![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 - GV. Dương Quang Hòa
lượt xem 11
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 Đại lượng ngẫu nhiên và các phân phối xác suất nhằm trình bày về đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và phân loại đại lượng, các loại đại lượng ngẫu nhiên, định nghĩa và phân loại đại lượng ngẫu nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 - GV. Dương Quang Hòa
- CHƯƠNG III. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN VÀ CÁC PHÂN PHỐI XÁC SUẤT III.1. ĐỊNH NGHĨA và PHÂN LOẠI ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN. III.2. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN RỜI RẠC.
- III.1. ĐỊNH NGHĨA và PHÂN LOẠI ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN. 1. Khái niệm Đại lượng cho tương ứng mỗi kết quả của phép thử với một số được gọi là đại lượng ngẫu nhiên (hay biến ngẫu nhiên) trên các kết quả của phép thử đó. Nói một cách khác, đại lượng ngẫu nhiên là đại lượng có giá trị thay đổi tuỳ theo phép thử. Ví dụ 1. a) Số môn thi đậu của một sinh viên trong một học kì (khi phải thi 5 môn). b) Nhiệt độ của phòng học trong một ngày đêm. c) Số người đến giao dịch tại một ngân hàng trong một tháng. d) Chiều cao của thanh niên Việt nam thường trong khoảng 155 cm đến 180 cm.
- 2. Các loại đại lượng ngẫu nhiên Đại lượng ngẫu nhiên được chia thành hai loại: rời rạc và liên tục. Đại lượng ngẫu nhiên X có dạng X = {x1, x2,...,xn} hoặc X = {x1, x2,...,xn,...} được gọi là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Đại lượng ngẫu nhiên có giá trị lấp đầy một khoảng (a, b) hay đoạn [a, b] nào đó được gọi là đại lượng ngẫu nhiên liên tục (a, b có thể hữu hạn hoặc vô hạn). Ví dụ 2. Các đại lượng ngẫu nhiên cho ở ví dụ 1 là đại lượng gì?
- Ví dụ 3. a) Số môn thi đậu của một sinh viên trong một học kì (khi phải thi 5 môn). b) Nhiệt độ của phòng học trong một ngày đêm. c) Số người đến giao dịch tại một ngân hàng trong một tháng. d) Chiều cao của thanh niên Việt nam thường trong khoảng 155 cm đến 180 cm.
- 3. Phân phối xác suất Để nghiên cứu đại lượng ngẫu nhiên X ta cần biết các giá trị có thể có của X và xác suất để nó nhận mỗi giá trị đó. Mối liên hệ giữa các giá trị có thể có của X và xác suất tương ứng được gọi là phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên X. Đối với đại lượng ngẫu nhiên rời rạc ta có bảng phân phối xác suất. Trường hợp đại lượng ngẫu nhiên liên tục ta có hàm mật độ phân phối xác suất.
- a) Bảng phân phối xác suất Cho X = {x1, x2,...,xn} là một đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Đặt pi = P(xi), i = 1,2,...,n. Khi đó bảng sau đây được gọi là bảng phân phối xác suất của X. X x1 x2... xn P p1 p2... pn Tính chất: n 0 pi 1, pi 1 i 1
- Ví dụ 3. Gọi X là số môn thi đậu của một sinh viên trong học kì phải thi 5 môn. Khi đó X nhận các giá trị: 0, 1, 2, 3, 4, 5. Giả sử X có bảng phân phối xác suất sau đây. X 0 1 2 3 4 5 P 0,05 0,15 0,3 0,35 0,15 0 Từ bảng ta có xác suất thi đậu 4 môn của sinh viên đó là 0,15; xác suất đậu cả 5 môn là 0. Trong các xác suất ta thấy P(x=3) lớn nhất nên khả năng anh ta đậu 3 môn là nhiều nhất.
- Ví dụ 4. Một xạ thủ được phép bắn 3 viên đạn. Gọi X là số viên đạn anh ta bắn trúng bia. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X, biết xác suất bắn trúng mục tiêu của mỗi viên đạn đều là 0,8. Giải. Ta thấy X nhận 4 giá trị là: 0, 1, 2, 3. X 0 1 2 3 P 0,008 0,096 0,384 0,512
- b) Hàm mật độ phân phối xác suất Cho X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục nhận giá trị trong khoảng (a, b) (a, b là số hữu hạn hoặc vô hạn). Hàm mật độ phân phối xác suất của X là hàm số f(x) xác định trên (a, b) sao cho với mọi α, β thuộc (a,b) ta có P ( x ) f ( x )dx Hàm mật độ phân phối xác suất có các tính chất sau đây: b 1 f ( x ) 0 , x ( a, b); 2 f ( x)dx 1 a
- Ví dụ 5. Cho đại lượng ngẫu nhiên có hàm mật độ phân phối xác suất a cos x khi 2 x 2 f ( x) 0 khi x , 2 2 a) Tìm hằng số a. b) Tính P(0 x 4 ) Giải. a) Tập xác định của hàm số đã cho là (-∞,+∞). Do đó: 2 2 f ( x)dx 1 f ( x)dx f ( x)dx f (x)dx 1 2 2 2 2 2 1 0dx a cos xdx 0dx 1 a sin x 1 2a 1 a 2 2 2 2
- 4 1 1 2 b) P (0 x ) 4 2 cos xdx sin x 4 2 4 0 0 4. Hàm phân phối xác suất Cho X là đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc hoặc liên tục). Khi đó hàm số có dạng F ( x) P( X x ) , x ¡ được gọi là hàm phân phối xác suất của X. Hàm phân phối xác suất có các tính chất sau đây: (1) F(x) là hàm không giảm; (2) 0 F(x) 1, xR; 3 xlim F ( x) 0; xlim F (x) 1; (4) P(a X < b) = F(b) – F(a); (5) Nếu X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục thì F’(x)=f(x),xR Ngược lại, nếu F(x) là hàm số xác định trên R và có các tính chất (1) – (3) thì F(x) là hàm phân phối xác suất của một đại lượng ngẫu nhiên nào đó.
- a) Trường hợp X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất X x1 x2... xn P p1 p2... pn với x1 < x2 < …
- Ví dụ 6. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất như sau X 1 2 4 P 0,25 0,45 0,3 Giải. Hàm phân phối xác suất của X có dạng 0 khi x 1 0, 25 khi 1 x 2 F ( x) 0, 7 khi 2 x 4 1 khi x4
- Ví dụ 7. Một sinh viên thi ba môn Toán, Lý, Hóa với xác suất đậu lần lượt là 0,6 ; 0,7 ; 0,8. Hãy tìm hàm phân phối xác suất của số môn anh ta đậu trong ba môn đó. b) Trường hợp X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ phân phối xác suất là f(x) thì x F (x) f ( t ) dt 2 x khi x [0,1] Ví dụ 8. Cho hàm số f ( x) 0 khi x [0,1] a) Chứng tỏ f(x) là hàm mật độ xác suất của một đại lượng ngẫu nhiên X. b) Tìm hàm phân phối xác suất F(x) của X. 1 c) Tính xác suất P(0 x ) . 2
- Giải. a) Ta có f ( x) 0, x ¡ và 0 1 f ( x)dx f ( x )dx f ( x )dx f ( x)dx 0 1 0 1 2 1 0dx 2xdx 0dx x 0 1 0 1 Vậy f(x) là hàm mật độ xác suất của 1 đại lượng ngẫu nhiên X. b) Ta có x 0 khi x 0 2 F ( x) f ( t )dt x 1 khi 0 x 1 khi x 1 2 1 1 1 2 1 c) P(0 x ) F F 0 0 2 2 2 4
- Ví dụ 5. Cho đại lượng ngẫu nhiên có hàm mật độ phân phối xác suất a cos x khi 2 x 2 f ( x) 0 khi x , 2 2 a) Tìm hàm phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên X. b) Tính xác suất P x . 6 3
- III.2. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN RỜI RẠC 1. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc a) Kì vọng Cho X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất là: X x1 x2... xn P p1 p2... pn n Khi đó số E( X ) xi pi được gọi là kì vọng của X. i1 Kì vọng của đại lượng ngẫu nhiên là trung bình theo xác suất các giá trị có thể nhận của đại lượng đó.
- b) Phương sai Số D(X) = E(X2) – E2(X) được gọi là phương sai của đại lượng ngẫu nhiên X, trong đó: E(X): là kì vọng của X, n 2 2 E( X ) xi pi là kì vọng của X2. i 1 n Phương sai còn được tính bởi: D( X ) xi E( X )2 pi i 1 Phương sai là trung bình của bình phương sai số giữa X và trung bình theo xác suất của X. c) Độ lệch chuẩn: Số X D(X) được gọi là độ lệch chuẩn của đại lượng ngẫu nhiên X.
- Ví dụ 1. Tính kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của đại lượng ngẫu nhiên X, biết bảng phân phối xác suất của nó là X 1 2 4 P 0,25 0,45 0,3 Giải. Ta có E ( X ) 1.0, 25 2.0, 45 4.0, 3 2, 35 ; 2 2 2 2 E ( X ) 1 .0, 25 2 .0, 45 4 .0, 3 6, 85; D( X ) E ( X 2 ) E 2 ( X ) 6, 85 2, 352 1,3275 ; ( X ) D( X ) 1, 3275 1,1522.
- Hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx-500MS 1. Chọn phép tính thống kê: ấn MODE 2. 2. Xóa các bài thống kê cũ: ấn SHIFT CLR 1 = 3. Nhập dữ liệu: ấn liên tiếp 1 SHIFT ; 0,25 DT 2 SHIFT ; 0,45 DT 4 SHIFT ; 0,3 DT 4. Gọi kết quả: Tìm số Trung bình: SHIFT S-VAR 1 = Độ lệch chuẩn: SHIFT S-VAR 2 = Phương sai: Ta lấy độ lệch chuẩn bình phương.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 3: Phân phối xác suất thông dụng
67 p |
338 |
66
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ LƯỢNG BẬC CAO HỌC
85 p |
272 |
62
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 6: Mẫu thống kê và Ước lượng tham số
76 p |
313 |
48
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 7: Kiểm định giả thuyết thống kê
47 p |
226 |
35
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 2: Biến ngẫu nhiên
94 p |
270 |
29
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 1: Xác suất của biến cố
79 p |
540 |
29
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 5: Định lý giới hạn trong xác suất
28 p |
222 |
24
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 8: Bài toán tương quan và Hồi quy
20 p |
238 |
23
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 1 - GV. Dương Quang Hòa
19 p |
193 |
23
-
Bài giảng Xác suất & thống kê đại học - Chương 4: Vector ngẫu nhiên
46 p |
119 |
17
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 5 - Nguyễn Ngọc Lam
13 p |
143 |
14
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 2 - GV. Dương Quang Hòa
19 p |
138 |
8
-
Bài giảng môn học Kinh tế lượng - Chương 1: Giới thiệu
39 p |
114 |
7
-
Bài giảng Xác suất và thống kê - GV. Võ Thanh Hải
131 p |
39 |
7
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 5: Phân tích phương sai
9 p |
15 |
4
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - Chương 6+7: Mô hình hồi quy hai biến + Lựa chọn mô hình hồi quy hai biến
35 p |
15 |
4
-
Bài giảng Nghiên cứu thống kê: Chương 2
16 p |
53 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)