intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - ThS. Mai Thanh Huyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 1: Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, cung cấp cho người học những kiến thức như Toàn cầu hóa (Globalization); Toàn cầu hóa về kinh tế; Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh quốc tế; Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - ThS. Mai Thanh Huyền

  1. Ths. Mai Thanh Huyền Bộ môn QTTNTMQT
  2. MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu:  Hiểu về hoạt động kinh doanh quốc tế  Vấn đề toàn cầu hóa  Môi trường kinh doanh quốc tế và tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế  Chiến lược kinh doanh,  Cấu trúc tổ chức và phương thức thâm nhập thị trường quốc tế  Quản trị chung hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.
  3. 2. Đối tượng nghiên cứu  Vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa  Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, các phương thức thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, các loại chiến lược kinh doanh và các mô hình cấu trúc tổ chức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế  các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế.
  4. 3. Nội dung học phần  Chương 1: Kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa  Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế  Chương 3: Chiến lược kinh doanh quốc tế và các mô hình cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế  Chương 4: Thâm nhập thị trường quốc tế  Chương 5: Quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh quốc tế  Chương 6: Đạo đức trong kinh doanh
  5. 1.1. Toàn cầu hóa (Globalization)  Tổ chức thương mại thế giới (WTO),  Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),  Ngân hàng thế giới (WB),  Liên minh Châu Âu (EU),  Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),  khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA),  Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),  Thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)...
  6.  Một người đưa hàng bình thường của một cửa hàng trong chuỗi nhà hàng Pizza Company ở Việt Nam, được thành lập bởi một DN Thái Lan, sử dụng chiếc điện thoại Nokia (Phần Lan) được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc. Người này chuyển hàng bằng một chiếc xe máy Honda (Nhật Bản) được lắp ráp tại Việt Nam. Anh ta đang rao món bánh Pizza có xuất xứ từ Ý dùng tương xốt cà chua nhập khẩu từ Mỹ…
  7.  Dù muốn hay không toàn cầu hóa cũng sẽ đến với bạn (GS Robert Spich – ĐH Anderson, UCLA)  Toàn cầu hóa là một quá trình chuyển động toàn cầu mang tính khách quan. Nó như một dòng chảy mnahj mẽ. Chỉ có thể chọn một trong hai cách, hoặc để nó cuốn đi, nhấn chìm hoặc chủ động bơi theo dòng chảy, tìm cách nổi lên mặt nước và khi có cơ hội thì tác động đến dòng chảy theo hướng có lợi nhất
  8. 1.1. Toàn cầu hóa  Toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về quá trình quốc tế hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ, các phương tiện sản xuất, hệ thống tài chính,… Đây cũng là quá trình thúc đẩy dòng lưu chuyển của vốn, quá trình đổi mới công nghệ trở nên nhanh hơn và làm tăng tính phụ thuộc, làm nhất thể hóa thị trường các quốc gia
  9.  Tăng tính phụ thuộc giữa các thị trường: Ví dụ Việt Nam xuất khẩu quần áo sang thị trường Mỹ, nếu thị trường Mỹ bị khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam không xuất khẩu quần áo sang Mỹ được, dẫn đến kinh tế của Việt Nam bị giảm.  Nhất thể hóa thị trường: Các thị trường sẽ như 1, hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu vào các thị trường sẽ dễ dàng
  10.  Toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập giữa các cá nhân, công ty và chính phủ ở các quốc gia khác nhau, quá trình đó phát triển nhờ có hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa có tác động đối với môi trường, văn hóa, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế và đời sống của con người
  11.  Toàn cầu hóa liên quan quá trình nhất thể hóa trật tự kinh tế thông qua việc giảm dần những rào cản đối với thương mại quốc tế như thuế quan, phí XK, hạn ngạch NK. Theo đó, các nền kinh tế khu vực, các xã hội và các nền văn hóa trở nên hội nhập thông qua liên lạc, vận tải và thương mại.
  12.  Toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập của các quốc gia và lãnh thổ (gọi chung là các quốc gia), tiến tới nhất thể hóa thị trường giữa các quốc gia trên thế giới, làm cho các quốc gia trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
  13.  Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia  Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
  14. Tiến trình toàn cầu hóa  Thỏa thuận ưu đãi thuế quan  Khu mậu dịch tự do  Liên minh thuế quan  Thị trường chung  Liên minh kinh tế, thống nhất tiền tệ, luật pháp (EU)
  15. Toàn cầu hóa về kinh tế  Tự do mậu dịch  Cạnh tranh  Lợi thế so sánh  Thị trường
  16.  Tự do mậu dịch: Xóa bỏ các rào cản nhằm tạo thuận lợi thương mại, dễ dàng dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ…
  17.  Cạnh tranh: ➢ Toàn cầu hoá đòi hỏi cạnh tranh về giá cả, về chất lượng; các xí nghiệp phải có mặt hàng rẻ, bền, đẹp mới cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Nhưng sản phẩm sản xuất ra lại có một thị trường rộng lớn ở khắp toàn cầu, giúp tăng lợi nhuận, làm đầu tàu kinh tế kéo theo các lĩnh vực khác. ➢ các nước chậm tiến phải tạo môi trường đầu tư so cho những công ty, những tập đoàn đa quốc gia tham gia đầu tư vì các nước chậm tiến thì nhân công rẽ. ➢ các doanh nghiệp mọi xứ trên thế giới phải giảm chi phí và nâng hiệu suất, hoặc phải liên kết với các tập đoàn sản xuất lớn, tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu mãi. ➢ Đối với Việt Nam?
  18.  Thị trường: Toàn cầu hoá về kinh tế chỉ biết thị trường nghĩa là hai loại người: người sản xuất và người tiêu thụ (không phân biệt chủng tộc, giới tính ), chỉ biết hai chữ Cung và Cầu. Cung nhiều, cầu ít thì giá cả giảm; cung ít, cầu nhiều thì giá tăng.
  19.  Lợi thế so sánh: Ngày nay, không thể có và cũng không nên có một nền kinh tế tự cung, tự cấp cho mỗi xứ mà trái lại phải tìm trong xứ đó các lợi thế so sánh, xem mình có ưu điểm ở đâu, ưu điểm thế nào và nhất là khai thác cái ưu điểm ấy ra sao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2