Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27
lượt xem 6
download
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: điều kiện tiền tệ; điều kiện về địa điểm thanh toán; điều kiện về thời gian thanh toán; điều kiện về phương thức thanh toán;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế
- CHƯƠNG 3 CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Nội dung chính 3.1. Điều kiện về tiền tệ 3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán 3.3 Điều kiên về thời gian thanh toán 3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán
- 3.1. Điều kiện về tiền tệ • Điều kiện về tiền tệ thường được hiểu là sự thỏa thuận (cam kết) của các bên xuất nhập khảu về việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh toán, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động 3.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế 3.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái
- 3.1.1. Phân loại tiền tệ trong Thanh toán quốc tế 3.1.1.1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ • Tiền tệ thế giới (World Currency) • Tiền tệ quốc tế (International Currencies) • Tiền tệ quốc gia (National Currencies) 3.1.1.2. Căn cứ vào tính chất mạnh yếu của tiền tề • Tiền mạnh (Hard Currencies) • Tiền yếu (Soft Currencies) Các điều kiện để xác định một đồng tiền mạnh là gì?
- 3.1.1. Phân loại tiền tệ trong Thanh toán quốc tế (tiếp theo) 3.1.1.3. Căn cứ vào hình thức tồn tại của đồng tiền • Tiền mặt (Cash) • Tiền tín dụng (Credit) • Tiền điện tử (Electronic cash, e-money, cybercash) 3.1.1.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền trong hợp đồng xuất nhập khẩu • Tiền tệ tính toán (account currencies) • Tiền tệ thanh toán (payment currencies)
- 3.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái “Điều kiện đảm bảo hối đoái là các quy định về cách xử lý khi sức mua của tiền tệ thay đổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi kinh tế của các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương, đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu chi quốc tế” 3.1.2.1. Điều kiện đảm bảo theo vàng 3.1.2.2. Điều kiện đảm bảo ngoại hối 3.1.2.3. Điều kiện đảm bảo theo “Rổ tiền tệ” 3.1.2.4. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào đồng tiền quốc tế 3.1.2.5. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả
- 3.1.2.1. Điều kiện đảm bảo theo vàng • Thực chất dùng vàng để làm cơ sở đảm bảo các khoản thu chi XNK • Có 3 cách đảm bảo bằng AU Cách 1: Giá cả hàng hóa và tổng giá trị hợp động ngoại thương được quy ra một lượng vàng nhất định Cách 2: Căn cứ vào hàm lượng vàng của tiền tệ Cách 3: Căn cứ vào giá vàng hiện hành trên thị trường vàng được lựa chọn
- 3.1.2.2. Điều kiện đảm bảo ngoại hối • Điều kiện đảm bảo ngoại hối là điều kiện đảm bảo cho giá trị của đồng tiền thanh toán bằng một đồng tiền khác có sức mua ổn định hơn • Có 2 cách đảm bảo ngoại hối Cách 1: Sử dụng một đồng tiền trong hợp đồng rồi dùng ngoại tệ mạnh khác để đảm bảo Cách 2: Sử dụng một đồng tiền thanh toán, rồi dụng một ngoại tệ khác để vừa làm đồng tiền tính giá, vừa làm đồng tiền đảm bảo
- 3.1.2.3. Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ • Hai bên xuất nhập khẩu thỏa thuận dùng một số đồng tiền tập hợp lại thành “rổ tiền tệ” • Xác định đồng tiền của hợp đồng và tỷ giá hối đoái của nó với tất cả các đồng tiền tham gia vào rổ tiền tệ vào thời điểm ký hợp đồng • Nếu tỷ giá vào thời điểm thanh toán có sự biến động (Tăng, giảm) so với tỷ giá vào thời điểm ký hợp thì sẽ phải tính sự biến động của toàn rổ tiền tệ, sau đó sẽ điều chỉnh số phải thanh toán theo hợp đồng
- 3.1.2.4. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế • Theo điều kiện này, các bên xuất nhập khẩu thỏa thuận, tổng giá trị hợp đồng được tính toán và thanh toán bằng một loại ngoại tệ nào đó, đồng thời chọn SDR (hay EUR) làm tiền tệ đảm bảo đồng tiền của hợp đồng • Tổng giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của SDR (hay EUR) và đồn tiền hợp đồng vào ngày thanh toán so với ngày ký hợp đồng
- 3.1.2.5. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả Có thể dùng 2 cách quy định đảm bảo sau đây: Cách 1: Số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng. Trong ngoại thương ít dùng cách này vì sự thay đổi của chỉ số giá cả ít phản ánh đầy đủ, chính xác sự biến động của tiền tệ Cách 2: Số tiền phải trả căn cứ vào sự biến động giá của chính hàng hóa đó trên thị trường hay giá thành sản xuất của chính hàng hóa đó. Trong tình hình lạm phát tiền tệ thường xuyên và phổ biền, điều kiện này đảm bảo cho quyền lợi của người xuất khẩu, đặc biệt cho việc ký kết hợp đồng dài hạn, không có lợi cho người nhập khẩu
- 3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán • Địa điểm thanh toán là nơi việc trả tiền được thực hiện • Người xuất khẩu nếu được thanh toán ở ngay nước mình thì sẽ thu được tiền nhanh hơn, có điều kiện sử dụng vốn hiệu quả hơn • Người nhập khẩu khi thanh toán ở nước mình thì sẽ chính thức phải trả tiền muộn hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn • Do vậy bên nào cũng muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Tuy nhiên quyết định địa điểm thanh toán ở đâu tùy thuộc vào đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và tùy thuộc vào sự quyết định của các bên • Trên thực tế, sự xác định địa điểm thanh toán còn phụ thuộc vào phương thức thanh toán quốc tế mà các bên thống nhất sử dụng
- 3.3. ĐiỀU KiỆN VỀ THỜI GIAN THANH TOÁN • Điều kiện về thời gian thanh toán được các bên trong thanh toán quốc tế rất coi trọng, vì càng chu chuyển vốn nhanh thì càng nâng cao hiệu quả kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả • Điều kiện về thời gian thanh toán trong ngoại thương không tách rời cách trả tiền, phổ biến có 3 cách trả tiền sau: 3.3.1. Trả tiền trước (Advanced payment) 3.3.2. Trả tiền ngay (sight payment) 3.3.3. Trả tiền sau (Defferred payment)
- 3.3.1. Trả tiền trước (Advanced payment) • Trả tiền trước là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ, hay một phần tiền hàng • Nếu việc trả trước được thực hiện với mục đích hỗ về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu có điều kiện chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu thì thời gian trả trước này tương đối dài và số tiên tra trước tương đối lớn • Nếu việc trả trước nhằm mục đích đảm bảo thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu thì thời gian trả trước thường ngắn hơn và số tiền trả trước nhỏ hơn
- 3.3.1.1. Trả trước mang tính chất cấp tín dụng • Đặc điểm: • Mốc thời gian để tính có thể là: + X ngày sau ngày ký hợp đồng + X ngày sau ngày hợp đồng có hiệu lực • Thời gian trả truớc tương đối dài • Số tền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu của người bán và khả năng cấp tín dụng của người mua • Có thể đi kèm với thỏa thuận giảm giá: • DP = [V(1+R)N]/Q hoÆc DP = V.R.N/Q • Có thể hoàn trả toàn bộ một lần, hoặc nhiều lần bằng cách khẩu trừ vào trị giá hóa đơn từng chuyến hàng, theo những tỷ lệ phần trăm nhất định
- 3.3.1.2. Trả trước mang tính chất đảm bảo thực hiện giao dịch • Người mua chủ động ứng trước: • - Mức ứng trước tùy thuộc vào thông lệ, các thông tin thị trường và tính toán của người mua về mức độ chắc chắn của giao dịch • Người bán yêu cầu ứng trước • Yêu cầu ứng trước để bù đắp chi phí • Yêu cầu ứng trước do gíá trong hợp đồng cao hơn mức thông thường: mức ứng trước V = (HP – MP) x Q Yêu cầu ứng trước do người bán không tin tưởng vào người mua: mức ứng trước tương ứng với mức phạt hợp đồng nếu người mua từ bỏ giao dịch
- 3.3.2. Trả tiền ngay 3.3.2.1. Người mua trả tiền ngay cho người bán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải tại nơi chỉ định (Cash on delivery) 3.3.2.2. Người mua trả tiền ngay cho người bán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định 3.3.2.3. Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán mà người bán chuyển đến sau khi giao hàng xong 3.3.2.4. Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến (Cash on Receipt- COR)
- 3.3.2.1. Người mua trả tiền ngay cho người bán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải tại nơi chỉ định (Cash on delivery) • Người vận tải ở đây được hiểu là: người chuyên chở hàng hoá, đại lý vận tải, người giao nhận vận tải, đại diện của người mua. • Nơi giao hàng được chỉ định (named place) có thể là một trong các trường hợp sau: - “Giao tại xưởng” - Ex Works- EXW - “Giao cho người vận tải”- Free carrier-FCA) - “Giao dọc mạn tầu” - Free along side ship - FAS. • “Giao tại biên giới” - Delivered at frontier-DAF • Các từ chỉ “người vận tải”, “nơi giao hàng”, EXW, FCA, FAS, DAF được giải thích trong Incoterms 2000 của ICC
- 3.3.2.2. Người mua trả tiền ngay cho người bán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định • Phương tiện vận tải bao gồm các toa xe lửa, sà lan, ô tô, máy bay, tàu biển… • “giao hàng trong hầm tầu” - Free on board-FOB • “giao hàng trên boong tàu” - FOD • “giao hàng trên toa tầu hỏa” Sau khi nhận được vận đơn của thuyền trưởng (hoặc chủ phương tiện vận tải), người bán thông báo cho người mua yêu cầu trả tiền ngay • Các từ chỉ “phương tiện vận tải”, “nơi giao hàng”, FOB,FOD được giải thích trong Incoterms 2000 của ICC
- 3.3.2.3. Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán mà người bán chuyển đến sau khi giao hàng xong Bộ chứng từ thanh toán gồm chứng từ gửi hàng (shipping documents) hay chứng từ thương mại (Commercial documents) và chứng từ tài chính (financial documents). Bộ chứng từ thanh toán cũng có thể chỉ có chứng từ tài chính. Bộ chứng từ gửi hàng gồm có những chứng từ sau: • Hoá đơn (Invoice), • phiếu đóng gói (Packing list), • giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm (Insurance certificate or Insurance policy), • giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of origin), • giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of quantity and quality), • giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate), • giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation Certificate), Chứng từ tài chính: là lệnh thanh toán nào đó. Lệnh thanh toán được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay là hối phiếu (Bill of exchange)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học Thanh toán quốc tế - ThS. Vũ Thị Lệ Giang
120 p | 194 | 47
-
Bài giảng Chương 4: Chứng từ cần thiết thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
45 p | 239 | 36
-
Bài giảng Các phương tiện thanh toán quốc tế (88tr)
88 p | 177 | 27
-
Tài liệu thanh toán quốc tế : các phương thức thanh toán quốc tế
53 p | 228 | 24
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Phần 1 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong
61 p | 46 | 13
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Phần 2 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong
59 p | 24 | 9
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế (International instrument of payment)
54 p | 33 | 8
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 4 - Trần Thạch Uyên Vy
16 p | 17 | 7
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 5: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
30 p | 31 | 6
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 2 - Trần Thạch Uyên Vy
28 p | 20 | 6
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
24 p | 25 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - Trần Thạch Uyên Vy
32 p | 23 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Trần Thạch Uyên Vy
9 p | 21 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 6: Bảo lãnh xuất nhập khẩu
15 p | 27 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế
30 p | 21 | 5
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 0: Mở đầu
6 p | 24 | 4
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 7: Tác động của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước chủ nhà
40 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn