Bài giảng về Cho thuê tài chính
lượt xem 394
download
Cho thuê tài chính Liệu có phải là một giải pháp trong lúc khó khăn đối với các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây nhằm mục đích giới thiệu 1 cách khái quát về hoạt động cho thuê tài chính, một vài nét về thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam và người viết cũng tự đặt câu hỏi liệu cho thuê tài chính có phải là một giải pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình khan hiếm tín dụng như hiện nay không? ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng về Cho thuê tài chính
- Cho thuê tài chính Liệu có phải là một giải pháp trong lúc khó khăn đối với các doanh nghiệp. Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau hơn 1 thập niên có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 13 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. Bài viết dưới đây nhằm mục đích giới thiệu 1 cách khái quát về hoạt động cho thuê tài chính, một vài nét về thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam và người viết cũng tự đặt câu hỏi liệu cho thuê tài chính có phải là một giải pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình khan hiếm tín dụng như hiện nay không? Bài viết được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được các anh chị sữa chữa để người viết ngày càng viết được tốt hơn. I. Cơ bản về cho thuê tài chính 1. Khái niệm Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đãđược hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. (Trích nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính). Ở đây: Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại
- Việt Nam dưới các hình thức sau:Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cho thuê tài chính cổ phần. 2. Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động Định nghĩa cho thuê:Cho thuê là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể - Bên chủ sở hữu tài sản và bên sử dụng tài sản. Trong đó bên chủ sở hữu tài sản – bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và bên sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản. Cho thuê có hai loại chính là cho thuê hoạt động (operating leases) và cho thuê tài chính (financial leases). • Cho thuê hoạt động: là loại cho thuê ngắn hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản không thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. • Cho thuê tài chính là loại cho thuê dài hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản có thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản. Phân biệt cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính. Cho thuê hoạt động Cho thuê tài chính * Thời hạn cho thuê ngắn so với thời * Thời hạn cho thuê tương đối dài so gian hữu dụng của tài sản. với thời gian hữu dụng của tài sản * Bên cho thuê gánh chịu phần lớn * Bên thuê gánh chịu phần lớn rủi ro rủi ro liên quan đến tài sản. liên quan đến tài sản. * Không có cam kết bán lại tài sản. * Thông thường, bên cho thuê có cam kết bán lại tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn hợp đồng. * Hiện giá của các khoản chi trả tiền * Hiện giá của các khoản tiền chi trả thuê thông thường nhỏ hơn nhiều so tiền thuê gần bằng với giá trị của tài với giá trị của tài sản thuê. sản thuê. Những điểm khác biệt trên đây thực chất là khác biệt mang tính phổ biến của hai loại cho thuê nói trên. Tuy nhiên, trong đời sống thực tế người ta có thể
- vận dụng hết sức linh hoạt, vì vậy nhiều lúc ranh giới giữa hai loại cho thuê này cũng không rõ ràng. Do đó, hiện nay phần lớn các nước đã đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC- International Accounting Standard Council ) đã qui định để xác minh một hợp đồng giao dịch được gọi là hợp đồng cho thuê hoạt động hay hợp đồng cho thuê tài chính. Theo qui định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất cứ một giao dịch cho thuê nào thỏa mãn ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau đây đều được gọi là cho thuê tài chính: • Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt thời hạn hợp đồng. • Hợp đồng có qui định quyền chọn mua. • Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản. • Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản thuê. 3. Bản chất của cho thuê tài chính 3.1. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển tiếp tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán. Trong một giao dịch cho thuê tài chính, bên cho thuê chuyển giao tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị) cho bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Trong quá trình sử dụng tài sản, bên thuê phải thanh toán tiền thuê định kỳ cho đến khi hết hạn hợp đồng, khoản tiền thuê này cũng bao gồm hai phần: phần vốn gốc và lãi. Đặc biệt, đối với các hợp đồng cho thuê thanh toán một phần sau khi chấm dứt hợp đồng thuê, tiền lãi được thanh toán đầy đủ trong thời gian sử dụng vốn, nhưng vốn gốc chưa hoàn trả đầy đủ. Trường hợp này có ba cách giải quyết và được thực hiện trong hợp đồng.
- Người thuê đồng ý mua tài sản: phần vốn gốc đã được hoàn trả dưới dạng tiền thanh toán mua tài sản. Người mua muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc được hoàn trả dưới dạng thanh toán tiền thuê trong thời gian hợp đồng cho thuê được gia hạn. Người đi thuê không muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc lại được hoàn trả dưới dạng hiện vật, tức là tài sản thuê mua. Như vậy trong giao dịch cho thuê tài chính, nguyên tắc hoàn trả của tín dụng luôn luôn được bảo đảm; tiền thuê và giá trị tài sản còn lại thường lớn hơn giá trị tài sản ban đầu. đây chính là sự trao đổi tài sản không ngang giá – bản chất của một quan hệ tín dụng: việc quay trở về điểm xuất phát của tín dụng không phải như lúc đã nhượng đi mà là một giá trị lớn hơn – đó gọi là tiền lãi mà người đi vay được hưởng ngoài giá trị ban đầu của tín dụng. 3.2. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn Trong giao dịch cho thuê tài chính, nhà cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản và vì thế họ phải là người quản lý tài sản cho thuê. Để hợp thức hóa hành vi này, các nhà cho thuê phải tiến hành các thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký tài sản giao dịch đảm bảo… điều này sẽ phát sinh nhiều loại chi phí. Nếu tài trợ bằng những tài sản có giá trị thấp và thời gian ngắn sẽ khó thực hiện được vì chi phí quản lý sẽ rất cao và người đi thuê sẽ khó có thể chấp nhận. Ngược lại, nếu tài trợ trung và dài hạn với những tài sản có giá trị cao, tuổi thọ cao thì tỉ trọng chi phí quản lý tính trên giá trị tài sản sẽ thấp hơn. Như vậy, tài trợ trung và dài hạn dưới hình thức cho thuê tài chính là một yêu cầu khách quan xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế. 4. Lợi ích của cho thuê tài chính 4.1 Đối với nền kinh tế Trong bất cứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà tìm được phương thức để người có vốn và người cần vốn gặp nhau hiệu quả, tối ưu thì xã hội đó, nền kinh tế đó sẽ phát triển. Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính cũng là một bộ phận của thị trường vốn, thị trường này diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung dài hạn theo những phương
- thức giao dịch nhất định. Như vậy, cho thuê tài chính hay thị trường cho thuê tài chính đã một góp một phần để giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế. Cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị và đổi mới máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa vào nhỏ thuộc khu vực dân doanh. Phát triển tốt thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Đặc biệt thông qua hình thức cho thuê tài chính có thể thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư qua các hình thức huy động vốn trung dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế. 4.2 Đối với bên cho thuê Đối với bên cho thuê, việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ cho thuê tài chính không phải là loại hình thay thế các phương thức tài trợ cổ điển như cho vay trung và dài hạn bằng tiền, mà nó là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các định chế tài chính mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: Bên cho thuê với tư cách là sở hữu chủ về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản cho thuê tài chính không bị phát mãi, bên cho thuê thu hồi lại được. Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. 4.3 Đối với bên đi thuê Hoạt động cho thuê tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về
- ngân quỹ, các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp có được cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng. Thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Giúp cho bên đi thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh, như ngành công nghiệp máy tính chẳng hạn. Hoạt động cho thuê tài chính sẽ tạo khả nâng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai của doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn về tài chính trước mắt. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để kinh doanh. II. Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam 1.Thực trạng thị trường cho thuê tài chính 1.1 Chủ thể tham gia Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2008 thì chỉ có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động chính thức trên thị trường thuê mua ở Việt Nam Vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính trung bình chỉ khoảng 150 tỷ. Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng. 1.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương
- thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản. 1.3. Phương thức cho thuê tài chính Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức: - Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. - Phương thức giao dịch CTTC 2 bên. - Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê). 1.4. Giá cả cho thuê tài chính Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. 2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: Thứ nhất, chủ thể tham gia thị trường CTTC chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thị trường vốn; chưa có thói quen sử dụng dịch vụ CTTC.
- Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên (được thực hiện cuối năm 2007 ) đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... Thứ hai, phương thức cho thuê và tài sản cho thuê chưa đa dạng, phong phú; tăng trưởng CTTC chưa tương xứng với tiềm năng. Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Nguyên nhân: 1. Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, biểu hiện ở quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định về đối tượng khách hàng thuê tài chính, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng. 2. Hoạt động kinh doanh còn khá nhiều rủi ro, môi trường kinh tế đang có những tác động không thuận chiều với sự phát triển của hoạt động CTTC. 3. Định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa linh hoạt. 4. Năng lực cạnh tranh, quản lý kinh doanh của bên đi thuê chưa thích ứng với môi trường kinh tế nhiều biến động làm cho việc sử dụng tài sản thuê không có hiệu quả, vi phạm hợp đồng thuê tài chính. Mặt khác, quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều bất cập, sơ hở dẫn đến lừa đảo gây thiệt hại về tài chính cho công ty CTTC. 5. Chưa hình thành thị trường mua bán máy móc, thiết bị đã qua sử dụng tại Việt Nam.
- 3. Giải pháp và kiến nghị 3.1 Đối với bên đi thuê - Dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụngvốn trong các doanh nghiệp; - Thanh toán tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. 3.2 Đối với các công ty CTTC Tăng cường nguồn vốn của các công ty CTTC bằng cách phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; Khai thác nguồn hàng trả chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng chiến lược khách hàng và hàng hoá cho thuê. Phát triển dịch vụ tư vấn máy móc thiết bị. Liên kết với các công ty sản xuất trang thiết bị để đưa ra kế hoạch quảng bá về hoạt động CTTC cũng như sản phẩm của công ty sản xuất đến khách hàng. Kết luận Theo cảm nhận của người viết, trong bối cảnh các ngân hàng siết chặt tín dụng như hiện nay thì các doanh nghiệp nên xem xét đến việc sử dụng hoạt động cho thuê tài chính như là 1 trong những cách để tồn tại và phát triển vì một số lý do sau: Dù muốn hay không muốn thì doanh nghiệp cũng phải vượt qua khó khăn trước mắt, việc sử dụng CTTC mặc dù có chi phí cao hơn nhưng DN sẽ giải quyết được vấn đề vốn lưu động trước mắt. Và về lâu về dài thì tài sản đi thuê sẽ là tài sản của DN. Tài liệu tham khảo: 1. Sách: Tín dụng Ngân hàng - TS. Hồ Diệu - NXB Thống kê Năm 2000. 2. Bài viết " Tìm vốn qua cho thuê tài chính" trên Thời báo kinh tế Sài gòn - Số trong tháng 10/2007. 3. Nghị định số 95/2008/NĐ-CP và nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. saga.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán thuế
151 p | 774 | 353
-
Bài giảng nghiệp vụ ngân hàng - Những vấn đề chung về cho thuê tài chính
29 p | 776 | 334
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 240 | 66
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính
16 p | 227 | 30
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 – Nguyễn Văn Vũ An
23 p | 119 | 18
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng (Năm 2022)
32 p | 45 | 14
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Nguyễn Thị Lan
14 p | 106 | 14
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - CĐ Phương Đông
60 p | 155 | 13
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 6 - Cao Ngọc Thủy
29 p | 126 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 5 - TS. Nguyễn Thanh Phong
31 p | 72 | 10
-
Bài giảng Chương 4: Thuê tài sản
50 p | 96 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7.2
33 p | 111 | 9
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2: Chương 1 - ĐH Thương Mại
28 p | 45 | 9
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 6 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
30 p | 114 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 8 - TS. Nguyễn Quốc Khánh
22 p | 19 | 7
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng
32 p | 27 | 5
-
Bài giảng Tín dụng ngân hàng: Bài 6 - ThS. Đặng Hương Giang
36 p | 44 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn