intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Thị Thiều Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thanh toán quốc tế - Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế, cung cấp cho người học những kiến thức như Khái niệm, Đặc điểm của thanh toán quốc tế; Vai trò của thanh toán quốc tế; Các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán quốc tế; Các điều kiện thanh toán quốc tế; Các văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Thị Thiều Quang

  1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: NGUYỄN THỊ THIỀU QUANG Email: quangntt@due.udn.vn By PresenterMedia.com
  2. NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Vai trò 4. Các chủ thể tham gian quan hệ TTQT 5. Các điều kiện TTQT 6. Các văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh quan hệ TTQT 2
  3. 1.1. KHÁI NIỆM • Quan hệ thanh toán quốc tế có thể hiểu là quan hệ thanh toán (chi trả, thu nhận, thụ hưởng) giữa các chủ thể của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế ➢Thanh toán mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương ➢Thanh toán phi mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại (chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, sinh hoạt phí, chi phí học tập, chữa bệnh ở nước ngoài…) 3
  4. 1.2. ĐẶC ĐIỂM • Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán quốc tế khá đa dạng • Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế có thể là bản tệ hoặc ngoại tệ, là đồng tiền quốc tế hoặc đồng tiền quốc gia • Thanh toán quốc tế thường không dùng tiền mặt mà được tiến hành thông qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản với các phương tiện thanh toán như chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu, séc ghi bằng ngoại tệ • Chứa đựng nhiều rủi ro • Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra theo những điều kiện nhất định: điều kiện về tiền tệ, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán, phương tiện và phương thức thanh toán • Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán • Xu hướng phát triển của kỹ thuật thanh toán quốc tế điện tử (SWIFT, Western Union…) 4
  5. 1.3. VAI TRÒ • Đối với nền kinh tế: thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học – kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế • Đối với Ngân hàng: tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại; củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hệ thống ngân hàng của các nước; tăng thu nhập cho Ngân hàng; tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng nguồn vốn • Đối với doanh nghiệp XNK: gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hóa giao dịch và mở rộng giao thương với các nước • Đối với Nhà nước: tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra 7
  6. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT Người kinh doanh XNK Các chủ thể Ngân hàng khác (Người chuyên chở, cty bảo hiểm, các tổ chức thương mại…) Ngân hàng TW 8
  7. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT – NGƯỜI XK VÀ NGƯỜI NK • Người kinh doanh XNK là các chủ thể trực tiếp tạo ra phần lớn nhu cầu thanh toán quốc tế, đồng thời cũng là người chi trả và thụ hưởng trực tiếp trong quan hệ mua bán này • Người nhập khẩu là người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ • Người xuất khẩu là người có hàng hóa, dịch vụ • Người xuất khẩu và người sản xuất? 9
  8. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT – NGÂN HÀNG • Là chủ thể thu hộ, chi hộ, thực hiện các trách nhiệm liên quan cho các tác nhân trong nước và ngoài nước • Cung cấp thông tin, tư vấn, tài trợ tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng, giúp quan hệ thanh toán quốc tế được thực hiện thông suốt, tạo nên sự an toàn và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng • Phục vụ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng (kinh doanh ngoại tệ ở nước ngoài, đầu tư nước ngoài, cho vay đối tác nước ngoài…) 10
  9. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT – NGÂN HÀNG • Để tiến hành thanh toán cho nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ NH đại lý trên cơ sở 1 thỏa ước Ngân hàng • Khi thiết lập quan hệ đại lý, các NH sẽ mở tài khoản lẫn nhau, tạo thành tài khoản NOSTRO và tài khoản VOSTRO • Tài khoản NOSTRO: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của “chúng tôi” mở tại NH bạn • Tài khoản VOSTRO (còn gọi là LORO): tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của “bạn” mở tại NH “chúng tôi” • VD: NH Ngoại Thương VN có quan hệ đại lý với NH Citibank, Mỹ. Nếu xét từ vị thế của NHNTVN, TK tiền gửi không kỳ hạn của NHNT mở tại Citibank, có số dư bằng USD gọi là TK NOSTRO, TK tiền gửi không kỳ hạn của Citibank mở tại NHNT, có số dư bằng VND gọi là TK VOSTRO 11
  10. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT – NGÂN HÀNG TW • Thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế • Trung gian thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong nước với Ngân hàng nước ngoài 12
  11. 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ TTQT – CÁC CHỦ THỂ KHÁC • Các chủ thể khác tham gia quan hệ thanh toán quốc tế bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi Ngân hàng như vận tải, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội… (người chuyên chở, công ty bảo hiểm, các tổ chức cấp giấy phép, giấy chứng nhận…) 13
  12. 1.5. CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ • Điều kiện thanh toán quốc tế là những điều khoản được thỏa thuận (chủ yếu giữa người mua và người bán, hoặc giữa người mua, người bán và ngân hàng phục vụ) nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan được thực hiện Yêu cầu Về phía nhà xuất khẩu Về phía nhà nhập khẩu • Đảm bảo giao hàng theo đúng hợp đồng đã được • Đảm bảo chắc chắn nhận được hàng theo ký kết và chắc chắn nhận được tiền đúng thời gian, số lượng, chất lượng hàng • Đảm bảo giá trị, an toàn về vốn khi tỷ giá biến hóa như đã mô tả trong hợp đồng động • Đảm bảo an toàn về vốn, tránh được rủi ro do • Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu, củng biến động tỷ giá cố và mở rộng thị trường • Các điều kiện khác không đổi, trả tiền càng chậm càng có lợi cho nhà nhập khẩu 14
  13. 1.5. CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ • Điều kiện về tiền tệ • Điều kiện về địa điểm thanh toán • Điều kiện về thời gian thanh toán • Điều kiện về phương tiện thanh toán • Điều kiện về phương thức thanh toán 15
  14. 1.5.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TIỀN TỆ • Điều kiện tiền tệ qui định việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời qui định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động 16
  15. 1.5.1.1 PHÂN LOẠI TIỀN TỆ • Căn cứ vào phạm vi sử dụng: • Tiền tệ thế giới (World currency): là đồng tiền thực hiện mọi chức năng tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới • Tiền tệ quốc tế (International currency): là đồng tiền tập thể của các khu vực hoặc các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế (VD: EUR, SDR) • Tiền tệ quốc gia (National currency): là đồng tiền của từng quốc gia (VD: USD, JPY,…) 17
  16. 1.5.1.1 PHÂN LOẠI TIỀN TỆ • Căn cứ vào khả năng chuyển đổi: • Tiền tệ tự do chuyển đổi: là những đồng tiền quốc gia được tự do chuyển đổi ra các đồng tiền khác • Tự do chuyển đổi toàn bộ • Tự do chuyển đổi từng phần: nếu việc chuyển đổi phụ thuộc vào chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, hoặc nguồn gốc thu nhập • Tiền tệ chuyển nhượng: là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ người nay sang người khác thông qua tài khoản mở tại NH • Tiền tệ clearing: là tiền tệ ghi trên tài khoản và không được chuyển dịch sang 1 tài khoản khác 18
  17. 1.5.1.1 PHÂN LOẠI TIỀN TỆ • Căn cứ vào hình thức tồn tại: • Tiền mặt (Cash): là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt • Tiền tín dụng (Credit currency): là tiền trên tài khoản, tiền ghi sổ • Căn cứ vào năng lực trao đổi hàng hóa, dịch vụ: • Tiền tệ mạnh: là đồng tiền có khả năng mua bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào ở tất cả các thị trường vào bất kỳ lúc nào (USD, GBP, EUR …) • Tiền tệ yếu: là đồng tiền chỉ có khả năng mua 1 số hàng hóa trên 1 số thị trường • Tiền tệ mạnh/yếu phụ thuộc vào: • Tỷ trọng tham gia của nền kinh tế quốc gia trong thương mại quốc tế • Tỷ trọng của đồng tiền được sử dụng trong TTQT • Sự ổn định sức mua của đồng tiền 19
  18. 1.5.1.1 PHÂN LOẠI TIỀN TỆ • Căn cứ vào mục đích sử dụng: • Tiền tệ tính toán (Account Currency): là đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng • Tiền tệ thanh toán (Payment Currency): là đồng tiền được dùng để thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương 20
  19. 1.5.1.1 PHÂN LOẠI TIỀN TỆ • Việc lựa chọn tiền tệ chủ yếu dựa vào các yếu tố sau: • So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán, năng lực kinh doanh của các bên và mối quan hệ cung cầu về hàng hóa mà hai bên mua bán trên thị trường • Vị trí của đồng tiền trên thị trường thế giới • Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế (Vd: các mặt hàng như dầu lửa, thuốc lá phải thanh toán bằng USD, cao su, kim loại màu thanh toán bằng GBP) 21
  20. 1.5.1.2 ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HỐI ĐOÁI • Điều kiện đảm bảo hối đoái đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập hay chi trả bằng tiền khi tiền tệ lên xuống thất thường • Những điều kiện đảm bảo hối đoái thường dùng trong TTQT: • Điều kiện đảm bảo bằng vàng • Điều kiện đảm bảo bằng ngoại hối • Đảm bảo theo ‘rổ’ tiền tệ • Đảm bảo theo tiền tệ quốc tế • Đảm bảo theo biến động giá cả hàng hóa 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2