Bài giảng Toán rời rạc: Chương 4 - Dr. Ngô Hữu Phúc
lượt xem 3
download
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 4 Bài toán tồn tại, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giới thiệu bài toán; Nguyên lý Dirichlet; Hệ đại diện phân biệt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Toán rời rạc: Chương 4 - Dr. Ngô Hữu Phúc
- TOÁN RỜI RẠC CHƯƠNG 4 BÀI TOÁN TỒN TẠI Lecturer: PhD. Ngo Huu Phuc Tel: 0438 326 077 Mob: 098 5696 580 Email: ngohuuphuc76@gmail.com 1 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Nội dung chương 4 4.1. Giới thiệu bài toán. 4.2. Nguyên lý Dirichlet. 4.3. Hệ đại diện phân biệt. 4.4. Bài tập 2 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (1/6) Trong nội dung chương 3, đếm số lượng các phần tử của tập hợp, số các cấu hình tổ hợp thoả mãn những tính chất nào đó, với giả thiết sự tồn tại của cấu hình là hiển nhiên. Trong chương 4, xét sự tồn tại của các cấu hình tổ hợp, phương án với các tính chất cho trước. Các bài toán thuộc dạng này được gọi là bài toán tồn tại. 3 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (2/6) 4.1.1. Các ví dụ mở đầu 1. Bài toán về 36 sĩ quan (Euler đề nghị) Có một lần người ta triệu tập từ 6 trung đoàn mỗi trung đoàn 6 sĩ quan thuộc 6 cấp bậc khác nhau: thiếu uý, trung uý, thượng uý, đại uý, thiếu tá, trung tá về tham gia duyệt binh ở sư đoàn bộ. Hỏi rằng có thể xếp 36 sĩ quan này thành một đội ngũ hình vuông sao cho trong mỗi một hàng ngang cũng như mỗi một hàng dọc đều có đại diện của cả 6 trung đoàn và của cả 6 cấp bậc? 4 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (3/6) 4.1.1. Các ví dụ mở đầu 2. Bài toán 4 mầu Chứng minh rằng mọi bản đồ trên mặt phẳng đều có thể tô bằng 4 mầu, sao cho không có hai nước láng giềng nào lại bị tô bởi cùng một màu. Chú ý rằng ta xem như mỗi nước là một vùng liên thông và hai nước gọi là láng giềng nếu chúng chung một đường biên giới là một đường liên tục. 5 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (4/6) 4.1.1. Các ví dụ mở đầu 3. Hình lục giác thần bí Năm1910 Clifford Adams đề ra bài toán hình lục giác thần bí sau: Trên 19 ô lục giác hãy điền vào các số từ 1 đến 19 sao cho tổng theo cả 6 hướng của lục giác là bằng nhau (và đều bằng 38). 15 14 13 9 8 10 6 4 11 5 12 1 2 18 7 16 17 19 3 6 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (5/6) 4.1.2. Một số phương pháp giải quyết bài toán tồn tại đơn giản 1. Phương pháp chứng minh trực tiếp. Để giải quyết các bài toán tồn tại, phương pháp đơn giản nhất là chỉ ra một cấu hình, một phương án thoả mãn các điều kiện đã cho. 7 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.1. Giới thiệu bài toán (6/6) 4.1.2. Một số phương pháp giải quyết bài toán tồn tại đơn giản 2. Phương pháp phản chứng Một trong những cách giải bài toán tồn tại là dùng lập luận phản chứng giả thiết điều định chứng minh là sai từ đó dẫn đến mẫu thuẫn. 8 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (1/12) 4.2.1. Mở đầu Nguyên lý Dirichlet được phát biểu như sau: Nếu xếp nhiều hơn n đối tượng vào n cái hộp thì tồn tại ít nhất một hộp chứa không ít hơn 2 đối tượng. 9 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (2/12) Ví dụ 01: Một năm có nhiều nhất 366 ngày. Do vậy trong số 367 người bất kỳ bao giờ cũng có ít nhất 2 người có cùng ngày sinh. Ví dụ 02: Thang điểm bài kiểm tra được cho từ 0 đến 10, tức là có 11 thang điểm khác nhau. Do vậy, trong số 12 sinh viên bất kỳ của lớp sẽ có ít nhất 2 người có kết quả bài kiểm tra giống nhau. Ví dụ 03: Cấp bậc quân hàm của sỹ quan có 8 cấp từ thiếu uý đến đại tá. Do vậy trong một đơn vị có 9 sỹ quan thì sẽ có ít nhất hai người cùng cấp bậc. 10 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (3/12) Ví dụ 04: Có 20 thành phố, giữa các thành phố có thể có đường giao thông nối trực tiếp với nhau hoặc không. Chứng minh rằng có ít nhất 2 thành phố có số thành phố khác nối trực tiếp với chúng là như nhau. Lời giải: Ta gọi ai là số thành phố có đường giao thông nối trực tiếp với thành phố thứ i và = a1, a2, …, a20 là tập các giá trị đó, khi đó mỗi giá trị 0 a 19 , i Không thể đồng thời có mặt giá trị 0 và 19 vì nếu trong tập có giá trị 0 tức là có một thành phố cô lập thì sẽ không có thành phố nào được nối với cả 19 thành phố còn lại, ngược lại cũng vậy. Do đó tập chỉ có tối đa 19 giá trị khác nhau. Theo nguyên lý Dirichlet sẽ tồn tại ít nhất một cặp i j sao cho ai= aj. 11 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (4/12) Ví dụ 05: Cho năm điểm M1(x1,y1), M2(x2,y2), M3(x3,y3), M4(x4,y4), M5(x5,y5) có các toạ độ nguyên trên mặt phẳng toạ độ Decac. Chứng minh rằng tồn tại ít nhất hai điểm mà có toạ độ trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó là các số nguyên. Lời giải: Đặt = M1, M2, M3, M4,M5. Xây dựng ánh xạ f(Mi)=(xi mod 2, yi mod 2) tức là f : -> B2. Ta có N() =5, N(B2)=4, theo nguyên lý Dirichlet tồn tại Mi Mj sao cho f(Mi) = f(Mj) tức là các toạ độ của hai điểm theo trục x và y đều cùng chẵn hoặc cùng lẻ. Vậy trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm này có tạo độ là các số nguyên. 12 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (5/12) Ví dụ 06: Khi kiểm kê danh mục 80 chi tiết. Mỗi chi tiết có thể được đánh giá là “tốt” hoặc “không tốt”. Có 50 chi tiết được đánh giá là “tốt”. Chứng minh rằng có ít nhất hai chi tiết được đánh giá là “không tốt” có số thứ tự cách nhau 3 hoặc 6 đơn vị. 13 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (6/12) Lời giải ví dụ 06: = a1, a2, …, a30, 1 ai 80 là tập các số thứ tự khác nhau của các chi tiết được đánh giá là "không tốt", Xây dựng tập * = a1, a2, …, a30, a1+3, a2+3, …, a30 +3, a1+6, a2+6, …, a30+6} = ’’’ và ký hiệu là * = b1, b2, …, b90}. Theo đầu bài, có 1 bi 80. Tập * có 90 số nguyên nhận 80 giá trị khác nhau, theo nguyên lý Dirichlet tồi tại ít nhất một cặp hai số bi = bj , Các số bi, bj không đồng thời nằm trong , bi, bj cũng không đồng thời nằm trong ’ và bi, bj cũng không đồng thời nằm trong ’’. Vậy chỉ có thể là bi = ai và bj = ak +3 ’, tức là ai = ak +3 hoặc bi = ai và bj = aq +6 ’’, tức là ai = ak +6 hoặc bi = ak+3 ’ và bj = aq +6 ’’, tức là ak = aq +3. 14 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (7/12) 4.2.2. Nguyên lý Dirichlet tổng quát Nếu xếp n đối tượng vào k hộp, thì tồn tại ít nhất một hộp chứa không ít hơn đối tượng. Trong đó: ký hiệu cận trên của phép chia nguyên của x, là số nguyên nhỏ nhất lớn hơn x. 15 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (8/12) 4.2.2. Nguyên lý Dirichlet tổng quát Theo ngôn ngữ tập hợp và ánh xạ, nguyên lý Dirichlet tổng quát có thể phát biểu như sau : Cho X và Y là tập hữu hạn f : X -> Y là ánh xạ từ X vào Y, gọi N(X) = n, N(Y) = m và k = [n/m], khi đó tồn tại không ít hơn k phần tử của tập X : x1 x2 . . . xk sao cho f(x1) = f(x2)=. . . = f(xk). Chứng minh. Ta dùng phương pháp phản chứng, không giảm tính tổng quát ta ký hiệu ta ký hiệu X = x1, x2, …, xn và Y = y1, y2, …, ym, Xi = {x X / f(x)= yi}. Giả sử N(Xi) k-1 với 1 i m, n= N(X) = N(Xi) (k-1)m
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (9/12) Ví dụ 07: Trong 150 người có ít nhất 13 người cùng tháng sinh. Ví dụ 08: Cần phải có tối thiểu bao nhiêu sinh viên ghi tên vào lớp toán học Rời rạc để chắc chắn rằng sẽ có ít nhất 6 người đạt cùng một điểm thi, nếu thang điểm gồm 6 bậc 0,1,2,3,4,5? Lời giải. Để có ít nhất 6 người cùng điểm thi số sinh viên tối thiểu là số nguyên nhỏ nhất sao cho 6. Số đó là N = 6.5 + 1 = 31. Ví dụ 09: Chứng minh rằng có p số 1 và q số 0 xếp thành vòng tròn theo trật tự ngẫu nhiên, nếu p, q, k là các số nguyên dương thoả mãn điều kiện p kq thì tồn tại ít nhất một dãy không ít hơn k số 1 đi liền nhau. Lời giải: Xếp q số 0 tạo thành q khe để đưa p các số 1 vào. Khi đó theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất một khe có không ít hơn k số 1. 17 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (10/12) Ví dụ 10: Trong một tháng 30 ngày một công nhân làm ít nhất mỗi ngày một sản phẩm, nhưng cả tháng làm không quá 45 sản phẩm. Chứng minh rằng có những này liên tiếp người này làm ra đúng 14 sản phẩm. 18 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (11/12) Lời giải ví dụ 10: Gọi aj là số sản phẩm người đó đã làm kể từ ngày đầu tháng tới hết ngày j. Khi đó a1, a2, …, a30 là một dãy số nguyên dương phân biệt và tăng dần với 1 aj 45. Hơn thế nữa a1 + 14, a2 + 14, …, a30 + 14 cũng là một dãy các số nguyên dương phân biệt và tăng dần với 15 ai + 14 59. Sáu mươi số nguyên dương a1, a2, …, a30, a1 + 14, a2 + 14, …, a30 + 14 luôn nhỏ hơn hoặc bằng 59. Theo nguyên lý Dirichlet có ít nhất hai trong 60 số này bằng nhau. Vì các dãy a1, a2, …, a30 và a1 + 14, a2 + 14, …, a30 + 14 gồm các số phân biệt nên tồn tại các chỉ số i, j để sao cho ai = aj + 14 (j < i). Điều này có nghĩa là từ ngày j + 1 tới hết ngày i người đó đã làm đúng 14 sản phẩm. 19 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 4.2. Nguyên lý Dirichlet (12/12) Ví dụ 11: Chứng tỏ rằng trong n + 1 số nguyên dương không vượt quá 2n tồn tại ít nhất một số chia hết cho một số khác. Lời giải: Ta viết mỗi số nguyên a1, a2, …, an+1 dưới dạng tích của một luỹ thừa cơ số 2 với một số lẻ. Nói cách khác ta có aj = 2 j .q j trong đó kj là một số nguyên không âm còn qj k là một số dương lẻ nhỏ hơn 2n. Vì chỉ có n số nguyên dương lẻ nhỏ hơn 2n nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại hai trong số lẻ q1, q2, …, qn+1 bằng nhau, tức là có hai chỉ số i và j sao cho qi = qj = q (q là giá trị chung của chúng). Khi đó ai = 2 ki .q và aj =2 k j .q . Suy ra nếu ki kj thì aj chia hết cho ai còn trong trường hợp ngược lại ai chia hết cho aj. 20 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 2: Quan hệ hai ngôi
21 p | 2673 | 171
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 1: Quan hệ
37 p | 831 | 142
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 5 - Nguyễn Đức Nghĩa
78 p | 324 | 60
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 4: Bài toán tối ưu tổ hợp
93 p | 447 | 47
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 5: Đại số Boole
12 p | 283 | 42
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 4: Đồ thị
114 p | 212 | 36
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 2 - Nguyễn Viết Hưng, Trần Sơn Hải
64 p | 209 | 19
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 1: Cơ sở logic (Phạm Thế Bảo)
99 p | 96 | 8
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 4: Đại Số Bool (Phạm Thế Bảo)
78 p | 82 | 7
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 6 - Nguyễn Đức Nghĩa
83 p | 136 | 7
-
Bài giảng Toán rời rạc - Chương 2: Phép đếm (Phạm Thế Bảo)
68 p | 41 | 6
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 2 - ThS. Trần Quang Khải
27 p | 53 | 4
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 5 - Nguyễn Quỳnh Diệp
84 p | 41 | 4
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 4 - Nguyễn Quỳnh Diệp
71 p | 53 | 3
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 2 - Nguyễn Quỳnh Diệp
44 p | 39 | 3
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 5 - Dr. Ngô Hữu Phúc
50 p | 13 | 3
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 4 - TS. Đặng Xuân Thọ
50 p | 47 | 2
-
Bài giảng Toán rời rạc: Chương 5 - ThS. Trần Quang Khải
14 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn