intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vai trò của gia đình trong sức khỏe và bệnh tật - ThS. Phan Chung Thùy Linh

Chia sẻ: Nga Nga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo bài giảng Vai trò của gia đình trong sức khỏe và bệnh tật của ThS. Phan Chung Thùy Linh sau đây để có thể hiểu được định nghĩa gia đình, chức năng của gia đình, những mô hình gia đình truyền thống và hiện đại của Việt Nam; các công cụ đánh giá chức năng gia đình.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vai trò của gia đình trong sức khỏe và bệnh tật - ThS. Phan Chung Thùy Linh

  1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT ThS PHAN CHUNG THÙY LYNH
  2. Mục tiêu  Nêu được định nghĩa gia đình, chức năng của gia đình, những mô hình gia đình truyền thống và hiện đại của Việt Nam  Kể được các công cụ đánh giá chức năng gia đình
  3. Mục tiêu  Giải thích được ảnh hưởng của gia đình lên sự hình thành bệnh tật  Giải thích được vai trò của gia đình trong hổ trợ điều trị  Giải thích được vai trò của gia đình trong phòng ngừa bệnh tật  Chứng minh được những ảnh hưởng của bệnh tật lên gia đình
  4. Mục tiêu  Ứng dụng tam giác trị liệu Bác sĩ-Gia đình-Bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe gia đình của BSGĐ ở tuyến cơ sở trong 3 trường hợp cụ thể dưới sự giám sát của giảng viên  Chấp nhận việc tìm hiểu vai trò của gia đình trong chăm sóc và điều trị bệnh cho bệnh nhân ở tuyến cơ sở là cần thiết  Tự nguyện ứng dụng tam giác trị liệu trong chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ở tuyến cơ sở
  5. Câu hỏi khởi động  Tại sao phải tìm hiểu vai trò của gia đình khi chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân?  Gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành sức khỏe và bệnh tật?
  6. Mở đầu Trước đây y học chỉ nhấn mạnh: bệnh học và bệnh tật  thầy thuốc của các chuyên khoa chỉ tập trung vào bệnh lý của cá thể  không nhận ra vai trò tác động của gia đình lên bệnh tật và ngược lại.
  7. Gia đình là gì?  Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau bằng hôn nhân, máu mủ hay thông qua sự nuôi nấng  Mô hình truyền thống thường gặp: cha đi làm nuôi dưỡng gia đình+ mẹ ở nhà nội trợ + những đứa con chưa trưởng thành + ông bà đã già
  8. Chức năng của gia đình  Tình yêu - Tình nghĩa  Sex và sinh sản  Sự hòa nhập xã hội của con cái  Nâng đỡ (đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng)  Kinh tế
  9. Câu hỏi  Mô hình hiện đại?  Mô hình gia đình hiện đại của Việt Nam?
  10. Mô hình mới của gia đình  Single parent family (do mang thai trong tuổi vị thành niên, ly dị hoặc do lựa chọn)  Những gia đình đa sắc tộc  Sống với nhau không cần kết hôn (có hoặc không có con)  Những gia đình đồng tính, Hà Lan đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (con nuôi, thụ tinh nhân tạo)
  11. Câu hỏi Vai trò của gia đình trong:  Hình thành bệnh tật  Hổ trợ điều trị  Phòng ngừa bệnh tật
  12. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe 1) Gia đình là nguồn gốc ban đầu của niềm tin sức khỏe và hành vi sức khỏe Vd: Tôn giáo & sức khỏe (phép chữa bệnh bằng đức tin), tự điều trị  Các bệnh di truyền
  13. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe 2) Học tập những hành vi liên quan đến sức khỏe Vd: Chế độ ăn uống và sức khỏe (béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp), hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động, uống rượu, những hành vi có lợi
  14. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe 3) Ảnh hưởng trên những bệnh nhân bệnh mạn tính Các thành viên trong gia đình, dù không phải là những chuyên gia về sức khỏe, nhưng là những người chăm sóc sức khỏe cho người thân tốt nhất
  15. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe 4) Gia đình là nguồn nâng đỡ cho bệnh nhân, giúp phục hồi sức khỏe Ít nâng đỡ về sức khỏe tâm thần, hồi phục sẽ chậm hơn
  16. Gia đình mất chức năng 5) “Những gia đình có vấn đề, rắc rối sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất, tâm lý và hạnh phúc của từng thành viên trong gia đình”
  17. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe Những gia đình mất chức năng và những bố mẹ không tốt:  Trẻ em bị đối xử tệ – bị bỏ bê, lạm dụng thân thể, lạm dụng lời nói, lạm dụng tình dục  Quá buông thả  Bạo lực  Nghiện rượu  Nghiện thuốc  Cờ bạc
  18. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe Người ta thấy rằng những trải nghiệm bất lợi trong thời thơ ấu như bạo lực gia đình hay bị cha mẹ bỏ bê là nguy cơ cao của:  Bệnh phổi  Hút thuốc  Viêm gan  Nghiện rượu  Bệnh tim  Lạm dụng thuốc  Tiểu đường  Béo phì  Tự tử  Trầm cảm (Felitti, 1998)
  19. Chú ý!! Những gia đình có cha mẹ ly dị không phải là những gia đình mất chức năng!
  20. Ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe 6) Những thay đổi của gia đình có ảnh hưởng lên sức khỏe “Những biến cố trong cuộc sống” như lập gia đình, ly dị, cái chết của người thân… đều tăng nguy cơ bệnh tật cho những thành viên trong gia đình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2