Bài tập bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ
lượt xem 17
download
Tham khảo tài liệu 'bài tập bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG CÁC BÀI TẬP HỮU CƠ Câu 1: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etylenglicol và 0,2 mol chất hữu cơ X chỉ chứa 3 loại nguyên tố là C, H, O. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là: A. C3H8O3 B. C3H8O2 C. C3H6O2 D. C2H6O2 Câu 2: Cho hiđrocacbon X là một đồng đẳng của benzen vào hỗn hợp HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc được hợp chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol Y được 77 gam CO2; 11,25 gam hơi nước và 8,4 lít N2 (đktc). Biết khối lượng mol của Y lớn hơn X là 135 đvC. Y là: A. o−nitrotoluen B. p−nitrotoluen C. 1,3,5−trinitroetylbenzen D. 1,3,5−trinitrotoluen Câu 3: Xà phòng hóa chất hữu cơ X đơn chức được muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam Z cần 5,04 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 sinh ra nhiều hơn lượng nước là 1,2 gam. Nung muối Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối hơi đối với H2 là 8. Công thức cấu tạo của X là: A. C2H5COOCH3 B. CH3COOCH3 C. HCOOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một este đơn chức của rượu metylic cần 1,68 lít khí O2 (đktc) thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 0,224 lít N2 (đktc). Công thức cấu tạo của este là: A. CH3COOCH2NH2 B. CH3CH(NH2)COOCH3 C. NH2CH2CH2COOCH3 D. NH2CH2COOCH3 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4:3. Công thức phân tử của A là: A. C8H12O5 B. C4H8O2 C. C8H12O3 D. C4H6O2 1 Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của A và số đồng phân tương ứng là: A. C3H8O có 4 đồng phân B. C2H5OH có 2 đồng phân C. C2H4(OH)2 không có đồng phân D. C4H10O có 7 đồng phân Câu 7: Phân tích 6 gam chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2; 7,2 gam H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Mặt khác, 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl. Công thức phân tử của A là: A. C2H7N B. C2H8N2 C. C2H7N2 D. C3H8N2 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Giá trị của m là: A. 1,48 gam B. 2,48 gam C. 6,92 gam D. 1,34 gam Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm C2H6, C3H4 và C4H8 thì thu được 12,98 gam CO2 và 5,76 gam H2O. Giá trị của m là: A. 3,86 gam B. 3,54 gam C. 4,18 gam D. 18,74 gam Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm propan, but-2-en, axetilen thu được 47,96 gam CO2 và 21,42 gam H2O. Giá trị của a là: A. 15,46 gam B. 12,46 gam C. 14,27 gam D. 20,15 gam Câu 11: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: V V A. m = a − B. m = 2a − 5,6 11,2 V V C. m = 2a − D. m = a + 2 22,4 5,6 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp hai este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp rượu. CTCT thu gọn của hai este là: A. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 C. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3 D. Cả B, C đều đúng Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là: A. HCOOCH3 và HCOOC2H5 B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5 C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 14: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH3OOC-(CH2)2-COOC2H5 B. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5 C. CH3COO-(CH2)2-OOCC2H5 D. CH3OOC-CH2-COO-C3H7 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 15: Giả sử trong điều kiện thích hợp, người ta thực hiện được phản ứng este hóa vừa đủ giữa 12,4 gam etylenglicol với m gam hỗn hợp hai axit hữu cơ đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, thu được 32 gam hỗn hợp ba este đa chức. Công thức hai axit hữu cơ đã dùng là: A. HCOOH, CH3COOH B. CH3COOH, CH3CH2COOH C. C2H5COOH, C3H7COOH D. C3H7COOH, C4H9COOH Câu 16: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là: A. 8,10 B. 10,12 C. 16,20 D. 6,48 3 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 17: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit hai lần axit và một rượu một lần rượu tác dụng hoàn toàn với NaOH thu được 6,4 gam rượu và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Công thức cấu tạo của este là: A. C2H5OCOCOOC2H5 B. CH3OCOCOOCH3 C. CH3COOCOOCH3 D. CH3OCOCH2COOCH3 Câu 18: Cho 1,24 gam hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m gam muối. Khối lượng muối thu được là: A. 1,93 gam B. 2,93 gam C. 1,9 gam D. 1,47 gam Câu 19: Cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H5OH và C4H7OH D. C3H7OH và C4H9OH Câu 20: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm rượu etylic, phenol, axit fomic tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Khối lượng của Y là: A. 4,86 gam B. 5,52 gam C. 4,89 gam D. 5,58 gam Câu 21: Cho 2,84 gam hỗn hợp hai rượu đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng Na vừa đủ tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V và công thức phân tử của các rượu lần lượt là: A. 0,896 lít; CH3OH và C2H5OH B. 0,448 lít; CH3OH và C2H5OH C. 0,336 lít; C2H5OH và C3H7OH D. 0,336 lít; C2H5OH và C3H7OH Câu 22: Cho m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na được n gam muối khan và V lít khí (đktc). Biểu thức liên hệ giữa m với n và V là: 4 22V 22V A. n = m + B. n = m + 11, 2 22,4 Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ V V C. n = m + D. n = m + 22,4 11, 2 Câu 23: Cho 10,1 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 5,75 gam Na được 15,6 gam chất rắn. Hai ancol cần tìm là: A. C2H5OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C3H5OH và C4H7OH Câu 24: Nhiệt phân CH4 thu được hỗn hợp X gồm C2H2, H2 và CH4 dư. Biết tỷ khối hơi của X so với H2 bằng 5. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là: A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 25: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon có KLPT trung bình bằng 36,25. Hiệu suất của phản ứng crackinh là: A. 40% B. 60% C. 20% D. 80% Câu 26: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25 được nung nóng trong bình kín có xúc tác để thực hiện phản ứng đề hiđro hóa. Sau một thời gian thu được hỗn hợp B có tỷ khối so với H2 là 16,2 gồm các ankan, anken và H2. Giả sử tốc độ phản ứng đề hiđro hóa của etan và propan là như nhau. Hiệu suất của phản ứng đề hiđro hóa là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 80% Câu 27: Nhiệt phân 8,8 gam C3H8, sau phản ứng thu được hỗn hợp X có tỷ khối hơi so với H2 là 11,58. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là: A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 28: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là: A. 1,20 gam B. 1,04 gam 5 C. 1,64 gam D. 1,32 gam (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 29: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thì thu được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là: A. 0,8 lít B. 0,08 lít C. 0,4 lít D. 0,04 lít Câu 30: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 31: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 4 B. 8 C. 5 D. 7 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 32: Đun 27,6 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc ở 140ºC (H = 100%) được 22,2 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Số mol mỗi ete trong hỗn hợp là: A. 0,3 mol B. 0,1 mol C. 0,2 mol D. 0,05 mol Câu 33: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là: A. C4H8O B. C3H8O C. CH4O D. C2H6O (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Câu 34: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là: A. C3H5OH và C4H7OH B. CH3OH và C2H5OH 6 C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) Biên tập viên: Vũ Khắc Ngọc http://www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
40 p | 2385 | 665
-
Giải nhanh bài toán hóa học - Phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng
37 p | 1471 | 553
-
Phương pháp giải bài tập hóa học áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
3 p | 1036 | 274
-
Phương pháp áp dụng Định luật bảo toàn khối lượng
7 p | 845 | 248
-
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
36 p | 825 | 184
-
Chuyên đề luyện thi đại học môn hóa - Phương pháp báo cáo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng
8 p | 291 | 76
-
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
22 p | 324 | 75
-
Giáo án bài Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa 8 - GV.N Nam
5 p | 610 | 48
-
Phương pháp 2 bảo toàn khối lượng
12 p | 192 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải nhanh một số bài tập Hóa học ở trung học cơ sở
17 p | 264 | 33
-
Bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ bài tập tự luyện
0 p | 130 | 25
-
Bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ đáp án và hướng dẫn giải bài tập tự luyện
0 p | 106 | 21
-
Tài liệu về Phương pháp bảo toàn khối lượng
5 p | 221 | 20
-
Bài tập về Phương pháp bảo toàn khối lượng
4 p | 272 | 17
-
Bảo toàn khối lượng trong các bài toán hữu cơ tài liệu bài giảng
0 p | 100 | 12
-
Giải bài tập Định luật bảo toàn khối lượng SGK Hóa 8
3 p | 274 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải các bài toán về áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
114 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn