Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
lượt xem 10
download
"Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 4: Văn hóa doanh nhân" gồm 6 nội dung khái niệm doanh nhân; khái niệm văn hóa doanh nhân; ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân tới văn hóa doanh nghiệp; các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân; các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân; hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
- BÀI 4 VĂN HÓA DOANH NHÂN PGS.TS. Dương Thị Liễu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014105222 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng Hiện nay ông đang là Chủ tịch HĐQT Vingroup, là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes vinh danh ở vị trí 974 thế giới với 1,6 tỷ USD. Để có được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để tích lũy được vốn kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Khi đứng trước mọi khó khăn thì ông không bao giờ bỏ cuộc. Chân dung ông được khắc họa là một lãnh đạo hòa đồng. Ngoài ra, "tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ" là nguyên tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình. Là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông ít khi xuất hiện trước công luận, và cũng chưa bao giờ tiết lộ con số thực về tài sản của mình... 1. Hãy phân tích và bình luận các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân Phạm Nhật Vượng. 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thành công trong kinh doanh của ông cho các doanh nhân Việt Nam là gì? v1.0014105222 2
- MỤC TIÊU • Trình bày được các khái niệm doanh nhân, văn hóa doanh nhân; • Làm sáng tỏ được ảnh hưởng của văn hoá doanh nhân tới sự phát triển của doanh nghiệp; • Phân tích và lấy ví dụ minh họa về các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân; • Trình bày được các đặc điểm của các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân; • Phân tích được các tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân. v1.0014105222 3
- NỘI DUNG Khái niệm doanh nhân Khái niệm văn hóa doanh nhân Ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân tới văn hóa doanh nghiệp Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân v1.0014105222 4
- 1. KHÁI NIỆM DOANH NHÂN 1.1. Doanh nhân 1.2. Doanh nhân là những người trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh kinh tế cho quốc gia v1.0014105222 5
- 1.1. DOANH NHÂN • Doanh nhân xuất hiện cùng với nền kinh tế hàng hóa; • Doanh nhân là người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; • Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm những người làm nghề kinh doanh, gồm nhiều nhóm, nhiều người thuộc giai tầng xã hội khác nhau. v1.0014105222 6
- 1.1. DOANH NHÂN Doanh nhân tiêu biểu Vưu Khải Thành Trần Lệ Nguyên Võ Quốc Thắng Hồ Huy Đặng Lê Nguyên Vũ Trương Gia Bình Mai Kiều Liên v1.0014105222 7
- 1.2. DOANH NHÂN LÀ NHỮNG NGƯỜI TRỰC TiẾP GÓP PHẦN TẠO SỰ PHỒN THỊNH CHO NỀN KINH TẾ • Lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm cho xã hội; • Kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất; • Sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới; • Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá xã hội; • Giáo dục đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần phát triển nguồn nhân lực; • Tham mưu cho Nhà nước về đường lối sách lược và chiến lược kinh tế. v1.0014105222 8
- 2. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NHÂN Văn hóa doanh nhân • Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; • Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh đạo doanh nghiệp; • Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của “thuyền trưởng” con thuyền doanh nhân; • Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức. v1.0014105222 9
- 3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NHÂN ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP • Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp; • Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp; • Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong doanh nghiệp; • Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh nghiệp. v1.0014105222 10
- 4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NHÂN 4.1. Nhân tố văn hóa 4.2. Nhân tố kinh tế 4.3. Nhân tố chính trị - pháp luật v1.0014105222 11
- 4.1. NHÂN TỐ VĂN HÓA • Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân; • Là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh; • Có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân; • Tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân (do kết hợp văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân). v1.0014105222 12
- 4.2. NHÂN TỐ KINH TẾ • Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh; • Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân; • Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động. v1.0014105222 13
- 4.3. NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ – PHÁP LUẬT • Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển. • Môi trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng. v1.0014105222 14
- 5. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NHÂN 5.1. Năng lực của doanh nhân 5.2. Tố chất của doanh nhân 5.3. Đạo đức của doanh nhân 5.4. Phong cách của doanh nhân v1.0014105222 15
- 5.1. NĂNG LỰC CỦA DOANH NHÂN Trình độ chuyên môn • Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ; • Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân; • Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra; • Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. v1.0014105222 16
- 5.1. NĂNG LỰC CỦA DOANH NHÂN Năng lực lãnh đạo Trình độ quản lý • Doanh nhân không chỉ đưa ra đường • Trình độ quản lý kinh doanh giúp doanh lối, mục tiêu mà còn biết cách chỉ dẫn nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, những người làm theo cách của mình; nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mình. • Doanh nhân là người đưa ra quyết định • Hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nên tập trung nguồn lực của công ty ở nhân bao gồm năm chức năng chính: đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào thì đem Chức năng lập kế hoạch; lại lợi nhuận tối đa; Chức năng ra quyết định; • Doanh nhân là người chèo lái con Chức năng tổ chức; thuyền doanh nghiệp của mình bằng Chức năng điều hành; cách tác động tới nhân viên và thay đổi Chức năng kiểm tra kiểm soát. suy nghĩ của họ. v1.0014105222 17
- 5.2. TỐ CHẤT CỦA DOANH NHÂN • Tầm nhìn chiến lược • Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo; • Tính độc lập, quyết đoán, tự tin; • Năng lực quan hệ xã hội; • Có nhu cầu cao về sự thành đạt; • Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh. v1.0014105222 18
- 5.3. ĐẠO ĐỨC CỦA DOANH NHÂN • Đạo đức của một con người • Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động; • Nỗ lực vì sự nghiệp chung; • Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội. v1.0014105222 19
- 5.4. PHONG CÁCH CỦA DOANH NHÂN Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân • Văn hóa cá nhân; • Tâm lý cá nhân; • Kinh nghiệm cá nhân; • Nguồn gốc đào tạo; • Môi trường xã hội; Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân • Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo; • Vượt qua mọi rào cản để tim ra chân lý một cách nhanh chóng; • Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc; • Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người; • Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết; • Không tự thoả mãn. v1.0014105222 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Văn hóa ứng xử nơi công sở
15 p | 598 | 136
-
Bài giảng Văn hóa tổ chức & đạo đức kinh doanh - GV. Lê Việt Hưng
11 p | 181 | 59
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
4 p | 277 | 52
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp - Chương 3: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
53 p | 75 | 21
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 2 - Th.S Lê Thị Út
18 p | 122 | 20
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 1 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
20 p | 82 | 13
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 3 - ThS. Phạm Hương Thảo
59 p | 163 | 12
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh - Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
17 p | 46 | 12
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Chương 4: Văn hóa trong hoạt động kinh doanh
12 p | 188 | 11
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
53 p | 58 | 10
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 6 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
78 p | 72 | 10
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
25 p | 84 | 9
-
Bài giảng môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - Đạo đức kinh doanh
34 p | 18 | 9
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 5 - ThS.Trần Đức Dũng
49 p | 66 | 8
-
Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh: Bài 2 - TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
31 p | 47 | 6
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - ThS. Phan Y Lan
15 p | 10 | 4
-
Bài giảng Văn hoá doanh nghiệp: Chương 3 - Nguyễn Linh Phương
82 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn