intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực tập Dược lâm sàng 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thực tập Dược lâm sàng 2 được biên soạn với mục tiêu nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên Dược là nền tảng cơ sở để sau này có điều kiện tiếp thu tốt các môn học chuyên ngành. Bài giảng được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tim mạch, sử dụng thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực tập Dược lâm sàng 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG 2 Giảng viên biên soạn: PHÙNG GIA CÁN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN HUỲNH BỬU THÔNG TRƯƠNG HUỲNH KIM NGỌC Đơn vị: BM HÓA DƯỢC–DƯỢC LÝ–DƯỢC LÂM SÀNG Hậu Giang – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI GIẢNG MÔN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯƠNG TOẢN Tên môn học: Thực hành Dược lâm sàng 2 Trình độ: Đại Học Số đơn vị học trình: 1 Giờ thực hành: 30 tiết Thông tin Giảng viên:  Tên Giảng viên: Phùng Gia Cán/Nguyễn Thị Hải Yến  Đơn vị: Bộ môn Hóa Dược- Dược lý- Dược lâm sàng- Hóa sinh NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Điều kiện tiên quyết: học phần Dược lý 1, 2 2. Mục tiêu môn học: - Cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên Dược là nền tảng cơ sở để sau này có điều kiện tiếp thu tốt các môn học chuyên nghành. - Phân tích các tương tác thuốc, cách sử dụng thuốc trên các đối tương đặc biệt, các phản ứng có hại và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý giúp hình thành được kỹ năng dược lâm sàng trong tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân 3. Phương pháp giảng dạy: GV giảng bài, SV ghi chép và thảo luận nhóm
  3. 4. Đánh giá môn học: - Chuyên cần: + Hình thức: làm tiểu luận theo nhóm + Điểm: 2 - Kết thúc học phần: + Hình thức: trắc nghiệm + Điểm: 8 5. Tài liệu tham khảo: [1] Hoàng Thị Kim Huyền, Dược lâm sàng, (2006), NXB Y học [2] Hội Tim mạch Việt Nam, (2008), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chuẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn” [3] GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền, GS. TS. J.R.B.J Brouwers, Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị- tập I, II, (2012), NXB Y học [4] PGS. TS. Thái Nguyên Hùng Thu, GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền, Cơ sở dữ liệu ca lâm sàng-tập I, (2012), NXB Y học [5] Bộ Y tế, 2012, Dược thư quốc gia Việt Nam [6] Bộ môn Hóa dược – dược lý- dược lâm sàng- hóa sinh, giáo trình Thực hành dược khoa 2, (2013), trường Đại học Võ Trường Toản
  4. 6. Đề cương môn học: Tên bài học Số tiết Phần thực hành LT TH 1 Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tim mạch 6 2 Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh đái tháo đường 3 3 Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa 3 4 Sử dụng thuốc trong điều trị huyết khối 3 5 Sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu 3 6 Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm 3 7 Sử dụng thuốc trong điều trị hen - COPD 3 8 Đánh giá kết thúc học phần 6 Tổng 30
  5. BÀI 1 SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Phân loại được các nhóm thuốc điều trị các bệnh tim mạch phổ biến 2. Trình bày được tên hoạt chất, dạng bào chế, nhóm dược lý, chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định của một số chế phẩm điển hình. 3. Phân tích được các ca lâm sàng liên quan đến bệnh tim mạch NỘI DUNG 1. Đại cương: 1.1 Tăng huyết áp: - Tăng huyết áp nguyên phát (còn gọi là tăng huyết áp vô căn) vì nguyên nhân tăng huyết áp không được biết. Loại tăng huyết áp này chiếm 90% dân số tăng huyết áp. - Tăng huyết áp thứ phát là hậu quả của một số bệnh lý như suy thận, suy tim… Loại tăng huyết áp này chiếm 10% dân số tăng huyết áp - Theo JNC VII 2003 (Seventh report of the Joint National Committee on the Detection, Evaluation and Treatment of High Blood Pressure - Báo cáo lần thứ bảy của ủy ban liên hiệp quốc gia về phát hiện, đánh giá, điểu trị bệnh cao huyết áp), cao huyết áp gồm các mức độ sau: Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm (mmHg) trương (mmHg) Bình thường < 120 Và 160 Hoặc >100 1
  6. - Phân loại theo Bộ Y tế: * Điều trị - Thay đổi lối sống: Biện pháp thay Lời khuyên Khả năng giảm HA tâm thu đổi lối sống Giảm cân Duy trì trọng lượng cơ thể bình 5 – 20mmHg / mất 10 kg thường (BMI:18.5-24.9 kg/m2) trọng lương Chế độ ăn ngừa Chế độ ăn giàu trái cây, rau, ít 8 – 14 mmHg THA chất béo Chế độ ăn giảm Lượng muối nhập 2 lần / ngày /nam và < 2lần/ ngày/ nữ. (
  7. Không có chỉ định Có chỉ định bắt Thay đổi lối sống bắt buộc buộc HA bình thường Không điều trị Dùng thuốc theo Khuyến khích chỉ định bắt buộc Tiền THA Không điều trị Dùng thuốc theo + chỉđịnh bắt buộc THA gđ 1 Lợi tiểu nhóm Dùng thuốc theo + Thiazide (hầu hết chỉ định bắt buộc các trường hợp) THA gđ 2 Phối hợp 2 thuốc Các thuốc hạ áp + khác khi cần Lợi tiểuvà: (ƯCMC, ƯCTT, ƯCMC hoặc ƯC beta, đối kháng canci) ƯCTT hoặc ƯC beta hoặc Đối kháng canci - Các điều trị bắt buộc: Chỉ định bắt Lợi ƯCβ ƯCMC ƯCTT Chẹn Kháng 3
  8. buộc tiểu Angi.II kênh aldosterol canci Suy tim + + + + + Sau NMCT + + + Nguy cơ cao + + + + bệnh ĐMV ĐTĐ + + + + + B.thận mạn + + Dự phòng + + đột quỵ tái phát * Phân loại: - Thuốc lợi tiểu - Thuốc liệt giao cảm (ức chế thụ thể α, β…) - Thuốc giãn mạch (trong đó có nhóm ức chế kênh calci) - Thuốc tác động trên hệ RAA (ức chế men chuyển, ức chế Angiotensin II) 1.2 Đau thắt ngực: Nguyên nhân của chứng thiếu máu cơ tim là do sự cung cấp oxy của mạch vành không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ tim, cụ thể là do: - Xơ vữa động mạch vành làm hẹp hoặc tắc lòng mạch. - Tăng nhu cầu oxy. Là những cơn đau trong ngực tại vùng tim do cơ tỉm bị thiếu máu một cách đột ngột, gồm có: - Đau thắt ngực ổn định. - Đau thắt ngực không ổn định. - Đau thắt ngực Prinzmetal. Các thuốc trị đau thắt ngực tác động theo một hay nhiều cơ chế: - Làm tăng mức oxy cho cơ tim. 4
  9. - Làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. - Làm phân bố lại máu có lợi cho vùng bị thiếu oxy. * Phân loại: - Nhóm nitrat hữu cơ - Nhóm ức chế thụ thể β - Nhóm ức chế kênh Calci 2. Chế phẩm: 2.1 Nhóm thuốc lợi tiểu: 2.1.1 Nhắc lại sinh lý thận : - Mỗi thận gồm một triệu đơn vị thận (nephron). Mỗi đơn vị thận gồm cầu thận và ống thận (ống uốn gần, quai Henle, ống uốn xa và ống thu). - Quá trình tạo thành nước tiểu xảy ra tại các đơn vị thận, gồm có:  Quá trình lọc ở cầu thận: Nước tiểu đầu tiên qua cầu thận vẫn còn những thành phần tương tự như huyết tương, khác là không có những thành phần phân tử lớn (protein, lipid) và đường.  Quá trình tái hấp thu ở ống thận: Khi qua ống thận, nước và một số chất được tái hấp thu hoặc thải trừ nên thành phần của nước tiểu có thay đổi: - Ở ống lượn gần có 85% Na+ được tái hấp thu vào máu, kéo theo 85% nước để giữ thăng bằng áp lực thẩm thấu, K+ được tái hấp thu gần hết. - Ở ống lượn xa, quá trình diễn ra phức tạp hơn :  Nước được tái hấp thu một phần do hormon chống bài niệu của thùy sau tuyến yên, một phần được tái hấp thu do quá trình trao đổi ion.  Na+ được tái hấp thu do trao đổi với H+ dưới tác dụng của men carboanhydrase, cứ một H+ được thải trừ thì một Na+ được tái hấp thu. Mặt khác, hormon của vỏ thượng thận là aldosteron cũng có tác dụng trong việc tái hấp thu Na+.  K+ được tái hấp thu gần hết ở ống lượn gần, sau đó được bài tiết một phần ở ống lượn xa do quá trình trao đổi với Na+ và tranh chấp với H+ (nghĩa là khi H+ được thải trừ nhiều thì K+ sẽ thải trừ ít và ngược lại). 5
  10. Kết quả là sau khi lọc qua cầu thận, 99% nước được tái hấp thu. Muốn thuốc có tác dụng lợi tiểu cần một trong hai yếu tố chính là : - Tăng sức lọc của cầu thận. - Giảm tái hấp thu của ống thận. Các thuốc làm tăng sức lọc của cầu thận có tác dụng lợi tiểu yếu. Các thuốc làm giảm tái hấp thu ống thận có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn. 2.1.2 Phân loại thuốc lợi tiểu : Nhóm Thuốc Thuốc lợi tiểu thẩm thấu Manitol, ure, glycerin, isosorbid Thuốc lợi tiểu ức chế men CA Acetazolamid, diclorpheniramid, methazolamid Thuốc lợi tiểu thiazid Hydroclorothiazid,clorthalidon, indapamid Thuốc lợi tiểu quai Acid ethacrynic, furosemid, torasemid Thuốc lợi tiểu tiết kiệm K+ Spironolacton, triamteren, amilorid 2.1.3 Thuốc phong tỏa Carbonic Anhydrase: Acetazolamid Chỉ định: - Ít khi dùng làm thuốc lợi tiểu. - Tăng nhãn áp (chỉ định chủ yếu). - Kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric, cystein, các acid yếu như aspirin... Tác dụng phụ: - Nhiễm acid huyết. - Sỏi thận. - Giảm Kali máu, gây mệt mỏi, hoặc dễ xảy ra ngộ độc khi đang điều trị bằng digitalis... Chống chỉ định: - Bệnh tim mạn tính, các bệnh phổi mạn tính có suy hô hấp và tăng CO2 máu. - Xơ gan và suy gan. Chế phẩm – Cách dùng – Liều dùng: Acetazolamid (Diamox, Fonurid), viên 0,25g ; uống 1 viên/ ngày. Bệnh tăng nhãn áp : có thể uống 4 – 6 viên/ ngày. 6
  11. 2.1.4 Nhóm Thiazid: Dược động học : Nhóm thiazid dễ hấp thu qua đường uống, khởi phát tác dụng sau khi uống khoảng 1 giờ, thời gian tác dụng 6 – 12 giờ nên chỉ cần uống ngày một lần. Chỉ định: - Phù do tim, gan, thận. - Tăng huyết áp. - Tăng calci niệu. - Đái tháo nhạt do thận. Tác dụng phụ: - Rối loạn điện giải, hạ natri và kali máu gây mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút. - Tăng acid uric máu. - Làm nặng thêm bệnh đái tháo đường do tụy. - Làm tăng cholesterol và LDL máu. Chống chỉ định: - Giảm kali máu trên bệnh nhân xơ gan. - Bệnh gout. - Suy thận, suy gan, không dung nạp sulfamid. Chế phẩm – Cách dùng – Liều dùng: - Hydrochlorothiazid (Hypothiazid), viên 50 mg, uống 25 – 100 mg/ ngày - Chlortalidon (Hygroton), viên 25mg, uống một lần vào buổi sáng 25 – 50mg/ ngày. - Indapamid (Fludex, viên 2,5mg – Natrilix, viên 1,5mg) Tương tác thuốc: Khi dùng cùng các thuốc sau có thể tương tác với thuốc lợi tiểu thiazid - Rượu, barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện: Tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng. - Thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc uống và insulin): Cần phải điều chỉnh liều do tăng glucose huyết. - Các thuốc hạ huyết áp khác: Tác dụng hiệp đồng hoặc tăng tiềm lực hạ huyết áp. - Corticosteroid, ACTH: làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết. 7
  12. - Hạn chế phối hợp với các thuốc có tác dụng phụ làm giảm kali huyết 2.1.5 Nhóm lợi tiểu Quai: Tác dụng lợi tiểu mạnh, mạnh hơn nhiều so với các thuốc lợi tiểu khác. Gồm có: Furosemid, acid ethacrynid, torsemid, bumetanid. Chỉ định: - Tăng huyết áp. - Hiệu quả cao với phù do suy tim, phù phổi, thận hư mà các thuốc lợi tiểu khác không có tác dụng. - Tăng calci huyết. Tác dụng phụ: - Giảm K+, Cl-, Mg 2+ và Ca2+ huyết, gây mệt mỏi, chuột rút, tiền hôn mê gan, hạ huyết áp. - Tăng acid uric huyết, tăng đường huyết. - Độc tính với dây VIII, gây điếc tai. Chống chỉ định: Chế phẩm: - Ethacrynic acid (Edecrin): + Viên 25 – 50 mg, uống 50 – 200 mg/ ngày. + Ống bột Edecrin Na 50mg, tiêm tĩnh mạch 50mg hoặc 0,5mg/kg. - Furosemid (Lasix, Lasilix): + Viên 20 – 40 – 80 mg, uống 20 – 80mg/ ngày. + Ống tiêm 20mg/ 2ml, tiêm bắp hay tĩnh mạch 1 – 2 ống. Tương tác thuốc: Khi dùng cùng các thuốc sau có thể tương tác với thuốc lợi tiểu Quai - Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận. - Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ. - Thuốc chống viêm nonsteroid làm giảm tác dụng lợi tiểu. - Corticosteroid làm tăng thải K+. - Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi 8
  13. và điều chỉnh liều. - Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ. - Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông. - Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng. 2.1.6 Thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali máu: * Thuốc đối kháng với Aldosteron: Spironolacton (Aldacton). Chỉ định: - Cao huyết áp vô căn, suy tim sung huyết. - Phù do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Phù và/ hay cổ trướng kèm theo xơ gan - Hỗ trợ khi dùng thuốc lợi niệu gây giảm kali máu/ giảm magiê máu. Liều dùng: - Người lớn: Liều dùng hàng ngày chia 1 hay nhiều lần. - Cao huyết áp vô căn: 50-100 mg/ngày, trường hợp nặng tăng dần mỗi 2 tuần lên tới 200 mg/ngày, nên tiếp tục điều trị trong ít nhất 2 tuần. - Suy tim sung huyết: 100 mg/ngày, suy tim nặng 200 mg/ngày. Cách dùng: Nên uống khi no. Tác dụng phụ: - Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày. - Phát ban da. - Vú to & bất lực ở nam giới; rối loạn kinh nguyệt, căng vú ở nữ. - Rối loạn thần kinh trung ương: ngủ gà, nhức đầu. - Tăng Kali huyết. Chống chỉ định: - Mẫn cảm với thành phần thuốc. - Suy thận nặng hoặc cấp tính. - Tổn thương thận, bệnh Addison, tăng K huyết. - Suy gan giai đoạn cuối. 9
  14. Thận trọng: - Cần theo dõi ion đồ, chức năng thận, gan khi mắc bệnh gan/thận nặng. - Đái tháo đường (nguy cơ tăng K huyết). - Có thể làm xét nghiệm doping (+). - Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai & cho con bú. Tương tác thuốc - Sử dụng đồng thời spironolacton với các chất ức chế enzym chuyển (ACE - 1) có thể dẫn tới ''tăng kali huyết" nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận. - Tác dụng chống đông của coumarin, hay dẫn chất indandion hay heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolacton. - Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton. - Sử dụng đồng thời lithi và spironolacton có thể dẫn đến ngộ độc lithi, do giảm độ thanh thải. Sử dụng đồng thời các thuốc có chứa kali với spironolacton làm tăng kali huyết. - Thời gian bán thải của digoxin và các glycosid tim có thể tăng khi dùng đồng thời với spironolacton. * Thuốc không đối kháng với Aldosterol: - Triamteren (Teriam). - Amilorid (Modamid). 2.2 Thuốc chẹn kênh Calci: - Cho tới nay, các thuốc chẹn kênh calci được coi là thuốc điều trị cao huyết áp an toàn và hiệu quả - Chia làm 2 nhóm:  Nhóm tác động rõ trên tim (giảm co bóp cơ tim, giảm nhịp tim và giảm dẫn truyền tim) gồm có verapamil và diltiazem.  Nhóm ít tác động trên tim gồm có nifedipin, amlodipin, isradipin, nicardipin. Nhóm này có thể phối hợp với beta - blocker. - Khoảng liều dùng (đường uống): 10
  15. + Amlodipin 2,5 - 10mg/ngày. + Nifedipin 30 - 180mg/ngày. + Nicardipin 60 - 120mg/ngày. + Diltiazem 120 - 360mg/ngày. + Verapamil 120 - 480mg/ngày. 2.2.1 Felodipine: Chỉ định -Tăng huyết áp(Dùng đơn liều hay kết hợp với thuốc trị tăng huyết áp khác) -Hội chứng Raynaud, suy tim ứ huyết, đau thắt ngực ổn định, mãn tính hoặc do co thắt mạch vành Chống chỉ định Quá mẫn với thành phần thuốc. Liều dùng Khởi đầu 5 mg ngày 1 lần. Tuỳ theo đáp ứng, có thể chỉnh liều giảm suống 2,5 mg hoặc tăng đến 10 mg ngày 1 lần. Thông thường 5-10 mg ngày 1 lần. Không quá 20 mg/ngày. Người > 65 tuổi, bệnh nhân suy gan: khởi đầu 2,5 mg/ngày Thận trọng khi sử dụng Bệnh nhân suy tim hay suy chức năng tâm hất. Người già, bệnh nhân suy gan. Phụ nữ có thai & cho con bú. Tác dụng phụ Có thể gây đỏ bừng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực, choáng váng, mệt mỏi thoáng qua. Hạ huyết áp, phù, phản ứng da (ngứa, phát ban...) đã được ghi nhận. Tương tác thuốc - Rượu, erythromycin có thể ức chế chuyển hóa của felodipin, dẫn đến làm tăng nồng độ thuốc trong máu. - Phenytoin, carbamazepin, phenobarbital, primidon, oxacarbazepin làm giảm nồng độ felodipin trong máu do hiện tượng cảm ứng enzym gây tăng chuyển hóa ở gan. Cần theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều felodipin trong và sau khi kết hợp với các thuốc cảm ứng enzym ở trên. 11
  16. - Rifampicin làm giảm nồng độ của felodipin (và các chất đối kháng calci nói chung) huyết tương do tăng chuyển hóa ở gan. Cần thiết phải theo dõi biểu hiện lâm sàng và điều chỉnh liều felodipin trong và sau khi kết hợp với rifampicin. - Cimetidin có thể làm tăng nồng độ felodipin trong huyết tương. Do vậy, cần điều chỉnh liều dùng felodipin trong và sau khi điều trị bằng cimetidin. - Các thuốc chẹn beta: Dùng kết hợp felodipin với các thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây hạ huyết áp quá mức, làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim ở người bệnh suy tim tiềm tàng hoặc không được kiểm soát. - Các corticoid: Làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của felodipin vì các corticoid giữ nước và muối. 2.2.2 Amlodipine: Chỉ định Điều trị cao huyết áp, đau thắt ngực ổn định mãn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch vành. Chống chỉ định Mẫn cảm với dẫn xuất dihydropyridin Thận trọng - Người suy gan. - Người suy tim nặng. - Phụ nữ có thai và đang nuôi con bú. - Trẻ em. Tác dụng phụ - Nhức đầu, phù, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, đau bụng, đỏ bừng mặt, hồi hộp, choáng váng. - Hiếm gặp: suy nhược, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, khó thở, đau cơ, tiểu tiện nhiều lần, ngứa, nổi mẩn, loạn thị giác, chứng to vú đàn ông, bất lực. - Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Cách dùng - Liều khởi đầu : uống 5 mg x 1 lần / ngày, sau đó tăng dần. - Có thể tăng tới liều 10 mg x 1 lần / ngày, tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân. 12
  17. Tương tác thuốc - Thuốc giảm đau kháng viêm non steroid làm giảm tác dụng amlodipin - Thuốc gây mê làm tăng tác dụng amlodipin 2.2.3 Nifedipin: Chỉ định - Nifedipin được dùng điều trị đau thắt ngực - Nifedipin được dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc trị tăng huyết áp nhóm khác trong điều trị tăng huyết áp. - Nifedipin được dùng hiệu quả trong điều trị hội chứng Raynaud và được xem là thuốc lựa chọn trong điều trị bệnh này. Chống chỉ định - Quá mẫn - Trong trường hợp trụy tim mạch, hẹp động mạch chủ nặng, đau thắt ngực không ổn định, đang trong thời kỳ hoặc trong vòng một tháng có nhồi máu cơ tim. - Đau thắt ngực kịch phát cấp tính. Thận trọng - Thoảng gây tụt huyết áp quá mức - Bệnh nhân suy tim sung huyết hay hẹp động mạch chủ, đặc biệt là ở bệnh nhân dùng đồng thời với thuốc chẹn beta vì nifedipin có thể làm chứng suy tim tiến triển xấu hơn trên những bệnh nhân này. - Chứng phù ngoại biên trong khi điều trị nifedipin - Người cao tuổi. - Lúc có thai và lúc nuôi con bú Tác dụng phụ - Chóng mặt, đỏ mặt, nhức đầu, hạ huyết áp, phù ngoại biên, tim nhanh và hồi hộp. - Buồn nôn và các rối loạn tiêu hóa khác, tiểu nhiều, đau mắt, rối loạn thị giác, suy nhược - Phát ban (bao gồm hồng ban đa dạng), sốt, và những bất thường về chức năng gan, bao gồm ứ mật do phản ứng quá mẫn. Liều lượng và cách dùng - Sử dụng bằng đường uống, tiêm và nhỏ dưới lưỡi. 13
  18. - Liều thường dùng: 1 viên/10 mg x 2 - 3 lần/ ngày. Tương tác thuốc: Khi dùng đồng thời nifedipin với các thuốc khác có thể xảy ra nhiều tương tác thuốc. Dưới đây là 1 số tương tác thuốc thường gặp. - Các thuốc chẹn beta giao cảm: Mặc dù nifedipin cũng hay dùng phối hợp với các thuốc chẹn beta và thường dung nạp tốt, nhưng phải thận trọng vì có thể làm hạ huyết áp quá mức, tăng cơn đau thắt ngực, suy tim sung huyết và loạn nhịp tim, đặc biệt hay gặp ở người bệnh chức năng tim giảm. - Các thuốc kháng thụ thể H2: Dùng đồng thời nifedipin với cimetidin có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng tác dụng của nifedipin, do vậy cần giảm liều khi phối hợp (cơ chế của tương tác này là do cimetidin ức chế chuyển hóa nifedipin thông qua ức chế enzym cytochrom P 450 ). Tuy nhiên với ranitidin thì chỉ có tương tác ít, còn famotidin thì không tương tác với nifedipin. - Digoxin: Nifedipin làm tăng nồng độ trong huyết thanh của digoxin - Chẹn giao cảm alpha: Các thuốc chẹn alpha, đặc biệt là prazosin có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp do nifedipin ức chế chuyển hóa của prazosin - Các thuốc chẹn calci khác: Nồng độ trong huyết tương của cả nifedipin và diltiazem đều tăng khi dùng phối hợp 2 thuốc này với nhau. Điều này có thể là do cả 2 thuốc đều được chuyển hóa bởi cùng 1 enzym gan, nên làm giảm chuyển hóa của mỗi thuốc. - Các thuốc chống kết tụ tiểu cầu: Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu tăng lên nếu phối hợp nifedipin với aspirin hoặc ticlodipin. - Rifampicin: Rifampicin gây cảm ứng enzym cytoch- rom P 450 ở gan, vì vậy làm giảm nồng độ nifedipin trong huyết tương và làm tăng các cơn đau thắt ngực. - Các thuốc chống viêm non steroid: Indomethacin và các thuốc chống viêm phi steroid khác có thể đối kháng với tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc chẹn calci thông qua ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận, hoặc gây ứ muối và nước. - Nước ép quả bưởi: Khi uống nước ép quả bưởi với nifedipin sẽ làm tăng sinh khả dụng 14
  19. của nifedipin. Tương tác này có thể là do một số thành phần trong nước bưởi gây ức chế enzym P 450. - Rượu: Làm tăng sinh khả dụng và ức chế chuyển hóa của nifedipin. Kết quả là nồng độ trong huyết thanh và tác dụng của nifedipin tăng lên. 2.2.4 Diltiazem Chỉ định Ðiều trị dự phòng các đợt bộc phát cơn đau thắt ngực ổn định & không ổn định, đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim - Tăng huyết áp do các nguyên nhân khác nhau. - Các rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh trên thất Chống chỉ định - Quá mẫn - Suy tim mất bù, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc tim. - Nhịp tim chậm < 55 lần/phút. - Hội chứng suy nút xoang. - Blốc nhĩ thất độ II-III. - Phụ nữ có thai & cho con bú. - Suy gan nặng. Tác dụng phụ - Nhức đầu, chóng mặt, mệt, lo âu, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, mày đay, đau khớp. - Liều cao có thể gây phù, hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc nhĩ thất độ III. Cách dùng - Cơn đau thắt ngực 120 - 160 mg/ngày, khởi đầu bằng 30 mg x 4 lần/ngày, sau đó tăng dần liều. - Tăng huyết áp khởi đầu 60 mg x 2 - 3 lần/ngày, nếu không có phản ứng phụ có thể tăng liều trong vòng 2 - 3 tuần sau đến 60 mg x 4 lần/ngày. - Tăng huyết áp nhẹ: 30 - 60 mg/ngày. Tương tác thuốc 15
  20. - Thuốc chống loạn nhịp: Diltiazem có đặc tính chống loạn nhịp, do đó không nên dùng phối hợp với thuốc chống loạn nhịp khác vì chúng làm tăng các tác dụng phụ trên tim do phối hợp tác dụng. - Khi dùng phối hợp diltiazem với carbamazepin, ciclosporin và theo- phylin, diltiazem làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. - Digoxin: Diltiazem làm tăng nhẹ nồng độ digoxin trong máu. - Thuốc đối kháng thụ thể H2: Khi sử dụng cimetidin hoặc ranitidin đồng thời với diltiazem, các thuốc này làm tăng nồng độ của diltiazem trong máu. - Thuốc chẹn alpha: Khi dùng đồng thời các thuốc chẹn thụ thể alpha với diltiazem (ví dụ prazosin) cần phải theo dõi chặt chẽ huyết áp động mạch, vì phối hợp 2 thuốc này có thể gây ra hiệp đồng tác dụng làm giảm huyết áp của người bệnh. 2.3 Thuốc tác động ở trung ương: Methyldopa Chỉ định Tăng huyết áp. Thuốc được lựa chọn khi tăng huyết áp ở người mang thai. Chống chỉ định Bệnh gan đang hoạt động như viêm gan cấp và xơ gan đang tiến triển. Rối loạn chức năng gan liên quan đến điều trị bằng methyldopa trước đây. Mẫn cảm U tế bào ưa crôm. Người đang dùng thuốc ức chế MAO. Thận trọng Tiền sử bệnh gan, suy thận nặng; tiền sử thiếu máu tan huyết; bệnh Parkinson; trầm cảm tâm thần; Methyldopa có thể gây buồn ngủ, nên không nên lái xe hoặc đứng máy. Phụ nữ có thai và cho con bú Tác dụng phụ: Thường gặp Nhức đầu, chóng mặt, sốt. Hạ huyết áp tư thế An thần. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0