Bài giảng Thực hành Bào chế và Công nghiệp dược 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 7
download
Bài giảng Thực hành Bào chế và Công nghiệp dược 2 được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức để có thể điều chế được một hỗn dịch bằng phương pháp ngưng kết và phân tán cơ học như: hỗn dịch trị nấm tóc; nhũ tương dầu thầu dầu; thuốc mỡ dalibour – thuốc bột menthol - long não; cao xoa; gel diclofenac; thuốc trứng natri borat–thuốc đạn paracetamol; viên nén - viên nang paracetamol;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực hành Bào chế và Công nghiệp dược 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC TẬP BÀO CHẾ - CÔNG NGHIỆP DƯỢC 2 Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2015
- MỤC LỤC BÀI 1: HỖN DỊCH TRỊ NẤM TÓC ........................................................................... 1 BÀI 2: NHŨ TƯƠNG DẦU THẦU DẦU .................................................................. 2 BÀI 3: THUỐC MỠ DALIBOUR – THUỐC BỘT MENTHOL - LONG NÃO.................................................................................................................................... 4 I – THUỐC MỠ DALIBOUR .......................................................................... 4 II – THUỐC BỘT MENTHOL – LONG NÃO ................................................ 5 BÀI 4: CAO XOA ........................................................................................................... 6 BÀI 5: GEL DICLOFENAC ........................................................................................ 7 BÀI 6: THUỐC TRỨNG NATRI BORAT–THUỐC ĐẠN PARACETAMOL ............................................................................................................................................. 8 I. THUỐC TRỨNG NATRI BORAT ............................................................... 8 II. THUỐC ĐẠN PARACETAMOL................................................................ 9 BÀI 7: VIÊN NÉN - VIÊN NANG PARACETAMOL ......................................... 11 I – VIÊN NÉN PARACETAMOL.................................................................. 11 II - VIÊN NANG PARACETAMOL.............................................................. 12
- BÀI 1: HỖN DỊCH TRỊ NẤM TÓC Mục tiêu Điều chế được một hỗn dịch bằng phương pháp ngưng kết và phân tán cơ học. NỘI DUNG 1. Công thức Chì acetat ......................................... 0,5 g Amoni clorid .................................... 0,5 g Lưu huỳnh kết tủa ............................... 1 g Cồn 70o .............................................. 6 ml Glycerin dược dụng ............................. 5 g Nước cất ............................. vđ……50 ml 2. Qui trình điều chế - Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, tiệt trùng cối chày, đánh dấu thể tích chai. - Hòa tan riêng từng chất chì acetat và amoni clorid, mỗi chất với khoảng 20 ml nước cất và lọc riêng từng dung dịch. - Phối hợp từ từ hai dung dịch với nhau vừa khuấy trộn để thu được hỗn dịch chì clorid. - Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối. Cho tiếp 0,3 g tween 80 (hoặc 1 ml cồn saponin), nghiền kỹ tạo thành khối nhão đồng nhất - Thêm từ từ hỗn dịch chì clorid vừa thu được, glycerin, cồn vào khuấy đều. - Đóng chai, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích. Lắc đều - Dán nhãn, nhãn có dòng chữ “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG” 3. Công dụng, cách dùng Trị nấm tóc. 4. Bảo quản - Bảo quản nơi khô mát Thành phẩm dùng ngoài, thuốc thường. Nhãn phụ: “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG” 1
- BÀI 2: NHŨ TƯƠNG DẦU THẦU DẦU Mục tiêu 1. Điều chế được 1 potio nhũ dịch dầu thuốc đạt yêu cầu bằng phương pháp keo khô. 2. Sử dụng được chất nhũ hóa keo thân nước trong quá trình điều chế nhũ tương. NỘI DUNG 1. Công thức Dầu thầu dầu ...................... 16g Gôm Arabic ........................ 4g Tinh dầu bạc hà .................. 2giọt Siro đơn .............................. 20g Nước cất ............ vđ ............ 50ml Tính chất nguyên liệu - Dầu thầu dầu: Dược chất thân dầu không tan trong nước, có tác dụng nhuận tẩy. - Gôm arabic: Gummik Arabicum, sản phẩm của cây Acacia senegal. Họ Mimosaceae. Không tan trong cồn 95°, tan hoàn toàn trong 1,5 - 2 phần nước. Bị kết tủa khi nồng độ cồn trên 35% hoặc với kim loại nặng. Thường dùng làm chất nhũ hóa gây phân tán. - Tinh dầu bạc hà: Chất phụ làm thơm (tướng dầu). - Siro đơn: Chất làm ngọt. - Nước cất: tướng nước. 2. Qui trình điều chế - Tiệt trùng chày cối, đánh dấu thể tích chai. - Hòa tan tinh dầu bạc hà trong dầu thầu dầu. - Nghiền mịn gôm Arabic trong cối khô. - Đổ dầu thầu dầu vào, đảo nhẹ nhàng cho đều. 2
- - Thêm một lượng nước (tính theo tỉ lệ phù hợp để tạo nhũ tương đậm đặc) vào nghiền theo 1 chiều thật nhanh, mạnh, liên tục cho đến khi thu được hỗn hợp đặc quánh màu trắng đục (nhũ dịch đậm đặc). - Thêm nước để pha loãng nhũ tương (chia làm nhiều lần) mỗi lần thêm phải đảo đều. (lưu ý kiểm soát thể tích nước) - Cho tiếp siro đơn vào trộn đều. - Đóng chai, thêm nước cất vừa đủ, lắc đều. 3. Công dụng Nhuận tràng hoặc tẩy xổ tùy theo liều dùng. 4. Bảo quản − Trong chai lọ nút kín, để nơi mát. − Nhãn thành phẩm dùng trong, thuốc thường. − Nhãn phụ: “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG.” 5. Tiến hành thực nghiệm Nhóm 1: Thêm 4ml nước để tạo nhũ tương đậm đặc Nhóm 2: Thêm 8ml nước để tạo nhũ tương đậm đặc Nhóm 3: Thêm 16ml nước để tạo nhũ tương đậm đặc So sánh tính đồng nhất của nhũ tương. Rút ra kết luận lượng nước thích hợp thêm vào. Điều chế theo công thức thu được. 3
- BÀI 3: THUỐC MỠ DALIBOUR – THUỐC BỘT MENTHOL-LONG NÃO I – THUỐC MỠ DALIBOUR 1. MỤC TIÊU - Lựa chọn đúng phương pháp điều chế. - Điều chế được 10g thuốc mỡ Dalibour đạt tiêu chuẩn 2. CÔNG THỨC Đồng sulfat .................... 0.5g Kẽm sulfat ...................... 0.5g Nước cất ........................ 10ml Lanolin .......................... 20g Vaselin ........................... 60g 3. THÔNG TIN CẦN BIẾT - Tính chất và vai trò của các chất trong công thức - Cấu trúc của chế phẩm. Giải thích - Phương pháp điều chế. 4. ĐIỀU CHẾ - Tiệt trùng cối chày - Trong cối, hòa tan đồng sulfat và kẽm sulfat với nước - Cho lanolin vào cối trộn đều - Thêm dần vaselin vào cối, trộn đều - Đóng chai, dán nhãn. Thực hành: mỗi SV điều chế 10 g thuốc mỡ (1/10 công thức) 5. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM 4
- Thuốc mỡ mềm, mịn màng, đồng nhất, màu hơi xanh của đồng sulfat 6. CÔNG DỤNG – BẢO QUẢN - Sát trùng nhẹ, làm khô vết chàm, ngứa. - Bảo quản trong lọ nút kín, nơi mát 7. GHI CHÚ Nếu trong công thức không ghi nước, người pha chế phải thêm nước với lượng tối thiểu vừa đủ và phải trừ vào lượng tá dược để tránh giảm nồng độ hoạt chất trong chế phẩm. II – THUỐC BỘT MENTHOL – LONG NÃO 1. Công thức Menthol ..........................0.5g Long não .......................0.5g Bột talc ...........................10g 2. Qui trình điều chế − Tiệt trùng cối chày. − Cho đồng lượng talc và menthol vào cối nghiền. − Thêm dần dần đến hết khoảng ½ lượng talc có trong công thức, trộn đều. (1) − Cho long não vào cối, thêm 2-3 giọt cồn 900, nghiền mịn. − Thêm dần ½ lượng talc còn lại theo nguyên tắc đồng lượng, nghiền trộn đều. − Cho (1) vào (2) trộn nhẹ nhàng đến đồng nhất. − Đóng lọ - dán nhãn. 3. Công dụng: Trị ngứa ngoài da. 4. Bảo quản Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng. 5. Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm 1: Nghiền và phối hợp menthol với long não, cho talc vào trộn đều. Thí nghiệm 2: Thực hiện theo qui trình. So sánh thể chất của thuốc bột. Rút ra kết luận 5
- BÀI 4: CAO XOA MỤC TIÊU Điều chế được một thuốc mỡ bằng phương pháp hòa tan nóng. 1. Công thức Menthol .............................. 1g Long não ........................... 1g Tinh dầu bạc hà .................. 1g Tinh dầu tràm ..................... 0.6g Tinh dầu hương nhu ........... 0.2g Tinh dầu quế....................... 0.2g Parafin rắn .......................... 1.8g Vaselin ............................... 1.5g Lanolin .............................. 0.2g Sáp ong ............................... 1.5g 2. Qui trình điều chế - Cân menthol, long não trong lọ. Trộn đều để thu được hỗn hợp eutecti. Cân trực tiếp các tinh dầu vào lọ, trộn đều đậy kín. - Cân tá dược vào chén sứ, đun chảy 1200C/5-10 phút. Sau đó để hỗn hợp nguội khoảng 1000C. Lọc qua vải gạc nhiều lớp vào lọ đã chứa hoạt chất. - Đun cách thủy khoảng 10 phút. Để nguội còn 600. Đổ vào hai hộp cao. 3. Công dụng Bôi xoa khi bị cảm cúm, nhức đầu, say tàu xe, … Không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Cẩn thận khi dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. 4. Bảo quản Bảo quản trong hộp kín, nơi mát, tránh ánh sáng. 6
- BÀI 5: GEL DICLOFENAC Mục tiêu Điều chế được gel thuốc đạt yêu cầu. NỘI DUNG 1. Công thức Diclofenac natri .................. 1g Carbopol 940 ...................... 1g Propylen glycol .................. 10g Ethanol 900 ......................... 10ml Triethanolamin ..... vđ ........ pH = 7 Nipagin M ......................... 0.2g Nước cất ............................ 77.8g 2. Qui trình điều chế - Phân tán carbopol vào propylen glycol. Thêm nước. Trộn đều. Điều chỉnh pH của hỗn hợp bằng triethanolamin đến khoảng 7 để tạo gel (1). - Hòa tan Nipagin và Diclofenac natri trong ½ lượng ehanol (2). - Cho từ từ (2) vào (1), khuấy nhẹ nhàng. Tráng ly bằng lượng ethanol còn lại cho vào hỗn hợp. Tiếp tục khuấy nhẹ nhàng cho đến khi gel đồng nhất. - Đóng lọ - Dán nhãn. 3. Công dụng: Giảm đau, chống viêm 4. Bảo quản Bảo quản trong lọ nút kín, nơi mát, tránh ánh sáng. 5. Tiến hành thí nghiệm - Thí nghiệm 1: phân tán carbopol vào 10ml nước - Thí nghiệm 2: phân tán carbopol vào 10g propylen glycol So sánh khả năng phân tán carbopol. Kết luận thứ tự phối hợp carbopol với nước và propylen glycol thích hợp. Giải thích. Điều chế theo qui trình. 7
- BÀI 6: THUỐC TRỨNG NATRI BORAT – THUỐC ĐẠN PARACETAMOL I. THUỐC TRỨNG NATRI BORAT Mục tiêu Điều chế thuốc trứng kiểu dung dịch bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn đạt yêu cầu. NỘI DUNG 1. Công thức (1 viên) Natri borat .......................... 0.03g Natri hydrocarbonat ........... 0.01g Gelatin ................................ 0.3g Glycerin .............................. 1.2g Nước cất ............................. 0.66g 2. Qui trình điều chế - Chuẩn bị khuôn, bôi trơn khuôn bằng dầu parafin. Để vào tủ lạnh. - Ngâm Gelatin trong nước lạnh cho trương nở hoàn toàn - Cho Natri borat vào Glycerin. Đun cách thủy cho tan hết - Hòa tan Natri hydrocarbonat vào hỗn hợp Glycerin- Natriborat (1) - Đun cách thủy (1) đến khi không còn sủi bọt - Cho Gelatin đã trương nở vào hỗn hợp (1) đang nóng. - Đun cách thủy cho tan hết Gelatin. Lọc nếu cần - Để nguội 50oC đổ khuôn. Để vào tủ lạnh cho đến khi thuốc đông rắn lại. - Lấy thuốc ra khỏi khuôn, cắt bỏ phần thuốc thừa. - Đóng gói, dán nhãn. 3. Công dụng Sát trùng phụ khoa 4. Cách dùng 8
- Đặt âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ 5. Bảo quản Bảo quản nơi mát (10 – 16°C). II. THUỐC ĐẠN PARACETAMOL 1. YÊU CẦU Tính công thức 3 viên thuốc đạn. Tiến hành đổ khuôn 2 viên. Cho biết: Hệ số thay thế thuận Eparacetamol/ Tá dược = 0.67 Khối lượng viên tá dược = 2.70 g Thành phần tá dược gồm: Glycerin ..................................... 7.9 % PEG 4000................................... 85.3 % PEG 6000................................... 6.8 % 2. TÍNH TOÁN VÍ DỤ: Tính công thức của 1 viên thuốc đạn Paracetamol 100 mg. Ta có 100 mg = 0.1 g - Lượng tá dược bị thay thế: m tá dược bị thay thế = m hoạt chất / E = 0.1 / 0.67 = 0.15 g tá dược. - Lượng tá dược cần: m tá dược cần = m viên – m tá dược bị thay thế = 2.70 – 0.15 = 2.55 g Công thức 1 viên: Paracetamol ............................... 0.10 g Glycerin ..................................... 2.55 x 7.9% = 0.20 g PEG 4000 .................................. 2.55 x 85.3% = 2.18 g PEG 6000 .................................. 2.55 x 6.8% = 0.17 g Công thức 3 viên thuốc đạn Paracetamol: Paracetamol ............................... 0.10 x 3 = 0.30 g Glycerin ..................................... 0.20 x 3 = 0.60 g PEG 4000 .................................. 2.18 x 3 = 6.54 g 9
- PEG 6000 .................................. 0.17 x 3 = 0.51 g 3. QUY TRÌNH PHA CHẾ 3.1. Xử lý khuôn thuốc đạn - Rửa sạch khuôn bằng nước. - Tiệt trùng khuôn bằng cồn cao độ. - Bôi trơn khuôn bằng dầu paraffin. - Làm lạnh khuôn. 3.2. Cân đong nguyên liệu - Cân Paracetamol, PEG 4000, PEG 6000 trên giấy. - Cân glycerin trong cốc có lót giấy. 3.3. Hòa tan - Đun hỗn hợp tá dược gồm PEG 4000, PEG 6000 và Glycerin trong cốc trên bếp cách thủy cho chảy lỏng hoàn toàn, khuấy đều. - Cho Paracetamol vào, vừa đun vừa khuấy cho tan hoàn toàn, thu được dd trong suốt. 3.4. Nhấc cốc khỏi bếp, để nguội khoảng 60oC, xuất hiện vài tinh thể trắng, tiến hành đổ khuôn. Đổ khuôn nhanh, liên tục, càng cao càng tốt. 3.5. Làm lạnh khuôn cho thuốc đông rắn hoàn toàn. 3.6. Dùng dao cắt phần thuốc thừa trên mặt khuôn. Tháo khuôn lấy thuốc. 3.7. Đóng gói, dán nhãn thành phẩm. * Chú ý: - Khi hòa tan nên khuấy nhẹ để tránh bọt khí. - Khi đổ khuôn, đổ nhanh, liên tục, không dùng đũa, đổ càng cao càng tốt. Không đổ 2 lỗ nằm ở 2 biên đầu khuôn. 4. CÔNG DỤNG Giảm đau, hạ sốt 5. CÁCH DÙNG Đặt hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ 6. BẢO QUẢN: Ngăn mát tủ lạnh (2 – 8°C). 10
- BÀI 7: VIÊN NÉN - VIÊN NANG PARACETAMOL I – VIÊN NÉN PARACETAMOL Mục tiêu Bào chế được viên nén theo phương pháp xát hạt ướt. NỘI DUNG 1. Công thức Paracetamol ........................ 300mg Tinh bột .............................. 85mg Lactose ............................... 15mg Talc..................................... 7mg Magnesi stearat .................. 1mg Hồ tinh bột 10% ................. vđ 2. Qui trình điều chế 2.1. Chuẩn bị nguyên liệu Cân hoạt chất và tá dược để điều chế 1000 viên nén Paracetamol 300mg theo công thức điều chế 1 viên đã cho. Nghiền rây và kiểm soát độ mịn nguyên liệu. Chuẩn bị tá dược dính. 2.2. Trộn bột kép Trộn đều paracetamol, tinh bột, lactose. Kiểm soát độ đồng đều của khối bột. 2.3. Xát cốm ướt Làm ẩm khối bột với dung dịch hồ tinh bột 10%. Xát cốm qua rây 2mm. 2.4. Làm khô cốm – sửa hạt Sấy khô cốm ở 550C đến độ ẩm qui định. Sửa hạt qua rây 1mm. 2.5. Thêm tá dược trơn bóng Trộn hạt đã sửa với hỗn hợp talc, magnesi stearat. 2.6. Dập viên 11
- Kiểm tra khối lượng, độ cứng viên 2.7. Đóng chai, dán nhãn 3. Công dụng, bảo quản Giảm đau, hạ sốt. Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng 4. Tiến hành thí nghiệm Lô 1: thực hiện theo công thức Lô 2: Sử dụng ½ lượng talc và magnesi stearat Lô 3: Thay lactose bằng tinh bột Tiến hành với cùng một điều kiện dập viên. - So sánh độ bóng và độ mài mòn của lô 1 với lô 2. - So sánh độ rã của lô 1 và lô 2 và lô 3. II - VIÊN NANG PARACETAMOL Mục tiêu 1. Tính toán và lựa chọn cỡ nang phù hợp để đóng nang. 2. Tính toán lượng tá dược trơ thêm vào khi đóng nang. 3. Thực hành đóng thuốc vào nang cứng bằng máy đóng nang bằng tay. NỘI DUNG 1. Công thức Paracetamol ........................ 300mg Tinh bột bắp ....................... 85mg Hồ tinh bột ........................ vđ Talc..................................... vđ 12
- 2. Tính toán và lựa chọn cỡ nang - Các loại cỡ nang Cỡ nang Dung tích (ml) 00 0,95 0 0,67 1 0,48 2 0,38 3 0,28 4 0,21 5 0,13 - Tính toán lượng hoạt chất và tá dược + Tạo cốm bằng phương pháp xát hạt ướt + Xác định tỷ trọng biểu kiến của khối bột + Xác định thể tích chiếm chỗ của khối bột trong 1 viên thuốc + Lựa chọn cỡ nang phù hợp + Thêm tá dược độn để làm đầy nang thuốc 13
- 3. Vận hành máy đóng nang HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐÓNG NANG BẰNG TAY MODEL SS 300-ẤN ĐỘ - Chuẩn bị vỏ viên nang với kích thước chuẩn theo loại khuôn sử dụng cho máy (viên nang kích thước #0). - Chuẩn bị loại thuốc đóng viên nang theo quy trình sản xuất. - Chuẩn bị máy đóng nang bằng tay với bộ khuôn đóng nang kèm theo máy. A. Quy trình vận hành máy 1. Đặt vỏ viên nang vào khay theo chiều quy định 2. Đặt khay lên máy đóng nang 3. Núm khóa bên trái kéo về phía trước. Cần khóa nang phía trước được kéo về bên trái 4. Đẩy tay cần dài xuống dưới để mở nắp viên 5. Nhấc khay chứa nắp viên đặt sang bên chứa tất cả các nắp 6. Cần khóa nang phía trước kéo về bên phải để các thân viên nang về vị trí nạp thuốc 7. Đặt khay giữ bột thuốc vào vị trí 8. Đổ bột vào và lấy gạt để nạp thuốc vào nang nếu thiếu thì cho thêm vào 9. Hạ nắp nén và khóa lại 10. Vặn tay điều chỉnh của nắp nén để nén bột vào các viên nang 11. Nâng nắp nén, kiểm tra xem bột thuốc đã đủ chưa. Kiểm tra đảm bảo các viên đồng đều về khối lượng 12. Sau đó đặt khay giữ nắp nang vào vị trí 13. Núm khóa được kéo về phía sau, đậy đĩa B, Tay khóa phía trước C kéo về bên phải 14. Giữ đĩa B, từ từ kéo tay kéo dài xuống dưới để đóng nắp vào thân viên nang hoàn thành việc đóng viên nang 15. Mở khóa tay viên nang, nhấc đĩa B lên. Núm khóa bên cạnh được kéo về phía trước 14
- 16. Kéo tay kéo dài xuống phía dưới, nhấc khay viên nang lên để hoàn thành việc đóng viên Các quy trình được làm lần lượt theo đúng trình tự để đảm bảo quá trình đóng nang được chính xác. B. Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng máy - Sau quá trình thực hành sử dụng máy, phải thực hiện vệ sinh máy theo đúng quy trình. Sử dụng khăn lau mềm và chổi lông nhỏ đề vệ sinh các bộ phận đóng nang của máy. Hoặc dùng vòi khí nén để xịt và khăn lau để lau các khay và khuôn giữ viên nang. - Việc tháo lắp khuôn nang theo đúng trình tự và lắp lại theo đúng quy định 15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV 2. Trường Đại học Y dược Cần Thơ (2015), Giáo trình Bào chế và sinh dược học. 3. Trường Đại học Y dược Cần Thơ (2015), Giáo trình Thực tập Bào chế và sinh dược học. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thực hành bào chế 2
15 p | 2729 | 299
-
Bài thực hành bào chế 1
12 p | 1522 | 240
-
Bài giảng Thực hành Bào chế kem natri diclofenac - ThS. Nguyễn Trọng Điệp
21 p | 1084 | 96
-
Bài giảng Thực hành bào chế 1 (Dùng cho học sinh trung cấp dược)
30 p | 697 | 54
-
Thực hành bệnh tim mạch part 9
54 p | 122 | 27
-
Bài giảng Dẫn lưu áp xe - BS. Phan Chung Thùy Linh
23 p | 103 | 10
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 9 - DS. Trần Văn Chện
18 p | 32 | 10
-
Bài giảng Thú y cơ bản : THẢO LUẬN- VÀ BÀI THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ CÚM GIA CẦM part 2
6 p | 108 | 9
-
Bài giảng Chế biến sao tẩm một số vị thuốc - ThS. Phạm Thị Hóa
8 p | 131 | 9
-
Bài giảng Thực hành Bào chế và Công nghiệp dược 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
15 p | 23 | 9
-
Bài giảng Kĩ thuật bào chế viên bao
11 p | 137 | 6
-
An toàn bức xạ trong thực hành Tim Mạch
13 p | 90 | 5
-
Nghiên cứu bào chế viên nén paracetamol 325 mg nhằm xây dựng bài giảng “Thực hành sản xuất thuốc 2” cho sinh viên ngành Dược
7 p | 108 | 5
-
Ứng dụng máy đùn tạo cầu QZJ vào nghiên cứu bào chế Pellet ibuprofen giải phóng kéo dài để xây dựng bài thực hành cho sinh viên hệ cao đẳng
5 p | 32 | 4
-
Bài giảng Sử dụng Ivabradine trong thực hành điều trị suy tim - TS. Hồ Huỳnh Quang Trí
30 p | 65 | 3
-
Bài giảng Thực hành Dược khoa 2 (Phần 1: Dược điển): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
56 p | 8 | 2
-
Bài giảng Thực tập Dược cổ truyền - Trường ĐH Võ Trường Toản
37 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn