intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường và các định chế tài chính: Chương 3 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thị trường và các định chế tài chính - Chương 3: Thị trường công cụ nợ, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan thị trường công cụ nợ; Thị trường tiền tệ; Thị trường trái phiếu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường và các định chế tài chính: Chương 3 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

  1. Chương 3 THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ NỢ 1
  2. Cấu trúc chương n  Tổng quan thị trường công cụ nợ n  Thị trường tiền tệ n  Thị trường trái phiếu 2
  3. Tài liệu Chương 6, 7, 8 - Financial Markets and Institutions. Jeff Madura, 2012. Chương 6, 7, 8 Financial Markets and Institutions. Federic S. Mishkin, Stanley G. Eakins, 2012. 3
  4. 3.1. Tổng quan thị trường công cụ nợ n  Thị trường công cụ nợ tạo ra môi trường cho các giao dịch có khả năng sinh lời. n  Thị trường công cụ nợ hỗ trợ các định chế tài chính, đặc biệt là các NHTM trong việc điều chỉnh mức dự trữ các phương tiện chi trả để đảm bảo nhu cầu thanh toán của mình. n  Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường công cụ nợ. 4
  5. 3.1. Tổng quan thị trường công cụ nợ Giao dịch công cụ nợ được thực hiện bởi: n Ngân hàng trung ương n Định chế tài chính: n  Ngân hàng thương mại (Commercial banks) n  Hiệp hội tiết kiệm và cho vay Công ty tài chính (Financial companies) n  Quỹ Tương hỗ (Mutual funds) n  Công ty môi giới (Brokerage firms) n  Công ty bảo hiểm (Insurance companies) n  Quỹ hưu trí (Pension funds) Cá nhân, hộ gia đình n  5
  6. 3.2. Thị trường tiền tệ 3.2.1. Đặc điểm của công cụ TTTT n  Thời gian đáo hạn ngắn, tối đa 1 năm n  Rủi ro vỡ nợ thấp n  Tính thanh khoản cao n  Điều hòa vốn giữa các ngân hàng thương mại Các loại công cụ TTTT: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, hợp đồng mua lại, hối phiếu được ngân hàng chấp nhận. 6
  7. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Tín phiếu kho bạc (TPKB) là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. n  TPKB được xem là loại chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ và là công cụ có tính lỏng cao nhất è mức lãi suất? n  TPKB thuộc loại chứng khoán chiết khấu n  TPKB thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá trên thị trường sơ cấp. n  TPKB được phát hành dưới 2 hình thức: chứng chỉ bằng giấy và chứng chỉ điện tử. 7
  8. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Định giá TPKB Giá trị của TPKB chính là giá trị hiện tại của mệnh giá. Menhgia Menhgia * 360 giá = = laisuat lãisuat 1+ *t 360 + ( * ngàydenhan) 100 100 8
  9. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) Định giá TPKB n  Nếu nhà đầu tư yêu cầu 7% lợi tức hàng năm trên tín phiếu kỳ hạn 1 năm với mệnh giá $10000, giá trị của tín phiếu là: P = $10,000 / 1.07 = $9,345.79 Giữ các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ lợi tức yêu cầu càng cao thì giá trị của tín phiếu giảm. 9
  10. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Hoạt động đấu giá -  Các nhà thầu có thể đặt mua theo một trong hai hình thức: đấu thầu cạnh tranh và đấu thầu không cạnh tranh. -  Kho bạc sẽ ưu tiên bán cho các nhà thầu đấu thầu không cạnh tranh trước. -  Kho bạc sẽ chấp nhận bán cho các nhà thầu đặt mức giá cạnh tranh cao nhất và giảm dần cho đến khi đạt được tổng giá trị huy động dự kiến. 10
  11. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Tỷ suất sinh lời: n  Lợi tức của nhà đầu tư là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán. Nếu cho đến ngày đáo hạn thì tỷ nhà đầu tư mua một tín phiếu mới phát hành và năm giữ suất lợi tức là: SP − PP 365 γT = x PP n 11
  12. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Ước lượng tín phiếu chiết khấu n  Mức chiết khấu là tỷ lệ phần trăm chiết khấu của giá mua so với mệnh giá cho tín phiếu mới phát hành. Par − PP 360 T − bill discount = x Par n 12
  13. 3.2.2 Tín phiếu kho bạc (T-bills) n  Tín phiếu KBNN do Bộ Tài chính phát hành àhuy động vốn bù đắp thâm hụt NSNN n  Tín phiếu NHNN à thực hiện chính sách tiền tệ. n  Phát hành thông qua ngân hàng nhà nước Việt Nam. 13
  14. 3.2.3 Thương phiếu n  Thương phiếu (commercial paper) là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty có uy tín phát hành để cung cấp thanh khoản hoặc để tài trợ cho các khoản mua hàng tồn kho và các khoản phải thu. n  Thương phiếu thông thường không được đảm bảo, thay thế cho các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. n  Một số thương phiếu có thể được đảm bảo bằng tài sản của người phát hành/đảm bảo tín dụng từ tổ chức tài chính. n  Thông thường có mệnh giá lớn. n  Có thể phát hành trực tiếp hoặc phát hành thông qua người môi giới. 14
  15. 3.2.3 Thương phiếu n  Có 3 tính chất: n  Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền. n  Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền. n  Tính lưu thông: thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. 15
  16. 3.2.3 Thương phiếu n  Thị trường thứ cấp khá hạn chế, có thể bán lại thương phiếu cho người môi giới đã phát hành trước đó. n  Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn mệnh giá và không thanh toán lãi suất. n  Nhà đầu tư thường nắm giữ thương phiếu cho đến khi đáo hạn. Lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá. n  Tỷ suất lợi tức: Par − PP 360 γ CP = x PP n So sánh với tỷ suất sinh lời trên T-bill với cùng kỳ hạn? 16
  17. 3.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) n  NCDs là một công cụ nợ (debt instrument) do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn. n  NCD thường có kỳ hạn từ 2 tuần đến 12 tháng. n  Để tăng tính hấp dẫn của công cụ này, lãi suất áp dụng cho nó thường cao hơn lãi suất của loại tiền gửi cùng kỳ hạn thông thường. n  NCD có thể được bán lại ở thị trường thứ cấp, giúp tăng thanh khoản cho nhà đầu tư. n  NCD có thể được phát hành trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức phát hành NCD chuyên nghiệp. 17
  18. 3.2.4 Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) n  NCD cung cấp lợi nhuận cho nhà đầu tư từ tiền lãi và chênh lệch giữa giá bán và giá mua. n  Tỷ suất lợi tức: SP − PP + interest γ NCD = PP n  Tỷ suất lợi tức của NCDs phải cao hơn tín phiếu kho bạc với cùng kỳ hạn. 18
  19. 3.2.5 Hợp đồng mua lại (Repos) n  Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. n  Đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp. 19
  20. Ví dụ n  General Motors (GM) có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản là 1 triệu USD. Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này. n  Ngân hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần. n  Ngân hàng quyết định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký hợp đồng bán cho GM 1 triệu USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2