Bài giảng Triết học: Chương 7 - ĐH Ngân hàng TP.HCM
lượt xem 7
download
Bài giảng Triết học: Chương 7 trình bày những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật như quy luật là gì, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Triết học: Chương 7 - ĐH Ngân hàng TP.HCM
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.1. QUY LUẬT LÀ GÌ 7.1.1. Định nghĩa Quy luật: mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. "Khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của qúa trình thế giới". (V.I.Lenin, Toàn tập, NXB.Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.159-160)
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.1.2. Phân loại quy luật Căn cứ vào trình độ tính phổ biến: - Quy luật riêng: tác động trong một phạm vi nhất định, những sự vật cùng loại. - Quy luật chung: tác động trong phạm vi rộng hơn, nhiều loại. - Quy luật phổ biến: tác động trong mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, tư duy).
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.2. QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 7.2.1. Một số khái niệm Chất: phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Lượng: phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu, kết cấu.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Độ: sự thống nhất lượng-chất, là khoảng giới hạn (giữa hai điểm nút) mà trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi. Điểm nút: điểm giới hạn mà tại đó lượng đổi dẫn đến chất đổi. Bước nhảy: giai đoạn chuyển hóa về chất do những thay đổi về lượng gây ra.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.2.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất Sự thay đổi dần dần về lượng (trong độ cũ) khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự biến đổi đột biến về chất, thông qua bước nhảy, chất cũ chuyển thành chất mới (độ mới). Có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút những quan hệ về độ. Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Mô hình hóa quy luật lượng-chất Độ cũ Độ mới Điểm nút/Bước nhảy --------------------------*---------------------------*----------> Lượng cũ/Chất cũ Lượng mới/Chất mới
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.2.3. Các hình thức của bước nhảy Căn cứ về thời gian và tính chất có: - Bước nhảy đột biến. - Bước nhảy dần dần. Căn cứ quy mô thay đổi về chất có: - Bước nhảy toàn bộ. - Bước nhảy cục bộ.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.2.4. Phân biệt một số khái niệm Tiến hóa: - Tiến hóa tự nhiên. - Tiến hóa xã hội. Cách mạng: - Cách mạng xã hội. - Cách mạng khoa học kỹ thuật. Cải cách xã hội. Đảo chính.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.3. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 7.3.1. Một số khái niệm Mặt: khái niệm mang tính khái quát, bao gồm thuộc tính sự vật/một sự vật/một hệ thống sự vật. Mặt đối lập: phạm trù dùng để chỉ những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại bên cạnh nhau trong một chỉnh thể.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.3.2. Mối quan hệ giữa những mặt đối lập Các mặt đối lập trong sự vật/nhóm sự vật - vưà tồn tại một cách thống nhất, là tiền đề cho nhau (sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm cơ sở), nương tựa lẫn nhau, - vừa đấu tranh với nhau theo xu hướng bài trừ phủ định nhau, tác động qua lại lẫn nhau, >tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Là động lực của sự tồn tại và phát triển, cái mới thay thế cái cũ.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.3.3. Phân loại mâu thuẫn Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong/bên ngoài. Căn cứ mức độ tác động: Mâu thuẫn cơ bản/không cơ bản. Căn cứ mức độ tác động trong một giai đoạn nhất định: Mâu thuẫn chủ yếu/thứ yếu. Căn cứ tính chất lợi ích: Mâu thuẫn đối kháng/không đối kháng. Lưu ý: sự phân biệt trên chỉ có tính tương đối.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.4. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 7.4.1. Một số khái niệm. Đặc trưng của phủ định biện chứng 7.4.1.1. Một số khái niệm Phủ định: bác bỏ, không. Phủ định biện chứng: qúa trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường diễn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.4.1.2. Đặc trưng của phủ định biện chứng Có hai đặc trưng cơ bản: Mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển. Mang tính kế thừa, là nhân tố liên hệ giữa cái mới và cái cũ. Quan điểm siêu hình: phủ định sạch trơn.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 7.4.2. Phủ định của phủ định. Hình thức xoáy ốc của sự phát triển 7.4.2.1. Phủ định của phủ định Phủ định lần thứ nhất: cái cũ chuyển thành cái đối lập. Phủ định lần thứ hai: cái đối lập tiếp tục bị phủ định, cái mới ra đời. 7.4.2.2. Hình thức xoáy ốc của sự phát triển Sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Cái mới mang những nhân tố mới, và kế thừa có chọn lọc những nhân tố cũ còn phù hợp.
- Chương 7 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT KHÁI QUÁT VỀ BA QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG Quy luật lượng-chất: cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Quy luật mâu thuẫn: động lực của sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Quy luật phủ định của phủ định: xu hướng của sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Aufhebung - vừa thủ tiêu vừa nâng lên, giáo sư Phan Ngọc gọi là “vượt gộp”, ta vẫn quen dịch, có lẽ từ tiếng Nga - Закoн “Отрицание oтрицания” - là “phủ định của phủ định”)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 7
58 p | 1265 | 170
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 7 - TS. Nguyễn Minh Tuấn
29 p | 260 | 72
-
Bài giảng Triết học Mác-Lênin: Chương 7 - TS. Nguyễn Minh Tuấn
29 p | 441 | 70
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Phần 1 - Nguyễn Thị Hồng Vân
125 p | 400 | 56
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 7 - Phạm Thị Ly
93 p | 216 | 49
-
Triết học Mác-Lênin - Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập: Phần 1
77 p | 263 | 33
-
Bài giảng Triết học Mác Lênin: Chương 7 - TS Hồ Anh Dũng
13 p | 233 | 33
-
Bài giảng Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 7
28 p | 178 | 27
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Diệu Phương
94 p | 123 | 19
-
Bài giảng Triết học - Chương 7
17 p | 144 | 15
-
Bài giảng Triết học: Chương 7 - Trường ĐH Thương Mại
17 p | 88 | 12
-
Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 7
21 p | 105 | 10
-
Bài giảng Triết học - Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
16 p | 80 | 8
-
Bài giảng Triết học (Chương trình Cao học ngành Công nghệ thông tin) - Chương 7: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
17 p | 23 | 6
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 7 - Ý thức xã hội (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học xã hội và nhân văn)
17 p | 54 | 6
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 7
22 p | 87 | 5
-
Bài giảng môn Triết học: Chương 7 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
17 p | 49 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn