Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Bài 3 - Trương Xuân Nam
lượt xem 4
download
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Bài 3 Không gian tìm kiếm cung cấp cho người học những kiến thức như: Tác tử thông minh (intelligent agent); Khái niệm thuật toán trong AI; Không gian tìm kiếm; Một số bài toán tiêu biểu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Bài 3 - Trương Xuân Nam
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Bài 3: Không gian tìm kiếm
- Nội dung 1. Tác tử thông minh (intelligent agent) 2. Khái niệm thuật toán trong AI 3. Không gian tìm kiếm 4. Một số bài toán tiêu biểu Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 2
- Phần 1 Tác tử thông minh (intelligent agent) TRƯƠNG XUÂN NAM 3
- Tác tử thông minh (intelligent agent) Tác tử thông minh (intelligent agent) là đối tượng nghiên cứu chính của ngành AI Là một thực thể có khả năng nhận thức và hành động Tác tử thông minh có thể là phần cứng, phần mềm hoặc lai ghép giữa cả phần cứng và phần mềm Ví dụ về agent: bot, con người, robot,… TRƯƠNG XUÂN NAM 4
- Tác tử thông minh (intelligent agent) Đối với một môi trường và nhiệm vụ, chúng ta cần xây dựng các tác tử có hiệu suất tốt nhất (cách phản ứng đem lại hiệu quả tốt nhất theo nhiệm vụ đặt ra) Không phải lúc nào cũng tìm được lời giải tốt nhất Khái niệm “tốt nhất” cần được làm rõ • Xe tự lái tốt nhất là gì? Đi nhanh nhất? Ít gây tai nạn nhất? Chi phí thấp nhất? TRƯƠNG XUÂN NAM 5
- Tác tử thông minh (intelligent agent) Xây dựng bài toán cho AI (agent) cần làm rõ PEAS: Performance measure: tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Environment: môi trường xung quanh Actuators: các bộ phận hành động Sensors: các bộ phận cảm biến Việc thiết lập PEAS luôn là bước đầu tiên trong giải quyết bài toán AI TRƯƠNG XUÂN NAM 6
- Tác tử thông minh (intelligent agent) Ví dụ: bài toán agent lái xe tự động Performance measure: an toàn, nhanh, đúng luật, hành trình thoải mái, cực đại lợi nhuận Environment: con đường, các phương tiện giao thông khác, người đi bộ, khách trên xe, chướng ngại vật,… Actuators: tay lái, ga, phanh, đèn tín hiệu, còi, thiết bị hiện thị, thiết bị giải trí trên xe Sensors: máy quay video, cảm biến khoảng cách, đồng hồ tốc độ, cảm biến gia tốc, cảm biến động cơ, TRƯƠNG XUÂN NAM 7
- Tác tử thông minh (intelligent agent) Các tính chất của môi trường liên quan đến hệ thống sensor và lựa chọn thuật toán cho agent Quan sát đầy đủ vs Quan sát một phần: chơi cờ vua vs chơi bài Ngẫu nhiên vs Xác định: lái xe tự động vs điều khiển máy hút bụi Rời rạc vs Liên tục: chơi cờ vs lái xe tự động Đơn tác tử vs Đa tác tử: chuẩn đoán y học vs chơi game trực tuyến Phối hợp vs Cạnh tranh: lái xe tự động vs chơi bài Tất nhiên tính chất của môi trường cũng quyết định và quyết định bởi các sensor của agent TRƯƠNG XUÂN NAM 8
- Phần 2 Khái niệm thuật toán trong AI TRƯƠNG XUÂN NAM 9
- Khái niệm thuật toán trong AI Thuật toán = các bước để giải bài toán Không thể viết một cách nôm na, khó hiểu, đa nghĩa hoặc thiếu logic Thuật toán trong AI: Cũng như các thuật toán thông thường Chấp nhận một số khác biệt Bổ sung thêm một tính chất đặc trưng của AI Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 10
- Khái niệm thuật toán trong AI Tính đơn nghĩa: thuật toán phát biểu sao cho không thể có cách hiểu khác Tương tự như thuật toán thông thường Chú ý: Có sự liên hệ với “tính thực hiện được” Sự hoàn thành: thuật toán có đảm bảo tìm ra được giải pháp nếu có không? Tương tự như thuật toán thông thường Phân biệt giữa “khẳng định” và “chỉ ra kết quả” Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 11
- Khái niệm thuật toán trong AI Độ phức tạp thời gian: Mất bao lâu để tìm ra 1 giải pháp? Liên quan đến độ phức tạp tính toán Yếu tố quan trọng trong các các vấn đề AI Khái niệm “thời gian thực” (real-time) Một số độ phức tạp thời gian: O(1), O(log2n), O(n), O(n log2n), O(n2), O(n3), O(2n), O(nm),… Giới hạn thời gian và đánh giá thuật toán Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 12
- Khái niệm thuật toán trong AI Độ phức tạp không gian: Cần bao nhiêu bộ nhớ để thực hiện tìm kiếm? Ít quan trọng hơn, gắn liền với cấu trúc dữ liệu Thường liên quan tới độ phức tạp thời gian Xu hướng: Đổi “không gian” lấy “thời gian” Một số các cấu trúc dữ liệu quan trọng: vector, multidimensional vector, list, skip list, stack, queue, dequeue, heap, tree, hashtable,… Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 13
- Khái niệm thuật toán trong AI Tối ưu: Chiến lược có tìm được giải pháp tối ưu Khái niệm “tối ưu” gồm rất nhiều độ đo Phân biệt giữa chiến lược “tốt” và “tối ưu” Tính xác suất: Kết quả đúng với một xác suất nào đó chứ không phải luôn luôn cho kết quả đúng Nhiều tranh luận, nhiều ứng dụng Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 14
- Phần 3 Không gian tìm kiếm TRƯƠNG XUÂN NAM 15
- Không gian tìm kiếm Cách tiếp cận cổ điển nhất của AI, nhưng hiện nay đang quay trở lại với nhiều bước phát triển đột phá Coi các bài toán là một tập rời rạc các “hình trạng” và các bước chuyển trạng thái là đường đi (có thể trả giá) từ hình trạng này đến hình trạng kia Khái niệm “hình trạng”: trạng thái cố định của bài toán (môi trường + agent) Tất cả các thông tin cần quan tâm đều được xác định bằng các giá trị cụ thể Có thể mở rộng để chấp nhận miền giá trị Có thể mở rộng để chấp nhận giá trị xác suất Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 16
- Không gian tìm kiếm Không gian tìm kiếm = Tập các hình trạng và các bước chuyển Việc của agent: các bước chuyển đến hình trạng tối ưu Nhiều cách mã hóa hình trạng, mỗi cách dẫn đến phương pháp giải khác nhau Ví dụ bài toán chơi cờ vua: Mỗi trạng thái của bàn cờ là một hình trạng Mỗi khả năng di chuyển của quân cờ là một bước chuyển Cần tìm thứ tự các bước đi để dành chiến thắng Ví dụ bài toán xe tự lái: Mỗi trạng thái môi trường trong 1/30 giây là một hình trạng Tìm cách điều khiển xe để chuyển đến hình trạng “tối ưu” Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 17
- Ví dụ về bài toán điều khiển máy hút bụi Hình trạng Không gian trạng Bước thái chuyển Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 18
- Phần 4 Một số bài toán tiêu biểu TRƯƠNG XUÂN NAM 19
- Không gian tìm kiếm Ví dụ 1: Bài toán tìm đường đi Ví dụ 2: Bài toán 8-mảnh Ví dụ 3: Bài toán di chuyển trên bản đồ Ví dụ 4: Bài toán di chuyển quân cờ Ví dụ 5: Bài toán chơi cờ Dam Ví dụ 6: Bài toán chơi cờ Trương Xuân Nam - Khoa CNTT 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Chương 1: Tổng quan về trí tuệ nhân tạo
36 p | 300 | 39
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Nguyễn Ngọc Hiếu
236 p | 156 | 23
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Bài 1, 2: Giới thiệu về Trí tuệ nhân tạo - Agen thông minh
26 p | 185 | 12
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Giới thiệu trí tuệ nhân tạo - TS. Đào Anh Nam
64 p | 126 | 10
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Giải thuật di truyền - PGS.TS. Lê Thanh Hương
15 p | 116 | 9
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Lê Thanh Hương
44 p | 55 | 9
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo - Nguyễn Nhật Quang
21 p | 139 | 9
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Giải quyết vấn đề bằng tìm kiếm - Trường Đại học Thủy Lợi
34 p | 107 | 9
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Chương 1 - PGS.TS. Lê Thanh Hương
11 p | 125 | 8
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - Chương 2: Biểu diễn bài toán & tìm lời giải
35 p | 100 | 8
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo - ĐH Nha Trang
137 p | 45 | 7
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) - Chương 1: Tổng quan
51 p | 15 | 7
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Giới thiệu và Tác nhân thông minh - Trường Đại học Thủy Lợi
31 p | 55 | 6
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Các chiến lược tìm kiếm - Trường Đại học Thủy Lợi
86 p | 49 | 6
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Logic vị từ - Trường Đại học Thủy Lợi
18 p | 45 | 6
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Suy diễn trong logic vị từ - Trường Đại học Thủy Lợi
26 p | 68 | 6
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Chương 1 - Lý Anh Tuấn
31 p | 80 | 6
-
Bài giảng Trí tuệ nhân tạo: Logic - Trường Đại học Thủy Lợi
60 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn