Bài học nhân sinh rút ra từ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
lượt xem 9
download
Bài học nhân sinh rút ra từ hai tác phẩm "Bài ca ngất ngưỡng" và "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" của hai bậc tài nhân là những “đóa sen nở rộ” trong lịch sử văn học bởi tính sáng tạo, mới mẻ rất con người, rất đời thường và cũng rất đẹp đẽ, thanh cao. Ý thức về nhân cách con người đã giúp hai nhà nho vượt lên trên tất cả thói thường – những suy nghĩ nề nếp, bảo thủ để vươn lên tầm cao mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học nhân sinh rút ra từ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
VĂN MẪU LỚP 11 BÀI HỌC NHÂN SINH RÚT RA TỪ BÀI THỜ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT CỦA CAO BÁ QUÁT Văn học trung đại Việt Nam để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc với những tinh hoa của thời đại như danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du...Và có lẽ chúng ta sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến cụ Trứ tài danh và Thánh Quát nổi tiếng một thuở đăng đàn. Ông Hi Văn và bậc Cúc Đường là những nhà thơ tài năng và bản lĩnh. Tác phẩm mà những nhà nho để lại cho đời khá lớn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Bài ca ngất ngưởng và Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca). Hai tác phẩm là sự nổi dậy của cái tôi hiếm thấy trong văn học trung đại Việt Nam. Cái tôi đó chính là bản ngã của mỗi con người. Trong văn học cái tôi tạo nên cá tính riêng, nét độc đáo và mới lạ trong mỗi một tác phẩm. Văn học trung đại chịu sự chi phối của những quan niệm “ văn dĩ tải đạo”, “ thi dĩ ngôn chí”, những đề tài cao cả trang trọng, nên bóng dáng cái tôi nằm khuất trong hai chữ “phi ngã”. Bởi lẽ, xã hội phong kiến với quan niệm “ khắc kỉ phục lễ” – cộng đồng, tập thể được đề cao, con người phải che dấu những cảm xúc riêng tư, nhường lại cho cộng đồng phát triển. Thế nhưng, Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ ) và Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Cao Bá Quát) lại đi ngược “ phong thái” chung của xã hội – dám đề cao cái tôi riêng tư. Hướng đi đó đã tạo nên một bước đột phá mới cho thời kì văn học trung đại. Đi ngược tinh thần chung, không có nghĩa hai nhà nho đã khiến mình trở nên biệt lập, lạc lỏng, bởi. Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau gần 30 năm làm quan ( 1819 – 1848) dưới triều Nguyễn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ra đời khi Cao Bá Quát đang trên đường vào Huế dự thi. Hai bài thơ tuy ra đời trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng hai hồn thơ riêng biệt lại gặp nhau cùng một suy nghĩ, đó chính là vai trò, trách nhiệm của kẻ làm trai đối với đất nước. Trong Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ khẳng định “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” ( mọi việc trong trời đất đều là của ta). Đó như một lời tuyên ngôn trang trọng, hào hùng của đấng trai tài về trách nhiệm, bổn phận của mình trong việc “phò vua giúp đời”. Cao Bá Quát lại khẳng định trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát “ Mặt trời đã lặn chưa dừng được”. Đó cũng là tuyên ngôn của kẻ hiền sĩ trên con đường khoa cử dù gian khó nhưng nhất quyết không chịu bỏ cuộc, luôn cố gắng bước tiếp để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Như vậy, xét về phương diện này chúng ta thấy “cái tôi” Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã thực sự hòa vào dòng chảy của thời đại, sống “ trung quân ái quốc”, sống với phẩm chất anh hùng đại trượng phu “ Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” ( Nguyễn Công Trứ) “ Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai” ( Một đời chỉ cúi lạy trước hoa mai) ( Cao Bá Quát) Và trong dòng sông chung đó, hai trí sĩ đã chọn cho mình một bến đỗ, rất riêng, rất độc đáo, và mới lạ trước cuộc đời và thế sự. Trong Bài ca ngất ngưởng cái tôi Nguyễn Công Trứ đang tự thuật, tự hào về thực tài, thực danh, thực cách của mình. Mấy ai làm thơ, viết văn ca ngợi về mình, đặc biệt đối với những nhà nho quá thấm nhuần lễ giáo phong kiến. Thế nhưng cái “ngất ngưởng” lại in bóng suốt cuộc đời của một chàng trai, một ông quan to, một vị tướng tài, một cụ già “giải tổ”. Vậy, vì sao Nguyễn Công Trứ có thể sống “ ngất ngưởng” – sống khác đời, khác người như thế? Bởi lẽ, khi thi cử ông đã đỗ “ thủ khoa”, khi làm quan ông đã từng “ Tham tán”, “ Tổng đốc Đông”, rồi “ thao lược” lúc “ Bình Tây đại tướng”. Và thật hài hước, dí dỏm với một ông già “ Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” “ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” bởi “ Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phới phới ngọn đông phong”. Thật đáng khâm phục một cái tôi tài năng, khẳng khái và bản lĩnh. Làm quan là “ vào lồng” nhưng vẫn dọc ngang vẫy vùng và tận hiến công sức cho đời. Miệng lưỡi thế gian cay nghiệt là thế, được mất khen chê vốn lẽ ở đời vẫn vậy, nhưng biết vượt qua nó, sống thực với cái tâm của mình mới là điều đáng quý. Như vậy, cái tôi Nguyễn Công Trứ là một cái tôi đi trước thời đại. Cốt cách, bản lĩnh của kẻ sĩ đã tạo nên một con người giàu năng lực, bỏ qua lễ giáo phong kiến dám sống cho mình, theo đuổi “cái tôi” – cái tâm tự nhiên Với Cao Bá Quát, trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” chúng ta lại thấy một “ cái tôi” loay hoay mãi với con đường công danh. Xã hội phong kiến vốn coi trọng khoa cử, công danh. Nhưng Cao Bá Quát lại có cái nhìn khá mới mẻ về con đường công danh, hoạn lộ: “ Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời Đầu gió hơi thơm men quán rượu Người say vô số tỉnh bao người” Hóa ra con đường công danh vinh quang, bổng lộc cũng lắm mà bon chen, đố kị cũng nhiều. Dù con đường đó lắm cơ mưu sát phạt nhưng nó lại như một thứ rượu ngon làm cho con người mê muội, càng lúc càng sa lầy. Cao Bá Quát cũng thuộc vào “người say vô số”. Tuy nhiên ông lại ý thức được điều đó – ý thức rõ vòng xoáy danh lợi, thì chưa hẳn đã là say. Say hóa ra lại là tỉnh, Cao Bá Quát đã vượt lên trên lối suy nghĩ thông thường, nhận ra sự trì trệ của những nề nếp đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu. Dẫu biết rằng trong xã hội đương thời, đó vẫn là nhận thức suy nghĩ của một cá nhân, nhưng lại đặt ra vấn đề to lớn của xã hội đó là đổi mới tư duy. Như vậy cái tôi của Cao Bá Quát không còn mang tính cá nhân nữa, mà nó mang tầm cao mới của thời đại, nói cái việc chưa ai từng nói, nghĩ cái việc chưa ai từng nghĩ. Một cái tôi quyết liệt, hiên ngang và thật kì vĩ . Thật vậy, Bài ca ngất ngưỡng và Bài ca ngắn đi trên bãi cát của hai bậc tài nhân là những “đóa sen nở rộ” trong lịch sử văn học bởi tính sáng tạo, mới mẻ rất con người, rất đời thường và cũng rất đẹp đẽ, thanh cao. Ý thức về nhân cách con người đã giúp hai nhà nho vượt lên trên tất cả thói thường – những suy nghĩ nề nếp, bảo thủ để vươn lên tầm cao mới, có thể dự báo trước tương lai mai sau “ Văn học là nhân học”, xã hội hôm nay đã đổi mới nhưng ý nghĩa của những “Bài ca” vẫn giữ nguyên chân giá trị. Thời thế đã đổi thay, hôm nay những “ cái tôi” đã được bộc lộ tự do hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn. Con người ta có thể tự do hành động, tự chủ hơn trong bước đường tương lai của mình. Nhưng, có phải ai cũng đủ tỉnh táo để đừng bị cuốn hút theo vòng xoáy của danh lợi? Có phải ai cũng sống hòa mình nhưng vẫn giữ nguyên cái “ bản ngã” của riêng ta? Có phải ai cũng mạnh mẽ, tự tin để đổi mới tư duy trước những nề nếp lỗi thời? Có phải ai cũng ý thức “ sống là hành động”, nỗ lực phấn đấu cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước mà không tính toán thiệt hơn? Vậy làm thế nào để không hối tiếc? Làm thế nào để không hổ thẹn trước các bậc tiền bối lừng danh? Chúng ta, những thế hệ hậu sinh hãy rèn luyện, phấn đấu, cống hiến hết mình, hãy sống có ích, sống trách nhiệm trước bản thân và trước cuộc đời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh học
17 p | 348 | 65
-
Bài giảng Hình học 8 chương 1 bài 12: Hình vuông
22 p | 327 | 64
-
Giáo án Hình học 8 chương 1 bài 9: Hình chữ nhật
13 p | 743 | 45
-
Bài giảng Hình học 8 chương 1 bài 9: Hình chữ nhật
28 p | 261 | 36
-
Giáo án Vật lý lớp 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng
4 p | 275 | 20
-
Bài giảng Toán 5 chương 3 bài 12: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
19 p | 317 | 18
-
Hình học lớp 9 - TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC
4 p | 120 | 17
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 5 bài: Trả bài viết số 1 và ra đề bài số 2 (Nghị luận xã hội)
5 p | 238 | 14
-
Giáo án TNXH 1 bài 18: Cuộc sống xung quanh
7 p | 195 | 7
-
Chương1: QUANG HỌC NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
6 p | 188 | 7
-
Bài giảng Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Bài: Kể chuyện “Kiến con đi xe ô tô”
15 p | 103 | 7
-
Bài giảng môn Khoa học lớp 5 năm học 2021-2022 - Bài 1: Sự sinh sản (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
11 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
77 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng bài 16 (Sóng. Thủy triều. Dòng biển) – Địa lý 10 ban cơ bản
21 p | 26 | 3
-
Tuyển tập 30 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022
30 p | 6 | 3
-
Cách đưa dẫn chứng trong bài nghị luận xã hội
2 p | 74 | 2
-
Giáo án Sinh học 12 - Bài 27: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
3 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn