intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi xử lý - Chương 5: Giao tiếp

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:166

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Vi xử lý - Chương 5: Giao tiếp. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung gồm: giao tiếp bộ nhớ ngoài; giao tiếp phím đơn và bàn phím; giao tiếp bộ hiển thị; mở rộng port I/O; giao tiếp A/D - D/A;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi xử lý - Chương 5: Giao tiếp

  1. Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.HCM Khoa Điện – Điện Tử Viễn Thông Học phần: Vi Xử Lý Chương 5: Giao tiếp Giảng viên: TS. NGUYỄN HỮU CHÂN THÀNH
  2. Chương 5 bao gồm 5 nội dung: 1. Giao tiếp bộ nhớ ngoài. 2. Giao tiếp phím đơn và bàn phím. 3. Giao tiếp bộ hiển thị. 4. Mở rộng port I/O. 5. Giao tiếp A/D - D/A.
  3. . Giao tiếp bộ nhớ ngoài
  4. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Họ VĐK 8051 có một lượng ROM nội on-chip. Đối với những thiết kế hệ thống tương đối nhỏ, lượng ROM on-chip của nó là đủ để chứa chương trình thực thi. Tuy nhiên, đối với những thiết kế hệ thống lớn, mã chương trình thực thi có thể vượt quá dung lượng ROM on-chip hoặc dữ liệu cần lưu trữ tương đối nhiều, do đó cần phải mở rộng bộ nhớ cho hệ thống bằng cách sử dụng thêm ROM ngoài hoặc RAM ngoài. 4
  5. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Như đã biết ở chương 2, khi giao tiếp bộ nhớ ngoài, port 0 là dồn kênh của bus dữ liệu và byte thấp của bus địa chỉ, còn port 2 là byte cao của bus địa chỉ. Như vậy, cần có một IC chốt bên ngoài được nối với port 0 để giữ byte địa chỉ thấp khi giao tiếp với bộ nhớ ngoài. Byte địa chỉ thấp được chốt vào IC ngoài bằng xung ALE từ vi điều khiển 8051. Sau đó, port 0 trở thành bus dữ liệu hai chiều trong suốt giai đoạn đọc hay ghi của chu kì máy. 5
  6. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài * Quy tắc chung về thiết kế mạch giao tiếp bộ nhớ với MCS-51 1. Lập bảng bộ nhớ - Lập bảng bộ nhớ cho hệ thống và các ứng dụng phụ thuộc. - Đối với MCS-51, nên tách riêng 64K bộ nhớ chương trình và 64K bộ nhớ dữ liệu. - Để sử dụng những địa chỉ trên 64K thì sử dụng thêm các bit từ những cổng I/O không sử dụng để làm các đường địa chỉ cao. 2. Chọn linh kiện bộ nhớ thích hợp. 3. Sử dụng mạch giải mã địa chỉ (nếu cần) để tạo các tín hiệu chọn chip cho bộ nhớ. 4. Sử dụng đường /PSEN cho bộ nhớ chương trình hoặc các đường /RD, /WR cho bộ nhớ dữ liệu để truy xuất đến các chân đọc/ghi bộ nhớ. 5. Chân /EA = VCC nếu sử dụng ROM nội hoặc /EA = 1 nếu sử dụng ROM ngoài. 6
  7. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài 7
  8. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Ví dụ 1: Thiết kế kit 8031 với 1 ROM 2764 (chứa chương trình), 1 RAM 6264 (chứa dữ liệu). 8
  9. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài ROM 2764 và RAM 6264 đều có dung lượng 8KB. Ta có: 8KB = 213 byte mỗi chip có 13 đường địa chỉ vào A0 ÷ A12. Sơ đồ mạch kết nối như hình trang sau. Có thể thiết kế mạch giao tiếp với 1 EPROM và 1 RAM tổng quát bằng cách dùng các cầu nối (jumper) và điện trở kéo lên phù hợp như trên hình 5.2. Trong sơ đồ này, người sử dụng có thể chọn dung lượng bộ nhớ cần thiết bằng cách thiết lập các jumper để nối các chân địa chỉ thích hợp từ bus địa chỉù vào chip nhớ. Bảng thiết lập jumper tương ứng cho các dung lượng EPROM và RAM khác nhau cũng được cho trên hình. 9
  10. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài 10
  11. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài * Giải mã địa chỉ -Trong trường hợp cần phải giao tiếp nhiều ROM và/hoặc nhiều RAM, do các chip cùng nối vào bus dữ liệu của vi điều khiển nên cần có mạch giải mã để đảm bảo tại mỗi thời điểm chỉ có một chip được chọn nối với bus dữ liệu, các chip khác xem như hở mạch (trở kháng cao). - Một ví dụ về giải mã địa chỉ được cho ở hình slide kế. 11
  12. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài 12
  13. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Ví dụ 2: Thiết kế kit 8031 với 2 ROM 2764. 13
  14. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Cách 1: dùng bộ giải mã 3 8 -ROM 2764 có dung lượng 8KB, tương ứng với 13 đường địa chỉ. - Chọn phân vùng 8KB = 213 byte đưa 13 đường địa chỉ thấp A0 ÷ A12 đến các đường địa chỉ tương ứng của 2 ROM 2764. 3 đường địa chỉ còn lại là A13, A14, A15 được đưa đến bộ giải mã 3 8. 14
  15. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài -Giả sử dùng bộ giải mã 3 8 là IC 74138. 8 ngõ ra của IC cho phép chọn 8 vùng nhớ tương ứng, mỗi vùng 8KB. Chọn 2 ngõ ra của 74138 nối đến ngõ vào chọn chip () của 2 ROM. Ở đây, có thể chọn (0000H ÷ 1FFFH) và (2000H ÷ 3FFFH). Lưu ý: Nếu là ROM chứa chương trình thì địa chỉ bắt đầu phải là 0000H vì trong 8031/8051, thanh ghi PC sẽ chứa giá trị 0000H ngay sau khi khởi động. -Sơ đồ mạch kết nối (giả sử các ROM dùng chứa chương trình) như ở hình dưới. - Nếu dùng ROM chứa dữ liệu thì chân /OE của ROM được nối với tín hiệu /RD. 15
  16. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài 16
  17. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Cách 2: Nếu dùng ROM chứa dữ liệu thì có thể thiết kế như sau: Do chỉ có 2 chip nhớ ngoài nên có thể chỉ thực hiện mạch giải mã 1 2. Mạch này có thể đơn giản như sau: A15 = 0: chọn ROM1 (/CSROM1: 0000H ÷ 7FFFH) A15 = 1: chọn ROM2 (/CSROM2: 8000H ÷ FFFFH) 17
  18. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Vùng địa chỉ ứng với mỗi chân chọn chip sẽ là 32KB mỗi ROM sẽ có 4 vùng địa chỉ 8KB: Lưu ý: Khi viết chương trình nên chọn sử dụng duy nhất 1 trong 4 vùng địa chỉ trên cho mỗi ROM để tiện cho việc kiểm soát chương trình. 18
  19. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Ví dụ 3: Thiết kế kit 8051 với 2 RAM 6264 (chứa dữ liệu). 19
  20. I. Giao tiếp bộ nhớ ngoài Cách 1: Giải mã địa chỉ dùng bộ giải mã 3 8 -Thực hiện mạch giải mã địa chỉ tương tự ví dụ 2. - Sơ đồ mạch kết nối như hình dưới. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2