intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thông tin liên lạc (Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS) - Bài 3: Hệ thống thông tin liên lạc GMDSS

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thông tin liên lạc (Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS) - Bài 3: Hệ thống thông tin liên lạc GMDSS. Bài này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức về: hệ thống gọi chọn lựa kỹ thuật số - DSC (Digital selective calling); liên lạc thông thường bằng RT; công nghệ NBDP - dịch vụ radio telex;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thông tin liên lạc (Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS) - Bài 3: Hệ thống thông tin liên lạc GMDSS

  1. Bài 3. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC GMDSS 3.1 HỆ THỐNG GỌI CHỌN LỰA KỸ THUẬT SỐ - DSC (Digital selective calling) 3.1.1 Kỹ thuật DSC ⚫ DSC là một hệ thống gọi tự động, cho phép một trạm nhất định liên lạc với một trạm mong muốn. ⚫ Băng tần liên lạc hoạt động: MF, HF, VHF ⚫ Các thông tin trong lời gọi dưới dạng tổ hợp 7 đơn vị nhị phân ⚫ Mỗi nhóm được gửi đi hai lần ở các thời điểm khác nhau và một nhóm kiểm tra được gửi thêm ở cuối cuộc gọi. Cách này cho phép hiệu chỉnh được sai số do ảnh hưởng của pha đinh và giao thoa trong các mạch vô tuyến
  2. ⚫ Hệ thống còn có khả năng gọi được tới “ tất cả các trạm” ⚫ Cần lưu ý là DSC chỉ là 1 tín hiệu báo động, còn việc liên lạc tiếp theo sẽ được tiến hành ở tần số thích hợp bằng đàm thoại hoặc Telex ⚫ Mỗi tàu hoặc trạm bờ có một mã nhận dạng riêng MMSI( Maritime Mobile Service Identification) ⚫ Đây là mã 9 số duy nhất dùng cho một trạm hoặc một nhóm trạm bắt đầu bằng 3 số chỉ mã quốc gia MID (maritime Indentification Digits). Chẳng hạn các mã bắt đầu bằng 232,233 là mã của Anh, 227 là của Pháp.Tất cả các trạm bờ có mã bắt đầu bằng 00 rồi mới tới mã quốc gia.
  3. 3.1.2 Các chức năng chính của DSC: Các loại bản điện DSC Có 2 loại bản điện trong DSC Bản điện cấp cứu Bản điện thông thường ⚫ Bản điện cấp cứu được tàu bị nạn phát đi trong trường hợp cấp cứu ⚫ Kiểu lời gọi: DISTRESS ⚫ Mã nhận dạng MMSI của trạm phát ⚫ Tính chất tai nạn ⚫ Tọa độ bị tai nạn ⚫ Thời điểm tương ứng với lúc vị trí tàu được nhập vào. ⚫ Cách thức liên lạc tiếp theo ( phương thức, tần số hoặc kênh). Với một số loại máy, bước này được thực hiện tự động tùy theo khả năng liên lạc của máy đó( thoại hay Telex).
  4. Bản điện thông thường sẽ được một tàu sử dụng để gọi một tàu, một trạm bờ hoặc tất cả các trạm ⚫ Kiểu lời gọi( Format specifier; calling category): individual, distress relay,all ships, geographic area, test v.v. ⚫ Địa chỉ ( Address): Mã nhận dạng của một trạm, nhóm trạm cần gọi- trường hợp gọi “ all ship” không có bước này. ⚫ Mức độ ưu tiên (category): distress, urgency, safety, routine v.v. ⚫ Mã nhận dạng của trạm phát ( thường được nhập tự đông) ⚫ Chế độ phát để liên lạc ( Telecomand): J3E, H3E, FEC v.v ⚫ Tần số hoặc kênh làm việc (working chanel or frequency)- Khi gọi trạm bờ không có bước này mà trạm bờ sẽ báo cho biết kênh còn rỗi ở lời báo nhận của nó.
  5. ⚫ Các kiểu lời gọi DSC: ⚫ Kiểu lời gọi DISTRESS CALL là kiểu gọi chỉ dùng cho tàu bị nạn phát báo động cấp cứu ở kênh cấp cứu và an toàn DSC. Trạm bờ hoặc các trạm tàu khi nhận được lời gọi báo nạn sẽ báo động bằng âm thanh hoặc ánh sáng và màn hình DSC sẽ hiện chữ “ DISTRESS CALL”. ⚫ Kiểu lời gọi DISTRESS RELAY dùng để phát cấp cứu chuyển tiếp. Khi một tàu có đủ cơ sở để biết được một tàu khác bị nạn và không có đủ khả năng phát cấp cứu bằng DSC hoặc lời gọi cấp cứu bằng DSC của trạm bị nạn không được một trạm DSC bờ nào báo nhận sau một thời gian ( thường là 3 phút) thì tàu đó có thể tiến hàng phát lời báo nhận cấp cứu DSC của tàu bị nạn và phát lời gọi cấp cứu chuyển tiếp tới một trạm bờ bằng chế độ DISTRESS RELAY.
  6. ⚫ Kiểu lời gọi ALL SHIP được dùng khi trạm gọi có một bản điện liên quan đến khẩn cấp và an toàn ⚫ Kiểu lời gọi GROUP dùng để gọi cho các tàu thuộc cùng một nhóm (quốc gia hoặc chủ tàu) ⚫ Kiểu lời gọi GEOGRAPHIC AREA dùng để gọi tới những tàu ở một khu vực nhất định. ⚫ Kiểu lời gọi IDIVIDUAL dùng để gọi cho một trạm. Trong lời gọi phải nhâp mã hiệu của trạm được nhận vào.
  7. 3.1.2.3 Mã nhận dạng các trạm trong dịch vụ thông tin di động hàng hải ⚫ Mã nhận dạng của một trạm tàu: gồm 9 số có cấu tạo như sau: MIDxxxxxx. Trong đó MID là mã quốc gia gồm 3 số. xxxxxx là 6 số mã nhận dạng của một tàu cụ thể. ⚫ Mã nhận dạng của một nhóm tàu: dùng để gọi đồng thời một nhóm tàu, mã này có cấu tạo như sau: 0MIDxxxxx. Số đầu tiên là số 0. Tiếp đến là 3 số mã quốc gia 5 số còn lại là mã của nhóm. ⚫ Mã nhận dạng của trạm bờ: gồm 9 số có cấu tạo: 00MIDxxxx trong đó 2 số đầu là 00, 3 số sau la mã quốc gia, 4 số cuối là của trạm đó. ⚫ Mã nhận dạng của nhóm trạm bờ: dùng để gọi cùng lúc nhiều trạm bờ thuộc một nhóm, gồm 9 số có cấu tạo: 00MIDxxxx.
  8. 3.1.2.4 Mức độ ưu tiên trong lời gọi DSC ⚫ DISTRESS ⚫ URGENCY ⚫ SAFETY ⚫ ROUTINE 3.1.2.5 Báo nhận lời gọi DSC ( Acknowledgement) ⚫ là một tín hiệu của trạm được gọi trả lời gọi DSC của trạm gọi ⚫ báo nhận một lời gọi thông thường có thể thực hiện bằng nhân công hoặc tự động ⚫ báo nhận lời gọi cấp cứu chỉ được thực hiện bằng nhân công ⚫ Chỉ trạm bờ mới được quyền báo nhận lời gọi cấp cứu, một trạm tàu chỉ phát tín hiệu báo nhận cấp cứu khi sau một khoảng thời gian nhất định( thường là 3 phút) không thấy có trạm bờ nào báo nhận.
  9. ⚫ Sau khi phát báo nhận một lời gọi cấp cứu của môt tàu thì trạm tàu bắt buộc phải phát chuyển tiếp cấp cứu tới một trạm bờ và tồ chức tìm cứu tài bị nạn ⚫ Trong lời báo nhận thường chứa cả sự chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của trạm gọi gọi về tần số và phương thức liên lạc tiếp theo ⚫ Sau khi báo nhận, trạm thu phải điều chỉnh thiết bị liên lạc của mình phù hợp với yêu cầu về phương thức và tần số làm việc như đã nêu trong lời gọi của trạm phát để liên lạc. 3.1.2.9 Gọi cấp cứu chuyển tiếp DISTRESS RELAY ⚫ Gọi cấp cứu từ một tàu không bị n ⚫ trong cấu trúc của bản điện còn thêm tọa độ và tính chất của tai nạn cùng số nhận dạng của trạm bị nạnạn
  10. 3.1.3 Tần số dùng để gọi bằng DSC ⚫ Các tần số dùng cho mục đích cấp cứu và an toàn dùng DSC là: ⚫ 2187,5 KHz.; ⚫ 4207,5 KHz; 6312,0 KHz; 8414,5 KHz,12577,0 KHz; 16804,5 KHZ ⚫ Kênh 70 VHF. 3.1.4 Trực canh bằng DSC ⚫ Việc trực canh của các trạm bờ có trang bị DSC phải tự động và phù hợp với dải tần và thời gian đã đăng kí trong ITU List of coast station ⚫ Các tàu, khi ở trên biển, ngoài trực canh tự động bằng DSC ở tần số cấp
  11. 3.1.5 GỌI THÔNG THƯỜNG BẰNG DSC Gọi DSC từ tàu vào bờ: ⚫ chỉnh máy phát đến tần số thu thích hợp nhất của trạm bờ và nhập MMSI của trạm bờ cần gọi ⚫ chắc chắn không co tàu khác đang dùng tần số được chọn ⚫ Nếu trạm được gọi không báo nhận thì có thể lặp lại lời gọi sau 5 phút, sau đó có thể lặp lại lời gọi ở một tần số khác nhưng phải sau 15 phút. Kiểm tra thiết bị DSC ⚫ Bộ điều khiển DSC có chức năng tự kiểm tra mà không dùng đến máy phát ⚫ Thường là một lần một ngày ⚫ Khi ở trong tầm hoạt động của đài bờ, tàu có thể phát tín hiệu gọi kiểm tra ít nhất 1 tuần 1 lần
  12. ⚫ Không được phát thử trên kênh 70VHF ⚫ hạn chế việc kiểm tra trên 2187,5Khz ⚫ Trường hợp thật cần thiết có thể kiểm tra ở kênh này theo các bước chung sau: ⚫ Chỉnh máy phát trên tàu về 2187,5Khz ⚫ Nhập kiểu lời gọi kiểm tra theo hướng dẫn của nhà chế tạo ⚫ Nhập mã MMSI của trạm bờ ⚫ Phát lời gọi DSC sau khi kiểm tra không thấy cuộc gọi nào đang tiến hành ⚫ Chờ lời báo nhận của trạm bờ.
  13. 3.1 LIÊN LẠC THÔNG THƯỜNG BẰNG RT + Trạm bờ gọi một trạm tàu: ⚫ Trạm bờ có thể gọi một trạm tàu trên tần số gọi và trả lời của mình sau đó yêu cầu trạm tàu chuyển sang một kênh làm việc để tiến hành liên lạc. ⚫ Những trạm bờ có lưu lượng thông tin lớn, phải phát lời gọi dưới dạng điểm danh tàu”TRAFIC LIST” trong đó trạm bờ nêu tên, hiệu goi hay mã nhận dạng của những tàu mà mình cần gọi theo thứ tự nhất định. ⚫ Việc điểm danh tàu phải được thực hiện ở tần số và vào những thời điểm quy định ( và được ghi trong các thông số về trạm bờ này trong ITU List of coast station).Theo quy định của luật vô tuyến điện, thời khoảng giữa hai lần điểm danh không dưới 2 giờ và không quá 4 giờ
  14. + Trạm tàu gọi một trạm bờ: ⚫ Tàu có thể gọi một đài bờ khi tàu đã vào vùng phủ sóng của đài bờ đó. ⚫ Cuộc gọi sẽ phải ngưng nếu không thấy đài bờ trả lời sau 3 lần gọi cách nhau 2 phút và có thể được nhắc lại khoảng 3 phút một lần. ⚫ Cách gọi đài bờ từ tàu như sau: ⚫ Tên, hô hiệu hay nhận dạng khác của đài bờ. Không quá 3 lần ⚫ THIS IS ⚫ Tên, hô hiệu của tàu.( Không quá 3 lần) calling. Tiếp đó nêu lý do cuộc gọi
  15. *** Lưu ý ⚫ Khi một trạm chưa chắc chắn là một trạm nào đó gọi minh thì phải nghe cho rõ rồi mới trả lời.Trường hợp nghe được một trãm gọi mình nhưng chưa nghe rõ tên trạm gọi đó, phải phát nội dung sau: ⚫ STATION CALLING.. (tên của trạm mình) ⚫ THIS IS (tên đài mình) ⚫ REPEAT YOUR CALL ⚫ OVER
  16. 3.3 CÔNG NGHỆ NBDP - DỊCH VỤ RADIO TELEX (Narow band direct printing – phương thức truyền chữ băng hẹp, thiết bị đầu cuối là máy in, tên khác như TOR – Telex Over Radio, SITOR – Simplex Telex OverRadio) ⚫ Ưu điểm của việc sử dụng Telex so với Telephone : ⚫ Bản điện có thể được soạn trước đảm bảo chứa tất cả các thông tin muốn gửi. ⚫ Telex được coi như văn bản viết và có giá trị ở một số nước. ⚫ Có sự trao đổi hô hiệu tự xưng để xác nhận là bản điện gửi đã đến đích. ⚫ Các bản điện có thể nhận bất cứ lúc nào mà không cần sự có mặt của nhân viên vô tuyến điện. ⚫ Nhiều trạm bờ có thiết bị lưu trữ và chuyển đi “Store and Forward”, nhờ đó bản điện Telex có thể lưu trong một máy tính để gửi đến một địa chỉ hoặc nhiều địa chỉ khác. ⚫ Nhiều trạm bờ cũng có dịch vụ nhận các bản điện từ các tàu qua mạng Telex và sau đó gửi đi bằng vô tuyến điện báo.
  17. 3.3 DỊCH VỤ RADIO TELEX- In trực tiếp dải hẹp NBDP (Narow band direct printing – phương thức truyền chữ băng hẹp, thiết bị đầu cuối là máy in, tên khác như TOR – Telex Over Radio, SITOR – Simplex Telex OverRadio) Chế độ phát: ARQ , FEC, SELFEC – Số Selcall – Hô hiệu tự xưng answerback ⚫ Năm 1970, hãng Philip đưa ra thiết bị ARQ đầu tiên cho liên lạc hàng hải và đạt được mức sai số tương đương sai số của hệ thống Telex trên bờ và chúng được sử dụng đại trà từ năm 1971 ⚫ Còn gọi là dịch vụ Radio Teletype( RTT) dùng cho cả hệ thống liên lạc mặt đất và vệ tinh ⚫ Ta chỉ đề cập tới việc sử dụng trong hệ thống liên lạc mặt đất ở băng tần MF và HF ⚫ Không có thiết bị Telex VHF trong dịch vụ liên lạc di động hàng hải
  18. ⚫ Tín hiệu từ bàn phím được đưa qua khối ARQ và được phát đi dưới dạng 4 khoảng và 3 chấm ⚫ Khoảng và chấm có âm sắc khác nhau 170Hz tức là nếu ta phát ở tần số 4204 Khz thì khoảng (space) sẽ phát ở 4204 Khz +85Hz và chấm sẽ phát ở 4204 Khz-85Hz. . Để thực hiện việc này, khối ARQ sẽ tạo ra tần số trung tâm ±85Hz. Tần số trung tâm này khác nhau tùy theo nhà chế tạo, thường là 1500Hz hoặc 1700Hz Chế độ phát Telex ⚫ Thiết bị Telex đều phải có khả năng phát và thu được bằng phương thức F1B (Điện báo sử dụng điều chế tần số) hoặc J2B (Điện báo thu tự động, đơn biên, với một kênh đơn, chứa thông tin lượng hóa hoặc số hóa sử dụng sóng mang điều chế phụ) trên các tần số làm việc. ⚫ Những máy sử dụng ở dải tần 415 ÷ 535 Khz phải thu được ở phương thức F1B trên tần số 518 Khz ⚫ Việc liên lạc bằng Telex có thể thực hiện trực tiếp( conversational mode) hoặc lưu trữ để gửi sau ( store and forward mode) bằng cách thức tự động, bán tự động hoặc nhân công.
  19. Chế độ yêu cầu tự động lặp lại ARQ ( Auto Repeat reQuest) ⚫ Là chế độ yêu cầu tự động lặp lại để phát hiện và hiệu chỉnh sai sót ⚫ Đòi hỏi cả trạm thu và trạm phát đều phải có cả thiết bị thu và phát đồng thời hoạt động ⚫ Máy thu của trạm thu nhận và lưu trữ bản điện sau đó kiểm tra sai sót trong bản điện và phát yêu cầu trạm phát lại những phần còn sai sót ⚫ Đến lượt mình, trạm phát sẽ phát lại những phần có sai sót theo yêu cầu của trạm thu.Quá trình trao đổi này được thực hiện tự động giữa hai máy và bản điện truyền đi bằng chế độ này sẽ hoàn hảo, không còn lỗi do tín hiệu sai sót.Tuy nhiên chế độ này chỉ được sử dụng hạn chế giữa hai trạm với nhau.
  20. Chế độ hiệu chỉnh sai số thuận FEC ( Forward Error Correction) ⚫ Bản điện được một trạm chuẩn bị trước và phát để nhiều trạm có thể đồng thời nhận được ⚫ Trạm thu không cần dùng thiết bị phát, khi nhận bản điện, nó sẽ bỏ trống vị trí tại ký tự đó( hoặc đánh dấu*) nên bản điện đôi khi không hoàn chỉnh ⚫ FEC được sử dụng trong các trường hợp sai: + Khi trạm tàu không thể hoặc không được phép dùng máy phát. + Định phát một bản điện cho nhiều trạm cùng nhận. + Khi việc nhận điện ở chế độ này là cần thiết và không đời hỏi việc báo nhận tự động. ⚫ Chế độ này đặc biệt hữu ích khi cần phát một bản điện cấp cứu hoặc khẩn cấp và an toàn hay để một trạm bờ điểm danh tàu,phát thông báo an toàn hàng hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2