Bài giảng Thực hành Ký sinh trùng: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 4
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Thực hành Ký sinh trùng gồm 4 bài cuối, tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: kỹ thuật xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng; hình thể giun - hình dạng sán; hình thể đơn bào đường ruột; hình ảnh vi nấm;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực hành Ký sinh trùng: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- Bài. 5 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM KÝ SINH TRÙNG Mục tiêu Mô tả được quy trình xét nghiệm phân Làm được tiêu bản phân bằng phương pháp trực tiếp Phát hiện được những sai lầm trong thao tác xét nghiệm phân trực tiếp 1. Khái quát Trong phòng xét nghiệm, khi nhận được bệnh phẩm, nếu là phân tươi không có chất bảo quản, chúng ta cần quan sát bằng mắt (đại thể) trước để có những nhận xét sơ bộ về mẫu phân, ghi nhận những đặc tính của mẫu phân, phân loại bệnh phẩm xét nghiệm: mẫu phân lỏng, có chất nhày, máu phải xét nghiệm ngay Không nên để phân ngoài trời, không có nắp đậy; không nên để lọ phân trên phiếu xét nghiệm hoặc để dồn mẫu vào cuối buổi mới xét nghiệm Đối với phân được bảo quản trong dung dịch cố định thì quan sát đại thể không thực hiện được Để phát hiện được KST chúng ta cần phải dùng kính hiển vi để quan sát (vi thể) 1.1. Quan sát đại thể Quan sát đại thể (bằng mắt hoặc kính lúp) để ghi nhận trạng thái, màu sắc các chất lạ, tìm kiếm và xác định các loại giun, sán được thải ra theo phân 1.1.1. Trạng thái phân Phân có thể ở các trạng thái: Cứng rắn (khó đâm thủng) Cứng (đâm thủng được) Mềm (cắt được) Nhão (có thể bị biến dạng) Lỏng Lỏng như nước 1.1.2. Màu sắc Thay đổi từ đen, nâu đậm, nâu, nâu nhạt, vàng, xanh, màu đất sét hay đôi khi đỏ, trắng 44
- 1.1.3. Các chất lạ Chất nhày: thường đục, có thể kết thành sợi, hình dáng giống như ký sinh tùng. Chất này được xem xét cẩn thận để tìm các đơn bào, các trứng Schistosoma. Mô liên kết: màu trắng như xà cừ. Xem dưới kính hiển vi sau khi làm trong với acid acetic sẽ thấy những sợi dài Máu: chỉ cần ghi nhận sự hiện diện máu tươi hoặc đã được tiêu hóa làm phân có màu đen đều Mũ: gồm có nhiều bạch cầu đã biến dạng Các cặn bã thực vật chưa tiêu hóa, thường dưới hình thức sợi 1.2. Quan sát vi thể Quan sát vi thể có thể được thực hiện với kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, tập trung KST trong phân, kỹ thuật chuyên biệt, cấy và nhuộm cố định 2. Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp sử dụng phân hòa tan trong nước muối cho phép phát hiện sự di động của thể hoạt đơn đơn bào, trứng giun, sán, ấu trùng giun và các vật thể bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu,…) Ưu điểm: Đơn giản Cho kết quả nhanh chóng và chính xác Không đòi hỏi dụng cụ, hóa chất đắt tiền Nhược điểm: Độ nhạy thấp 2.1. Dụng cụ Kính hiển vi Lam kính, lá kính Viết chì sáp Khăn vải Bình đựng dung dịch sát trùng Kẹp 2.2. Hóa chất NaCl 0.85% Lugol 1% 45
- Dung dịch sát trùng 2.3. Quy trình làm tiêu bản phân Lấy một tấm lam kính sạch, khô. Dùng viết chì chia lam kính ra làm 3 phần. Ghi tên bệnh nhân vào ô nhỏ ở đầu lam kính Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0.85% vào ô giữa, 1 giọt Lugol ở ô cuối Dùng que gỗ lấy một ít phân bằng đầu que diêm, hòa tan phân vào giọt NaCl 0.85% Lấy phân lần thứ hai rồi hòa tan phân vào giọt Lugol Bỏ que gỗ vào dung dịch sát trùng Đậy lá kính lên 2 giọt phân Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi 46
- 2.4. Tiêu chuẩn của một tiêu bản tốt Không quá dày: phân nhiều sẽ làm tiêu bản đục tối, che lấp KST, khó phát hiện Không quá mỏng: ít phân quá sẽ không tìm thấy KST, trừ khi chúng quá nhiều Tiêu bản có độ dày vừa phải khi thấy được chữ in trên tờ bào đặt dưới tiêu bản Tiêu bản không có bọt khí, dung dịch phân tràn ra quanh lá kính 2.5. Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi Khảo sát tiêu bản phân bằng vật kính x10, khi muốn nhìn rõ chi tiết thì chuyển sang vật kính x40 Khảo sát mẫu phân theo hình zic zac để không bỏ sót vi trường nào Lưu ý: Nên để ánh sáng vừa phải Mẫu phân được xét nghiệm càng sớm càng tốt, để lâu KST sẽ chết hoặc thay đổi hình dạng, khó xác định Mẫu phân tìm trứng giun, sán: không để quá 10 giờ Mẫu phân tìm đơn bào: không để quá 2 giờ 2.6. Những sai lầm nên tránh Phết phân không đều, chỗ dày, chỗ mỏng Nếu phết phân loãng quá hoặc đặc quá, nên bỏ đi, làm lại phết phân khác Đậy lá kính làm tiêu bản có bọt khí Dung dịch phân tràn ra xung quanh lá kính Quên không đặt lá kính kên phết phân thì phết phân sẽ chóng khô, vật kính bị bẩn và màu nhuộm sẽ nhạt rất nhanh Dùng nước thường để hòa tan phân thay vì dùng dung dịch NaCl 0.85%, nước thường sẽ làm biến dạng hay hủy hoại thể hoạt động của đơn bào Dùng nhiều ánh sáng quá. Nên để tụ kính gần với bàn kính. Giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt màng chắn sáng hay dùng kính lọc màu xanh da trời lấy ánh sáng. 47
- 2.7. Cách trả lời kết quả xét nghiệm phân Trên phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phân, phải ghi các nội dung sau: Đặc tính của phân: phân cứng, mềm, nhão, có khuôn, lỏng,… Màu sắc của phân: vàng, xanh, nâu, đen,… Các yếu tố bắt thường thấy được bằng mắt: chất nhày, máu, đốt sán,… Kết quả: Âm tính: tìm không thấy trứng và bào nang của KST đường ruột Dương tính viết ra các chi tiết sau: Tên tiếng việt và tên khoa học của KST Trứng, thể hoạt động, bào nang, ấu trùng Mật dộ nhiễm trên tiêu bản: Ít: (+) từ 1 – 2 trứng/tiêu bản Vừa: (++) từ 3 – 5 trứng/tiêu bản Nhiều: (+++), (++++) > 6 trứng/tiêu bản Ví dụ: tìm thấy trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides): (+) 2.8. Cách xử lý dụng cụ đã dùng và bệnh phẩm 2.8.1. Bệnh phẩm và que xét nghiệm Sau khi xét nghiệm xong, cho lọ đựng phân và que xét nghiệm vào dung dịch sát trùng rồi hấp tiệt trùng trước khi bỏ. Nếu không có lò hấp, có thể nấu sôi 30 phút hoặc chôn vào hố sâu. 2.8.2. Dụng cụ Lam kính: cho vào dung dịch sát trùng, hấp khử trùng, rửa nước thường cho sạch, ngâm xà bông, rửa sạch, ngâm trong dung dịch acid sulfochromic 24 giờ. Rửa lại bằng nước thường, tráng lại bằng nước cất, sấy khô Lá kính: rửa tương tự như lam kính nhưng chỉ sấy khô ở 600C 3. Kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến 3.1. Mô tả Các trùng bào tử đường ruột (Cryptosporidium, Cyclospora…) khó được xác định bằng cách soi phân trực tiếp. Vì vậy, người ta dùng phương pháp nhuộm để tạo sự tương phản giữa màu của KST và nền cặn bã phân. Kỹ thuật nhuôm Ziehl-Neelsen cải tiến được dùng dựa trên đặc điểm kháng acid của các KST này. Nguyên tắc của kỹ thuật này là nhuộm tiêu bản phân bằng 48
- carbon fuchsin sau đó tẩy màu và nhuộm nền tiêu bản bằng màu xanh. Do có tính kháng acid nên các trùng bào tử giữ lại màu hồng của fuschin. Kỹ thuật nhuộm Ziel-Neelsen cải tiến có thể áp dụng cho phân tươi, hoặc phân được cố định trong formol, hoặc các loại bệnh phẩm khác như dịch hút tá tràng, mật, đàm. 3.2. Dụng cụ Kính hiển vi Lam kính Giá đựng lam kính Que tăm bông Găng tay 3.3. Hóa chất Methanol Carbon-fuchsin Acid chlorhydric Cồn ethylic 950 Xanh malachit 1% hoặc xanh methylen 1% 3.3.1. Pha carbon fuchsin Dung dịch A: Fuchsin 0.3g Cồn ethylic 950 10ml Dung dịch B: Phenol tinh thể 5g Nước cất 100ml Trộn 10ml dung dịch A với 90ml B lại với nhau Bảo quản được 1 năm ở nhiệt độ phòng 3.3.2. Pha dung dịch xanh malachit Xanh malachit 1g Nước cất 100ml Có thể thay xanh malachit bằng xanh methylen Bảo quản được 1 năm ở nhiệt độ phòng 3.4. Quy trình nhuộm 49
- Làm phết phân mỏng trên lam kính Để khô ngoài không khí Cố định bằng methanol trong 5 phút Để khô ngoài không khí Nhuộm với carbon-fuchsin trong 5 phút Rửa lam kính với nước Tẩy màu bằng cồn – acid chlorhydric cho tới khi màu không trôi ra nửa Rửa dưới vòi nước chảy Nhuộm tiêu bản với 1% xanh malachit trong 30 giây Rửa tiêu bản dưới vòi nước. Để cho khô Quan sát tiêu bản với vật kính X40: trứng nang Cryptosporidium có màu hồng nhạt đến màu đỏ, kích thước 4 - 6μm, bên trong nang có thể thấy 4 thoa trùng 3.5. Các vấn đề thường gặp Nếu làm phết phân quá dày, thuốc nhuộm có thể không ngắm vào tất cả KST, có thể làm sai lệch kết quả Khi tẩy màu, nếu tẩy kỹ quá (thời gian tẩy kéo dài hoặc nồng độ acid đậm) sẽ làm cho KST không còn bắt màu sau khi nhuộm Nếu nhiễm nhẹ, có thể không tìm thấy KST. Nên xét nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày để không bỏ sót ca bệnh 50
- Bài. 6 HÌNH THỂ GIUN Mục tiêu Mô tả được các đặc điểm hình thể chung của giun trưởng thành và trứng giun Nêu được cấu tạo cơ bản của giun trưởng thành và trứng giun Nhận dạng được các loại giun ký sinh và trứng giun thường gặp ở người 1. Căn cứ định loại Dựa vào đặc điểm: hình dạng, kích thước, cấu tạo 2. Đặc điểm lớp giun Giun có hình ống, tròn, dài từ vài mm đến vài chục cm, đối xứng hai bên Thường có màu trắng đục, có một ống tiêu hóa trọn vẹn Thân giun được bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ hyaline Dưới lớp vỏ biểu mô và một lớp cơ dọc. Lớp biểu mô nhô vào phía trong tạo thành 4 gờ dọc cơ thể: 1 gờ lưng, 1 gờ bụng và 2 gờ bên. Gờ lưng và bụng mang dây thần kinh, 2 gờ bên mang ống bài tiết Ở phần đầu có miệng với các bộ phận như móc, răng, bản dao, gai Xoang miệng có dạng ống và có thể biến đổi thành bộ phận để hút tùy theo từng loại Thực quản hình ống, đôi khi phình ở phần cuối, là đặc điểm để định danh trong vài trường hợp Ruột là ống dẹp nối thẳng từ thực quản đến hậu môn Hệ bài tiết gồm 2 ống chạy dọc theo hai bên thân và 1 ống nối ngang ở phía gần đầu, đổ ra ngoài bằng lỗ bài tiết ở khoảng thực quản Hệ thần kinh gồm 1 vòng nối các hạch thần kinh quanh thực quản. Từ vòng này, 6 sợi thần kinh đi phía trước và 6 sợi thần kinh chạy về phía sau Có 2 giới riêng biệt. Con đực luôn nhỏ hơn con cái, đuôi cuộn lại hay xòe ra như cái túi hình chuông. Con cái có đuôi thẳng Cơ quan sinh dục đực nằm ở 1/3 sau của cơ thể, là ống đơn hình chóp hoặc ống xoắn cuộn gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh, tận cùng bằng cơ quan giao hợp có dạng cánh hoặc dạng túi 51
- Cơ quan sinh dục cái có thể là cấu trúc đơn hoặc đôi gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, túi nhận tinh, tử cung, âm đạo và âm môn mở ra ngoài bằng lỗ sinh dục ở nửa thân trên, phía bụng Giun hình ống không có hệ hô hấp và hệ tuần hoàn 3. Giun đũa – Ascaris lumbricoide 3.1. Giun đũa trưởng thành Thân hình ống, đều đặn, thon 2 đầu, có vỏ bọc ngoài dày, cứng, có vân ngang Có màu trắng hoặc hơi hồng hoặc nâu nhạt Đầu giun thuôn nhỏ, co 3 môi xếp cân đối (1 môi lưng và 2 môi bụng) Giun đực dài 15 – 17cm, đường kính 0.3 – 0.4 cm, đuôi cong, lỗ hậu môn ở mặt bụng, gần cuối thân, có 2 gai giao hợp 52
- Giun cái dài 20 – 25 cm, đường kính trung bình 0.5 – 0.6 cm, đuôi thẳng, hình nón. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trước của thân ở mặt bụng 3.2. Trứng giun đũa Trứng giun đũa có 3 loại: a. Trứng thụ tinh (trứng chắc) Có hình bầu dục hoặc hơi tròn, rất cân đối Kích thước khoảng 45 - 75μm x 35 - 50μm Màu vàng Vỏ dày, gồm 3 lớp đồng tâm: Ngoài cùng là lớp albumin dày đều, xù xì Lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt được cấu tạo bởi glycogen Và một lớp vỏ trong cùng là màng dinh dưỡng cấu tạo bởi lipid Bên trong trứng là phôi bào chắc, gọn thành 1 khối, chưa phân chia khi trứng mới được đẻ ra 53
- b. Trứng không thụ tinh (trứng lép) Có hình bầu dục dài và hẹp hơn, hình dạng kỳ dị Kích thước từ 88 - 94μm x 39 - 44μm Vỏ chỉ có 2 lớp mỏng, không có lớp màng dinh dưỡng Bên trong trứng không có phôi, chỉ có những hạt tròn không đều, rất chiết quang c. Trứng mất vỏ Có hình dạng bất thường do lớp albumin bị tróc làm mất lớp ngoài sần sùi, vỏ trứng trở nên nhẵn. Trứng chỉ có một vỏ dày và nhẵn và các vân đồng tâm Gặp ở trứng thụ tinh hay không thụ tinh 4. Giun tóc – Trichuris trichiura 4.1. Giun trưởng thành Thân chia làm 2 phần: phần đầu mảnh như sợi tóc và chiếm gần 2/3 thân, phần còn lại hình ống, to, chứa các cơ quan sinh dục Giun tóc có màu hồng nhạt Con đực dài 30 – 40mm, đuôi cong, cuối đuôi có 1 gai sinh dục nằm trong bao gai Con cái dài 30 – 50mm, đuôi thẳng và bầu, lỗ sinh dục nằm ở 2/3 thân kể từ đầu, cơ quan sinh dục gồm có 2 buồng trứng hình ống cuộn lại như lò xo và tử cung 54
- 4.2. Trứng giun Hình bầu dục, hơi dài, rất đối xứng, hai đầu có 2 nút nhày Kích thước: 50 – 65 x 20 - 29μm Trứng có màu vàng đậm ngả sang nâu Vỏ dày, nhẵn gồm 3 lớp Trứng mới được đẻ ra có phôi bào, chưa phân chia 5. Giun móc – Ancylostoma duodenale, Necator americanus 5.1. Giun trưởng thành Giun màu trắng hoặc hồng, xám như sợi chỉ Kích thước: 7 – 10mm x 0.4 – 0.5mm Đầu giun móc có bao miệng, thực quản hình ống: + Miệng có 2 đôi răng đều: Ancylostoma đuoenale 55
- + Miệng có đôi dao cắt: Necator americanus Con đực dài 8 – 11mm, đường kính thân dài 0.5mm, đầu cong, đuôi xòe ra thành túi, được nâng đỡ bởi những đường gân, có 2 gai giao hợp dài và mảnh Con cái dài 10 – 13mm, đường kính thân 0.6mm, đầu cong, đuôi thẳng hình chop 5.2. Ấu trùng Thường ta chỉ thấy ấu trùng của giun móc trong phân đã được giữ lại một thời gian trước khi quan sát để trứng có đủ thời gian nở thành ấu trùng 56
- Trong phân ấu trùng không bao giờ đi quá giai đoạn filariform, không bao giờ đến được giai đoạn trưởng thành a. Ấu trùng giai đoạn 1 (Rhabditiform) Kích thước: 250 x 17μm Miệng mở, bao miệng dài và hẹp Thực quản phình ra ở phía sau thành hình quả lê Đuôi thon dài và nhọn b. Ấu trùng giai đoạn 3 (Filariform) Kích thước: dài 500 - 600μm Miệng đóng Thực quản hình ống Đuôi thon dài và nhọn 5.3. Trứng giun móc Khó phân biệt trứng của 2 loại giun này bằng cách quan sát Hình bầu dục, hơi dài, rất đối xứng Kích thước: 50 – 70 x 40μm Vỏ mỏng, nhẵn trong suốt Trứng mới được đẻ ra có từ 2, 4 hoặc 8 phôi bào Trứng giun móc ra ngoại cảnh thường sau 24h đã nở thành ấu trùng 57
- 6. Giun xoắn 6.1. Giun trưởng thành Có kích thước nhỏ, mắt thường khó nhận thấy Giun đực: dài 1.4 – 1.6 x 0.04 mm, có gai sinh dục ở phía đuôi Giun cái: dài 3 – 4 x 0.06 mm, âm môn nằm ở 1/5 trước của cơ thể, buồn trứng nằm ở ½ sau thân, tử cung chứa trứng có kích thước khoảng 20μm 6.2. Ấu trùng Ấu trùng cuộn thành hình xoắn ốc trong nang ở cơ vân của người và động vật Nang giun xoắn có hình bầu dục dài 200 - 400μm Ấu trùng có kích thước 90 - 100μm x 60μm. Khi mới vào cơ thể, ấu trùng có hình gậy và có màng bao. Sau khi nhiễm 21 – 30 ngày, ấu trùng có màng bao bọc bên ngoài 7. Giun lươn – Strongyloides stercoralis 7.1. Giun trưởng thành Hầu thết giun lươn ký sinh là giun cái: Kích thước 2mm x 50μm Đường kính không thay đổi, nhỏ như sợi chỉ trắng, gần như trong sốt Ống thực quản hình ống Đuôi nhọn Âm hộ cách đầu một khoảng hơn 1/3 thân Trứng sắp thành từng dãy trong tử cung 58
- 7.2. Ấu trùng Ấu trùng thường thấy nhất trong các ấu trùng của giun Khi cấy phân, có thể thấy ấu trùng giai đoạn 1, giai đoạn 3 và giun trưởng thành a. Ấu trùng giai đoạn 1 Kích thước: 200 – 238 x 16 - 20μm Phần sau thực quản phình ra thành hình quả lê Miệng hở, bao miệng ngắn Đuôi thon dài và nhọn b. Ấu trùng giai đoạn 3 Kích thước: 500 – 630 x 16μm Thực quản hình ống Đuôi chẻ hai 59
- 7.3. Trứng Ta không thấy trứng của giun lươn trong phân nhưng có thể thấy trong các bệnh phẩm hút từ ruột ra Trứng giun lươn bao giờ cũng có phôi thai, rất giống trứng giun móc, nhưng có kích thước nhỏ hơn (50 x 30μm) 8. Giun kim – Enterobius vermicularis 8.1. Giun trưởng thành Màu trắng Dài khoảng 1cm Miệng gồm 3 môi, không có bao miệng Vỏ bọc ngoài dày lên ở phần đầu và dọc 2 bên thân Phần cuối thực quản nở thành hình tròn Gin đực dài 2 – 5mm x 0.1 – 0.2mm, đầu thẳng, đuôi cong và gập về phía bụng. Cơ quan sinh dục đực gồm có 1 tinh hoàn và 1 ống dẫn tinh. Cuối đuôi có 1 gai sinh dục nhô ra ngoài Giun cái dài 9 – 12mm x 0.3 – 0.5mm, đầu nhọn, đuôi dài và nhọn và thẳng, lỗsinh dục nằm ở 1/3 trước của thân. Cơ quan sinh dục gồm có 2 buồng trứng hình ống, hai ống dẫn trứng và hai tử cung 60
- 8.2. Trứng Hình bầu dục, thon dài, không cân đối, lép 1 bên Kích thước: 50 – 60 x 20 - 30μm Trứng không có màu, trong suốt Vỏ mỏng Trứng chứa ấu trùng ở bên trong 9. Giun chỉ bạch huyết Ở Việt Nam thường gặp 2 loại giun chỉ ký sinh ở người: Wuchereia bancrofti, Brugia malayi 9.1. Giun trưởng thành 61
- a. Wuchereria bancrofti Giun chỉ trưởng thành giống như sợi tơ màu trắng sữa Giun đực dài khoảng 3cm, chiều ngang 0.1mm Giun cái dài khoảng 8 – 10cm, chiều ngang 0.25mm Giun đực và cái thường sống cuộn vào nhau trong hệ bạch huyết Giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng xuất hiện trong máu ngoại vi theo chu kỳ đêm hoặc tùy theo loại b. Brugia malayi Con trưởng thành giống W. bancrofti về hình thái, nhưng mảnh và ngắn hơn Giun cái dài 4.3 – 5.5cm Giun đực dài 1.3 – 2.3cm 9.2. Ấu trùng giun chỉ a. W. bancrofti Kích thước: 161 – 305 μm Thân có những cỗ uốn cong mềm mại và đều Bao bọc ngoài dài hơn thân nhiều Nhân dinh dưỡng nhỏ, ít, tách biệt nhau rõ ràng, không đi tới cuối đuôi Đuôi nhọn, thon đều từ từ, không có nhân 62
- b. Brugia malayi Kích thước: 180 - 230μm Thân có những chỗ uốn cong không đều, đuôi xoắn Bao bọc ngoài dài hơn thân ít Nhân dinh dưỡng nhỏ, nhiều, sát nhau, không rõ Đuôi nhọn, có 2 nhân 63
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 1 (Tập 1)
115 p | 549 | 114
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 1 (Tập 2)
200 p | 306 | 89
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 2 (Tập 2)
229 p | 294 | 70
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 2 (Tập 1)
228 p | 216 | 52
-
Bài thực hành Kỹ thuật điện châm - ĐHYK Thái Nguyên
17 p | 360 | 44
-
Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng
303 p | 401 | 36
-
Bài giảng Đại cương về phẫu thuật - PGS.TS.BS. Nguyễn Trường An
53 p | 231 | 33
-
Thực hành bệnh tim mạch part 7
54 p | 105 | 31
-
Bài giảng Thực hành kỹ năng khám bụng - BSNT Vũ Hải Hậu
22 p | 155 | 14
-
Bài giảng Thực tập Phẫu thuật thực hành - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
87 p | 25 | 7
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
157 p | 22 | 4
-
Bài giảng Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ: Biến chứng ở tuyến vú thời kỳ hậu sản
4 p | 50 | 3
-
Bài giảng Thực hành Ký sinh trùng: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
45 p | 13 | 3
-
Bài giảng Thực tập Dược lý 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
43 p | 11 | 3
-
Bài giảng Thực tập Tin học ứng dụng dược - Trường ĐH Võ Trường Toản
34 p | 5 | 3
-
Bài giảng Phẫu thuật thực hành - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
86 p | 15 | 2
-
Bài giảng Thực tập Phẫu thuật thực hành - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2020)
72 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn