài giảng Nguyên lý bất động sản: Chương 6 - Trần Tiến Khai
28 p | 180 | 29
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Giá trị theo thời gian của tiền và những ứng dụng
43 p | 301 | 23
-
Bài giảng Phân tích đầu tư chứng khoán: Chương 4 - ThS. Phạm Hoàng Thạch
34 p | 127 | 11
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công (2016): Bài 10 - Nguyễn Xuân Thành
15 p | 118 | 7
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 5: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức (Đại học Kinh tế TP. HCM)
5 p | 46 | 6
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 2 - Hoàng Huy Cường (2016)
20 p | 46 | 5
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công - Bài 11: Giá kinh tế của vốn
22 p | 50 | 4
-
Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 3: Hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất
63 p | 20 | 4
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công: Bài 3+4 - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2020)
32 p | 11 | 4
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công: Bài 11a - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2020)
24 p | 12 | 3
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2021)
14 p | 12 | 3
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công: Bài 5+6 - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2021)
32 p | 8 | 3
-
Bài giảng Hoạch định chính sách vốn: Chương 2 - Giá trị tiền tệ theo thời gian
51 p | 5 | 3
-
Bài giảng Thẩm định đầu tư công: Bài 10 - Nguyễn Xuân Thành (Năm 2021)
31 p | 12 | 2
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 6 - ThS Bùi Quốc Khánh
87 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn