Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 2 - TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
lượt xem 6
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 2: Triết lý kinh doanh" để nắm chi tiết kiến thức về khái niệm triết lý kinh doanh; các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh; vai trò của triết lý kinh doanh; cách thức xây dựng triết lý kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 2 - TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
- BÀI 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014105222 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Sự thiếu vắng triết lý kinh doanh trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam • Khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. • Thực tế đã cho thấy, đây là một nhận xét đúng. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận trước mắt với tầm nhìn ngắn hạn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa kinh doanh, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hay sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. • Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu bền? v1.0014105222 2
- MỤC TIÊU Bài học trang bị cho sinh viên các kiến thức về triết lý kinh doanh. Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ: • Hiểu được khái niệm triết lý kinh doanh; • Hiểu được các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh; • Hiểu vai trò của triết lý kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp; • Hiểu được cách thức xây dựng triết lý kinh doanh. v1.0014105222 3
- NỘI DUNG Khái niệm triết lý kinh doanh Các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh Vai trò của triết lý kinh doanh Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh v1.0014105222 4
- 1. KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ KINH DOANH “Bảo đảm cho mọi người được giáo dục Triết lý là gì? Triết lý là những tư tưởng đầy đủ và bình đẳng, được tự do theo mang tính chất khái quát sâu sắc, được con đuổi chân lý khách quan, tự do trao đổi người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng, kiến thức”. tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối cuộc sống của họ. • Triết lý sống của cá nhân • Triết lý phát triển của một tổ chức • Triết lý phát triển của một quốc gia Triết lý phát triển của quốc gia • Không có gì quý hơn độc lập tự do. • Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. v1.0014105222 5
- 1. KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ KINH DOANH (tiếp theo) Triết lý kinh doanh là gì? • Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. • Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. • Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan. v1.0014105222 6
- TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN • Panasonic Corporation: Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải chăng. • Sony: Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta. v1.0014105222 7
- 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH TRIẾT LÝ KINH DOANH Sứ mệnh của Mục tiêu cơ bản Hệ thống các giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp của doanh nghiệp v1.0014105222 8
- 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH 2.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp 2.2. Hệ thống mục tiêu cơ bản của doanh ngiệp 2.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp 2.4. Hình thức văn bản triết lý kinh doanh v1.0014105222 9
- 2.1. SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP • Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó mô tả doanh nghiệp làm những gì, vì ai và làm như thế nào? • Sứ mệnh của doanh nghiệp thực chất trả lời cho các câu hỏi: Doanh nghiệp của chúng ta là gì? Doanh nghiệp muốn trở thành tổ chức như thế nào? Doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì? Công việc của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Các mục tiêu định hướng của doanh nghiệp là gì? v1.0014105222 10
- 2.1. SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP Konosuke Matsushita: “Hiến dâng mình cho sự phát triển hơn nữa của nền văn minh thế giới” v1.0014105222 11
- 2.2. HỆ THỐNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP • Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược; • Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp; • Xác định các mục tiêu cơ bản: Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường; Thành tích của doanh nghiệp; Lợi nhuận... (1) Có thể biến thành những biện pháp cụ thể; (2) Định hướng: làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết; (3) Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp; (4) Tạo thuận lợi cho việc quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức. v1.0014105222 12
- 2.3. HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP Các giá trị được doanh nghiệp lựa chọn để định hướng cho hoạt động • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. • Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức. v1.0014105222 13
- 2.3. HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP • Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị: Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp; Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. • Trong một nền văn hoá (của dân tộc/ quốc gia/doanh nghiệp…) thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là yếu tố rất ít biến đổi. • Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người, coi trọng chữ tín và các đức tính: trung thực, công bằng, liêm chính… v1.0014105222 14
- HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA ORACLE • Đức liêm chính; • Tôn trọng lẫn nhau; • Tính đồng đội; • Thông tin liên lạc (giữa các nhân viên); • Sáng kiến; • Làm hài lòng khách hàng; • Chất lượng; • Tính trung thực; • Luôn luôn tuân thủ (luật lệ, quy định); • Nguyên tắc kinh doanh tuân thủ các chuẩn mực của Tập đoàn. v1.0014105222 15
- 7 GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRUNG NGUYÊN v1.0014105222 16
- 2.4. HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN TRIẾT LÝ KINH DOANH • Triết lý doanh nghiệp được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau; • Hầu hết các văn bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị, sâu sắc, ngắn gọn, dễ nhớ để tạo ấn tượng. Công thức Q + S + C của Macdonald Q (quality) chất lượng đảm bảo S (service): phục vụ tận tâm, làm hài lòng khách hàng Ba chiến lược chính: C (clean): sạch sẽ • Nhân lực và con người • Công việc kinh doanh tiến hành hợp lý • Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước v1.0014105222 17
- 3. VAI TRÒ CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH TRONG QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 3.1. Triết lý kinh doanh cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp 3.2. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở quản lý chiến lược, làm nên thành công của doanh nghiệp 3.3. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp v1.0014105222 18
- 3.1. TRIẾT LÝ KINH DOANH LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, LÀ CƠ SỞ BẢO TỒN PHONG THÁI VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Vị trí của triết lý kinh doanh trong các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp Khó Mức độ thay đổi Dễ Cao Thấp Biểu tượng công ty - Logo Nội quy, quy tắc, đồng phục Kiến trúc nơi làm việc Giá Tính trị Lối ứng xử, giao tiếp hiện và Hoạt động văn nghệ, thể thao hữu Sự Các anh hùng, biểu tượng cá nhân ổn Truyền thuyết, giai thoại định Các nghi thức, lễ hội, tập quán, tín ngưỡng Thấp Hệ giá trị, triết lý doanh nghiệp Cao Khó Mức độ thay đổi Dễ v1.0014105222 19
- 3.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG CỤ ĐỊNH HƯỚNG VÀ CƠ SỞ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC, LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP • Dựa trên triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt; • Nhờ có triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể thích ứng với các nền văn hóa khác nhau. v1.0014105222 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - Đạo đức kinh doanh
25 p | 478 | 58
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 3 - GV. Phạm Đình Tịnh
48 p | 291 | 47
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
53 p | 69 | 21
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 1 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
20 p | 75 | 13
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh - Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
17 p | 46 | 12
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 3 - ThS. Phạm Hương Thảo
59 p | 143 | 12
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
53 p | 46 | 10
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 3: Đạo đức kinh doanh
46 p | 51 | 10
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
26 p | 111 | 10
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
25 p | 80 | 9
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 2: Triết lý kinh doanh
20 p | 67 | 8
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp
22 p | 75 | 8
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 5 - ThS.Trần Đức Dũng
49 p | 64 | 8
-
Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp: Phần 2
72 p | 10 | 5
-
Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp: Phần 2 - ThS. Mai Thị Anh Đào
72 p | 7 | 4
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - ThS. Phan Y Lan
15 p | 8 | 3
-
Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp: Chương 3 - Nguyễn Linh Phương
82 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn