THỦY KHÍ VÀ MÁY THỦY KHÍ<br />
<br />
ThS Đào Minh Đức<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Thủy khí và máy thủy khí là một trong những môn học cơ sở của sinh viên<br />
chuyên ngành cơ khí. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực việc ứng dụng các loại máy<br />
thủy khí được sử dụng rất là rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.<br />
Chính vì vây, để giúp sinh viên nắm được các nguyên lý hoạt động và tính toán các<br />
thông số của máy thủy khí, tôi đã tập hợp nhiều tài liệu để biên tập thành bài giảng<br />
này.<br />
<br />
Bài giảng Thủy khí và máy thủy khí gồm 8 chương, nội dung trình bày về lý<br />
thuyết quy luật chuyển động của chất lỏng và chất khí, nguyên lý làm việc của các<br />
loại máy thủy khí, cách tính toán các thông số của các đường ống.<br />
<br />
Tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu thiết thực cho các bạn sinh viên chuyên nghành<br />
Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí tại trường đại học Phạm Văn Đồng học tập và nghiên<br />
cứu môn học Thủy khí và Máy thủy khí.<br />
<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai<br />
sót. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email sau: dmd2482004@yahoo.com. Tôi xin<br />
chân thành cảm ơn.<br />
<br />
Biên soạn: ĐÀO MINH ĐỨC<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
THỦY KHÍ VÀ MÁY THỦY KHÍ<br />
<br />
ThS Đào Minh Đức<br />
<br />
Chương 1<br />
THỦY TĨNH<br />
<br />
1.1 KHÁI NIỆM CHẤT LỎNG TRONG THỦY LỰC<br />
Chất lỏng và chất khí khác nhau ở chỗ mối liên kết cơ học giữa các phần tử<br />
trong chất lỏng và chất khí rất yếu nên chất lỏng và chất khí có tính di động dễ<br />
chảy. Thể hiện ở chỗ chất lỏng và chất khí không có hình dạng riêng mà lấy hình<br />
dáng theo bình chứa nó ở trạng thái đứng yên.Vì vậy chất lỏng còn được là chất<br />
chảy.<br />
Trong chất lỏng, giữa các phần tử với nhau có tính dính rất lớn, vì tính dính<br />
này mà chất lỏng giữ được thể tính của nó dù có thay đổi về nhiệt độ và áp lực. Chất<br />
lỏng còn gọi là chất chảy không nén được. Đồng thời chất lỏng cũng có tính chất<br />
không giãn ra được.<br />
Tại mặt tiếp xúc giữa chất lỏng này với chất lỏng khác, do lực hút đẩy giữa<br />
các phần tử sinhh ra sức căng mặt ngoài. Nhờ có sức căng mặt ngoài, một thể tích<br />
nhỏ của chất lỏng đặt ở trường trọng lực sẽ có dạng từng hạt. Vì vậy chất lỏng được<br />
gọi là chất chảy dạng hạt.<br />
Chất lỏng còn được coi như môi trường liên tục tức là những phần tử chất<br />
lỏng chiếm đầy không gian mà không có khoảng trống rỗng.<br />
Tóm lại chất lỏng là chất chảy không nén được và có tính liên tục.<br />
1.2. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG<br />
1.2.1.Khối lượng riêng:<br />
Là khối lượng của chất lỏng trên 1 đơn vị thể tích.<br />
ρ=<br />
<br />
M<br />
W<br />
<br />
(1.1)<br />
<br />
Trong đó:<br />
M - Khối lượng chất lỏng có trong thể tích W (đơn vị Kg)<br />
W - Thể tích chất lỏng có khối lượng M( đơn vị m3)<br />
1.2.2. Trọng lượng riêng:<br />
Là trọng lượng của chất lỏng trên 1 đơn vị thể tích.<br />
<br />
Biên soạn: ĐÀO MINH ĐỨC<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
THỦY KHÍ VÀ MÁY THỦY KHÍ<br />
<br />
γ=<br />
<br />
ThS Đào Minh Đức<br />
<br />
G<br />
W<br />
<br />
(1.2)<br />
<br />
Trong đó:<br />
G - Trọng lượng chất lỏng có trong thể tích W(đơn vị N)<br />
W - Thể tích chất lỏng có trọng lượng G (đơn vị m3)<br />
Và ta có công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng :<br />
<br />
γ = ρ .g<br />
<br />
(1.3)<br />
<br />
Trong đó:<br />
g - Gia tốc trọng trường thường lấy giá trị là : g = 9,81 (m/s2).<br />
Trọng lượng riêng của 1 số loại chất lỏng được trình bày ở bảng 1.1<br />
Bảng 1.1: Trọng lượng riêng của một số loại chất lỏng<br />
Tên chất lỏng<br />
<br />
Trọng lượng riêng N/m3<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
<br />
Nước cất<br />
<br />
9810<br />
<br />
4<br />
<br />
Nước biển<br />
<br />
10000*10100<br />
<br />
4<br />
<br />
Dầu hỏa<br />
<br />
7750*8040<br />
<br />
15<br />
<br />
Xăng máy bay<br />
<br />
6380<br />
<br />
15<br />
<br />
Xăng thường<br />
<br />
6870*7360<br />
<br />
15<br />
<br />
Dầu nhớt<br />
<br />
8730*9030<br />
<br />
15<br />
<br />
Thủy ngân<br />
<br />
132890<br />
<br />
20<br />
<br />
Cồn công nghiệp<br />
<br />
7750*7850<br />
<br />
15<br />
<br />
Diezen<br />
<br />
8730*9220<br />
<br />
15<br />
<br />
1.2.3. Giãn nở vì nhiệt của chất lỏng<br />
Biểu thị tính giãn nở vì nhiệt của chât lỏng bằng hệ số giăn nở vì nhiệt βt với<br />
:<br />
βt =<br />
<br />
1 dW<br />
.<br />
W<br />
dt<br />
<br />
(1.4)<br />
<br />
Chất lỏng có đặc tính không thay đổi thể tích khi nhiệt độ và áp suất thay<br />
đổi. Như vậy chất lỏng coi như không nén được và không giãn ra dưới tác dụng của<br />
nhiệt độ. Nên giá trị βt rất nhỏ nên trong tính toán có thể bỏ qua.<br />
<br />
Biên soạn: ĐÀO MINH ĐỨC<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
THỦY KHÍ VÀ MÁY THỦY KHÍ<br />
<br />
ThS Đào Minh Đức<br />
<br />
1.2.4. Sức căng mặt ngoài của chất lỏng<br />
Để cân bằng với sức hút phân tử của chất lỏng tại vùng lân cận mặt tự do, vì<br />
ở vùng này sức hút phân tử của chất lỏng không cân bằng như vùng xa mặt tự do.<br />
Do đó có khuynh hướng giảm nhỏ diện tích mặt tự do và làm cho mặt tự do có độ<br />
cong nhất định. Do có sức căng mặt ngoài mà giọt nước có dạng hình cầu.<br />
1.2.5. Tính nhớt<br />
Khi các lớp chất lỏng chuyển động, giữa chúng có sự chuyển động tương đối<br />
và nảy sinh ra tác dụng lôi đi kéo lại. Hay nói cách khác giữa chúng sinh ra lực ma<br />
sát, tạo nên sự chuyển biến một phần cơ năng của chất lỏng thành nhiệt năng và<br />
biến đi. Lực ma sát này gọi là lực ma sát trong. Tính chất nảy sinh ra lực ma sát<br />
trong giữa các lớp chất lỏng chuyển động gọi là tính nhớt của chất lỏng. Tính nhớt<br />
biểu hiện tính sức dính của phân tử chất lỏng, mọi chất lỏng đều có tính nhớt. Biểu<br />
thức tính lực ma sát trong:<br />
T = μ .S .<br />
<br />
dv<br />
dy<br />
<br />
(1.5)<br />
<br />
Trong đó:<br />
T – Lực ma sát trong.(N)<br />
S – diện tích tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng.(m2)<br />
μ – hệ số nhớt động lực. (N.s/m2) hay gọi là poazơ (P) với<br />
1P=0.1N.s/m2<br />
dv<br />
dy – grandien vận tốc theo phương y vuông góc với dòng chảy.<br />
<br />
Từ công thức 1.5 ta rút ra được công thức tính hệ số độ nhớt :<br />
<br />
μ=<br />
<br />
T<br />
dv<br />
S.<br />
dy<br />
<br />
(1.6)<br />
<br />
1.3. LỰC TÁC DỤNG LÊN CHẤT LỎNG<br />
1.3.1. Nội lực<br />
Là tất cả những lực tác dụng lẫn nhau giữa các phân tử của một thể tích chất<br />
lỏng nhất định, những lực đó xuất hiện từng đôi một và cân bằng nhau.<br />
1.3.2. Ngoại lực<br />
<br />
Biên soạn: ĐÀO MINH ĐỨC<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
THỦY KHÍ VÀ MÁY THỦY KHÍ<br />
<br />
ThS Đào Minh Đức<br />
<br />
Là những lực tác dụng lẫn nhau giữa khối chất lỏng cho trước và những vật<br />
thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với khối chất lỏng đó. Trọng lượng và lực quán<br />
tính là những ngoại lực, chúng được chia ra làm hai loại sau đây.<br />
1.3.2.1. Lực thể tích<br />
Đây là lực tác dụng lên tất cả các phân tử chất lỏng trong khối chất lỏng đang<br />
xét, lực này tỉ lệ thuận với thể tích của vật thể, khối chất lỏng.<br />
1.3.2.2. Lực mặt<br />
Là lực tác dụng lên mặt giới hạn của khối chất lỏng hoặc lên mặt đặt trong<br />
khối chất lỏng. Lực này tỉ lệ với diện tích mặt chịu lực của chất lỏng.<br />
1.4. KHÁI NIỆM VỀ THỦY TĨNH<br />
Thủy tĩnh học nghiên cứu những vấn đề về chất lỏng ở trạng thái cân bằng,<br />
tức là trạng thái không có sự chuyển động tương đối giữa các phân tử chất lỏng.<br />
Yếu tố thủy lực cơ bản của chất lỏng ở trạng thái cân bằng là áp suất thủy tĩnh.<br />
Chất lỏng có hai trạng thái tĩnh: tĩnh tương đối và tĩnh tuyệt đối.<br />
Trạng thái tĩnh tuyệt đối: là trạng thái mà các phân tử chất lỏng không có sự<br />
chuyển động tương đối với nhau cũng như không có sự chuyển động tương đối với<br />
quả đất.<br />
Trạng thái tĩnh tương đối: là trạng thái mà các phân tử chất lỏng không có sự<br />
chuyển động tương đối với nhau nhưng có sự chuyển động tương đối với quả đất.<br />
1.5. ÁP SUẤT THỦY TĨNH – ÁP LỰC VÀ MẶT ĐẲNG ÁP<br />
1.5.1. Áp suất thủy tĩnh và áp lực<br />
1.5.1.1. Áp suất thủy tĩnh<br />
a) Định nghĩa:<br />
Áp suất thủy tĩnh là những ứng suất gây ra bởi những lực khối và lực bề mặt.<br />
<br />
Hình 1.1: Biểu diễn áp suất thủy tĩnh.<br />
<br />
Biên soạn: ĐÀO MINH ĐỨC<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />