TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
BỘ MÔN CƠ KHÍ<br />
<br />
GV: ThS. NGUYEÃN HOAØNG LÓNH<br />
<br />
BAØI GIAÛNG<br />
<br />
THIẾT KẾ MÁY 1<br />
DAØNH CHO BAÄC ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
Quaû ng Ngaõ i, 12-2014<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
1<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
PHẦN I: CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY<br />
<br />
2<br />
<br />
1.1. Các vấn đề chung về máy và chi tiết máy<br />
<br />
6<br />
<br />
1.2. Tải trọng và ứng suất<br />
<br />
8<br />
<br />
1.3. Độ bền mỏi của chi tiết máy<br />
<br />
13<br />
<br />
Chương 2. NHỮNG CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ KHẢ NĂNG LÀM<br />
13<br />
<br />
VIỆC CỦA CHI TIẾT<br />
2.1. Độ bền<br />
<br />
13<br />
<br />
2.2. Độ bền mòn<br />
<br />
14<br />
<br />
2.3. Độ cứng<br />
<br />
15<br />
<br />
2.4. Tính chịu nhiệt<br />
<br />
16<br />
<br />
2.5. Tính chịu dao động<br />
<br />
17<br />
<br />
PHẦN II. TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ<br />
Chương 3.<br />
<br />
TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG<br />
<br />
19<br />
<br />
3.1. Khái niệm chung<br />
<br />
19<br />
<br />
3.2. Các thông số hình học chủ yếu của truyền động bánh răng<br />
<br />
26<br />
<br />
3.3. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán truyền động bánh răng<br />
<br />
32<br />
<br />
3.4. Tính toán truyền động bánh răng<br />
<br />
34<br />
<br />
3.5. Kiểm nghiệm độ bền của răng khi bị quá tải<br />
<br />
49<br />
<br />
3.6. Vật liệu chế tạo bánh răng và ứng suất cho phép<br />
<br />
49<br />
<br />
3.7. Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng<br />
<br />
50<br />
<br />
Chương 4.<br />
<br />
TRUYỀN ĐỘNG TRỤC VÍT<br />
<br />
52<br />
<br />
4.1. Khái niệm chung<br />
<br />
52<br />
<br />
4.2. Cơ học truyền động trục vít<br />
<br />
57<br />
<br />
4.3. Tính toán độ bền truyền động trục vít<br />
<br />
61<br />
<br />
4.4. Vật liệu chế tạo và ứng suất cho phép<br />
<br />
64<br />
<br />
4.5. Trình tự thiết kế truyền động trục vít<br />
<br />
66<br />
<br />
Chương 5.<br />
<br />
TRUYỀN ĐỘNG XÍCH<br />
<br />
i<br />
<br />
68<br />
<br />
5.1. Khái niệm chung<br />
<br />
68<br />
<br />
5.2. Cơ học truyền động xích<br />
<br />
74<br />
<br />
5.3. Tính toán truyền động xích<br />
<br />
76<br />
<br />
5.4. Trình tự thiết kế bộ truyền xích<br />
<br />
80<br />
<br />
Chương 6.<br />
<br />
TRUYỀN ĐỘNG ĐAI<br />
<br />
85<br />
<br />
6.1. Khái niệm chung<br />
<br />
85<br />
<br />
6.2. Cơ học truyền động đai<br />
<br />
91<br />
<br />
6.3. Tính toán truyền động đai<br />
<br />
97<br />
<br />
6.4. Trình tự thiết kế truyền động đai<br />
<br />
100<br />
<br />
Chương 7.<br />
<br />
TRUYỀN ĐỘNG VÍT - ĐAI ỐC<br />
<br />
110<br />
<br />
7.1. Khái niệm chung<br />
<br />
110<br />
<br />
7.2. Tính toán truyền động vít - đai ốc<br />
<br />
116<br />
<br />
7.3. Trình tự thiết kế truyền động vít - đai ốc<br />
<br />
119<br />
121<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
ii<br />
<br />
LÔØI NOÙI ÑAÀU<br />
Bài giảng Thiết kế máy 1 được biên soạn theo nội dung phân phối<br />
chương trình do trường Đại học Phạm Văn Đồng xây dựng. Nội dung được<br />
biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ bài giảng có mối<br />
liên hệ lôgic chặt chẽ. Tuy vậy bài giảng chỉ là một phần trong nội dung của<br />
chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các<br />
tài liệu có liên quan với ngành học để sử dụng có hiệu quả hơn.<br />
Thiết kế máy 1 là môn học cơ sở trong nội dung đào tạo ngành Công<br />
nghệ kỹ thuật cơ khí. Nhằm trang bị cho đối tượng là sinh viên đại học các<br />
kiến thức cần thiết về ứng dụng cơ học trong kỹ thuật và các chi tiết thông<br />
dụng trong lĩnh vực cơ khí. Mục đích để nâng cao trình độ kỹ thuật, bảo<br />
quản các trang thiết bị, đồng thời phục vụ cho việc tiếp thu các môn chuyên<br />
ngành.<br />
Nội dung của bài giảng có dung lượng 45 tiết, gồm hai phần:<br />
Phần I: Cơ sở thiết kế máy gồm chương 1 đến chương 2.<br />
Phần II: Truyền động cơ khí gồm chương 3 đến chương 7.<br />
Khi biên soạn bản thân đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có<br />
liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng, cũng như sự gắn<br />
liền nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế trong sản xuất để bài giảng<br />
có tính thực tiễn hơn.<br />
Trong quá trình sử dụng, tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể điều chỉnh số<br />
tiết trong mỗi chương cho phù hợp.<br />
Mặc dù đã hạn chế để tránh sai sót trong lúc biên soạn nhưng chắc<br />
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng<br />
góp của người sử dụng để lần sau được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến đóng<br />
góp xin liên hệ qua email: nhlinh@pdu.edu.vn.<br />
Khoa Kỹ thuật Công nghệ<br />
Người soạn<br />
<br />
ThS.Nguyễn Hoàng Lĩnh<br />
<br />
-1-<br />
<br />
PHẦN I. CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY<br />
Chöông 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MAÙY<br />
1.1. Các vấn đề chung về máy và chi tiết máy<br />
1.1.1. Máy và chi tiết máy<br />
1. Máy: Là tập hợp các vật thể có chuyển động theo một quy luật nhất định nhằm<br />
biến đổi hoặc sử dụng năng lượng để làm ra công ích.<br />
Máy chia làm 3 loại: Máy năng lượng, máy công tác, máy tổ hợp.<br />
Ví dụ 1: máy phát điện, máy nén khí, máy vận chuyển, máy gia công kim loại,<br />
máy dệt, …<br />
2. Bộ phận máy: là một phần của máy, gồm hai hay nhiều chi tiết máy liên kết<br />
với nhau theo những nguyên lý nhất định.<br />
Mỗi máy được cấu tạo bởi nhiều bộ phận máy. Mỗi bộ phận máy lại gồm nhiều<br />
chi tiết máy.<br />
Ví dụ 2: Bàn máy, mâm cặp, ụ động, …<br />
3. Cơ cấu máy: là tập hợp các vật thể có chuyển động tương đối với nhau và theo<br />
một quy luật chuyển động nhất định, có nhiệm vụ truyền chuyển động hoặc biến đổi<br />
chuyển động.<br />
Ví dụ 3: cơ cấu bánh răng, cơ cấu cam, …<br />
4. Chi tiết máy: là đơn vị nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy.<br />
Trên quan điểm thiết kế, chi tiết máy được phân thành hai nhóm:<br />
- Chi tiết máy có công dụng chung: Bu lông, bánh răng, trục, ổ trục, … (chi tiết<br />
máy được dùng phổ biến trong các loại máy khác nhau).<br />
- Chi tiết máy có công dụng riêng: trục khuỷu, van, cam, … (chỉ được dùng trong<br />
một số loại máy nhất định).<br />
1.1.2. Những yêu cầu chủ yếu đối với máy, chi tiết máy<br />
1. Có hiệu quả sử dụng cao<br />
- Năng suất và hiệu suất cao.<br />
- Tiêu thụ ít năng lượng, độ chính xác cao.<br />
- Chi phí về lao động vận hành máy thấp.<br />
- Kích thước, trọng lượng nhỏ gọn ..v.v.<br />
2. Yêu cầu về khả năng làm việc<br />
<br />
-2-<br />
<br />