Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam nhằm trình bày lý luận chung về cho vay doanh nghiệp. Thực trạng cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Lớp: Ngân hàng 4 ngày 1 – K17 TP.HCM, tháng 01/2009
- CHƯƠNG 1 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Lý luận chung về cho vay doanh nghiệp: 1.1 Các vấn đề chung về cho vay doanh nghiệp 1.1.1 Các khái niệm: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tình từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay vốn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời gian, có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 1.1.2 Các nguyên tắc vay: 1.1.2.1 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng, thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng.
- Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng sau này. 1.1.2.2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắckhông thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi. 1.1.3 Điều kiện và mục đích vay: Các điều kiện vay: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; - Có mục đích vay vốn hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, các điều kiện vay vốn trên chỉ là hướng dẫn chung cần thiết cho các NHTM. Khi cụ thể hóa các điều kiện cho vay này, các ngân hàng Thương mại (NHTM) có thể cụ thể hóa và đặt ra các điều kiện riêng của mình. Các NHTM khi cho vay yêu cầu khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận. 1.1.4 Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tổ chức tín dụng một bộ hồ sơ vay vốn bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
- Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi tổ chức tín dụng với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, lạo cho vay và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn; - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động, …; - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dư án đầu tư; - Báo cáo tài chính của thời kỳ sản xuất; - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay; - Các giấy tờ liên quan khác nều cần thiết. Tuy nhiên, khi cụ thể hóa hồ sơ vay vốn, các NHTM có thể yêu cầu khách hàng nộp cho ngân hàng những tài liệu cần thiết phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng. 1.1.5 Thẩm định và quyết định cho vay: Thẩm định và quyết định cho vay là khâu rất quan trọng toàn bộ quy trình tín dụng. Để có căn cứ ra quyệt định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều có xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ rang trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể va 2nie6m yết công khai thời hạn tối đa phải thong báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kề từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết cảu khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng. 1.1.6 Hợp đồng tín dụng: Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng
- vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi s uất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng cấn nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: khách hàng và ngân hàng. 1.1.7 Giới hạn và hạn chế cho vay: Các giới hạn tín dụng khi cho vay ngắn hạn bao gồm: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt qua mức giới hạn cho vay theo quy định khi Chính phủ cho phép đối với các trường hợp cụ thể. - Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, còn một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau: - Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay. - Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng. - Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng sỡ hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. 1.1.8 Những trường hợp không cho vay: - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng; - Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; - Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
- 1.2 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 1.2.1 Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hòn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm: các khoản nợ phải trả người bán; các khoản ứng trước của người mua; thuết và các khoản phải nộp Nhà nước; các khoản phải trả cán bộ nhân viên; các khoản phải trả khác; vay ngắn hạn từ ngân hàng. Về nguyên tắc, doanh nghiệp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được. Khi nào thiếu hụt. doanh nghiệp mới nên sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp được chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định. 1.2.2 Phương thức cho vay ngắn hạn: - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Đặc điểm của cho vay từng lần là mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó. Như vậy, nếu trong một quý khách hàng có bao nhiêu món vay, thì khách hàng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể. Cách thức phát tiền vay, thu nợ và thu lại được thực hiện như sau: + Phát tiền vay: theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng phát dần tiền vay theo yêuc ầu của khách hàng, quá trình phát tiền vay còn gọi là giải ngân. Khi giải ngân khoản tiền vay được chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp hoặc có ghi Có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu chính đáng và ghi Nợ số tiền vay vào tài khoản cho vay của ngân hàng.
- + Thu nợ và lãi: theo phương thức cho vay từng lần, nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Tiền lãi ngân hàng sẽ thus au khi tính toán trên số dư ổn định, theo công thức: Lãi tiền vay = Số tiền vay x Lãi suất vay x Thời hạn vay + Phạm vi áp dụng: khách hàng vay không thường xuyên, khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân hàng tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng, thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án, thường yêu cầu khách hàng phải có đảm bảo. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác định và thảo thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm của phương thức này là khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế hoạch có thể sử dụng cho nhiều món vay. Hạn mức t ín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay từng lần, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tìn dụng có nghãi là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát triển vay cho khách hàng. Phạm vi áp dụng: cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Trường hợp này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu điểm: thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm: ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp. 1.3 Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp: 1.3.1 Mục đích của tín dụng trung và dài hạn: Cho vay trung hạn là các khảon cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng, cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn được xem xét trên hai góc độ: Đối với khách hàng: các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên.
- Đối với ngân hàng: tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. 1.3.2 Thủ tục, phương thức cho vay trung và dài hạn: Để vay vồn trung và dài hạn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn hạn. Về phương thức cho vay trung và dài hạn: dựa vào mục đích vay, ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư vào một dự án đầu tư. CHƯƠNG 2
- THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY TẠI CÁC NHTM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2008 2.1 Tình hình kinh tế năm 2008: Lịch sử kinh tế thế giới sẽ còn phải nhắc nhiều đến năm 2008, một năm được đánh giá có những biến động kinh hoàng nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái những năm 1930. Cuộc khủng hoảng nhà đất có thương hiệu “Made in USA” đã kéo theo khủng hoảng tín dụng lan tràn rồi khủng hoảng tài chính toàn cầu, và hậu quả nghiêm trọng nhất là hàng loạt các quốc gia phát triển cho đến những nền kinh tế mới nổi trong tam giác kinh tế tài chính Á- Âu- Mỹ đã và đang nối tiếp nhau rơi vào suy thoái- cuộc suy thoái được nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ nghiêm trọng và kéo dài nhất kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nói trên, nền kinh tế Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn do nằm giữa hai gọng kìm là những vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước và tác động xấu của kinh tế toàn cầu. Kinh tế Việt Nam năm 2008 đã không tiếp tục được đà tăng trưởng cao của các năm trước đó: + Quý I/2008, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,38%, thấp hơn tốc độ 7,8% của quý I/2007 kèm theo tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn biến bất lợi như lạm phát và nhập siêu tăng cao bất thường. + Đến quý II/2008, tốc độ lạm phát và nhập siêu của quý này đã giảm nhẹ, song tốc độ tăng trưởng GDP của quý cũng giảm và chỉ đạt 5,85%. + Quý III/2008, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái, giá cả trên thị trường thế giới về nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực thực phẩm xoay chiều giảm mạnh , Việt nam bắt đầu nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ và tốc độ tăng trưởng GDP của quý đạt 6,55%. + Quý IV/ 2008, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển từ chính sách đấu tranh với lạm phát trong vài tháng trước thành nới lỏng để hỗ trợ kinh tế phát triển. Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ khoảng 6,7%, thấp hơn tốc độ 8,48% của năm 2007 và thấp hơn so với kế hoạch của năm 2008 là từ 8-8,5%.” Kinh tế Việt Nam suy giảm xét từ hai phía: phía cầu và tăng trưởng của các ngành kinh tế. + Về phía cầu gồm có tiêu dùng tư nhân tăng chậm, chi tiêu chính phủ giảm, vốn đầu tư giảm, nhập siêu có xu hướng gia tăng và kim ngạch xuất khẩu có xu hướng chững lại. + Còn về phía các ngành kinh tế, ước tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội là 6,7%, trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 3,6%; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng
- 7,5% và khu vực dịch vụ tăng 7,3%. Tốc độ tăng của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đều giảm, chỉ có tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thuỷ sản là cao hơn so với các năm trước. Năm 2008, lạm phát của Việt Nam ước tính 21%, cao nhất kể từ năm 1992 trở lại đây. Để bình ổn nền kinh tế, Chính phủ đã sử dụng hàng loạt biện pháp mạnh vào quý II/2008, trong đó có việc điều chỉnh mức tăng trưởng GDP nă m 2008 từ 8,5% xuống 7% và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Chỉ số CPI bắt đầu giảm từ tháng 6/2008 và giữ mức tăng thấp, thậm chí giá trị âm đến tận những tháng cuối năm. Tuy vậy, với việc lạm phát từng bước được khống chế thì nền kinh tế cũng xuất hiện những dấu hiệu suy thoái. Tốc độ tăng trưởng giảm (tăng trưởng kinh tế quý III và IV/2008 chỉ đạt là 6,5 và 6,4%, thấp hơn so với mức 7,3 và 6,5% quý I và II/2007 và là mức thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2008 đạt vào khoảng 17.328.227 VNĐ, qui đổi ra USD là 1032 USD, tăng 197 USD so với năm 2007, vượt khoảng 80 USD s o với kế hoạch năm 2008 và đạt 98% so với mục tiêu kế hoạch 2006-2010 về GDP bình quân đầu người được Quốc hội phê duyệt. Tuy vậy nước ta vẫn còn chưa thoát khỏi nhóm những nước có thu nhập thấp. Lạm phát cao năm 2008 cũng tác động mạnh đến mức sống dân cư. Bị tác động mạnh nhất là nông dân, nhất là những người chuyên về nông nghiệp, bị tác động tiếp theo là nhóm những người làm công ăn lương không được trợ cấp lạm phát và một nhóm bị tác động nữa là những người làm công ăn lương thu nhập thấp và cán bộ hưu trí. 2.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay tại các NHTM của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2008: 2.2.1 Thực trạng: * Về phía các doanh nghiệp: Những năm trước đây trong bối cảnh kinh tế tương đối ổn định, nhìn chung các DN kinh doanh hiệu quả trả nợ gốc, lãi NH đúng hạn. Bên cạnh đó, các NH tăng trưởng tín dụng mạnh nên cũng dễ dàng cho vay. Tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp, theo báo cáo điều tra của VCCI, đạt 10,9% trong 6 tháng đầu năm 2008, mức tăng trưởng được đánh giá là khá tốt so với năm 2007 (5%). Tuy nhiên, kết quả này có được chủ yếu là do thừa hưởng đà tăng trưởng từ năm 2000. Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn lớn với việc lạm phát trong nước năm 2008 tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu đang lan rộng. Khoảng giữa năm 2008, doanh nghiệp phải vay vốn với lãi s uất cao, trong khi giá các nguyên vật liệu
- cơ bản tăng cao. Song gần đây, giá của nhiều mặt hàng giảm nhanh, khiến họ phải đầu tư với chi phí cao nhưng phải bán sản phẩm với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng và không tìm được hướng giải quyết đầu ra. Với những biến động bất thường của kinh tế như năm 2008, các doanh nghiệp muốn duy trì sản xuất đều phải tự tìm ra hướng giải quyết. Nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất do càng sản xuất càng lỗ để lại hậu quả là phải cắt giảm hoặc sa thải lao động gây ra những vấn đề không nhỏ về mặt xã hội. Trong khi đó, giá cả tăng cao, lương công nhân không có khả năng tăng theo dẫn đến tình trạng đình công và đình trệ kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động sản xuất bị đình trệ và thu hẹp. Doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ, lợi nhuận thấp, không ít doanh nghiệp phải đối mặt nguy cơ phá sản hoặc "nằm im" không duy trì được hoạt động. Một số DN đã không trả được nợ đúng hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. * Về phía các NHTM: Ở Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2008, khi NHNN siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các NH hạn chế cho vay ra. Đến nay khi các chính sách thắt chặt tín dụng dần được nới lỏng, vốn khả dụng dư thừa. Đã có những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị... và đã có NH đi tiên phong trong việc giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn lãi suất cơ bản đến 2%, nhưng tình hình cho vay của các NH vẫn chưa thể khả quan thực tế cho thấy: - Vốn nhiều, giải ngân thấp: Nguồn vốn khả dụng của các NHTM thời điểm trước khi các quyết định mới đây của NHNN ban hành vẫn được khẳng định đang tiếp tục dư cung. Chỉ tính đến cuối tháng 10.2008, vốn khả dụng của hệ thống các NHTM thừa khoảng 90.000 tỉ đồng. Song cho đến hết tháng 9.2008, dự nợ tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 79.700 tỉ đồng và chiếm khoảng 6,54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Dù NH dư thừa vốn khả dụng và ngay cả khi chính sách cho vay mềm dẻo hơn, việc khách hàng có nhu cầu tiếp cận được nguồn vốn vẫn không phải dễ. Chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro với phần nhiều các hợp đồng cho vay dựa trên quan hệ tín chấp và đặc biệt khi các NH thiếu một hệ thống thông tin khách hàng, quan hệ tín dụng hoàn thiện vẫn là những nguyên nhân khiến các NHTM dè dặt khi cho vay. - Vướng về cơ chế Một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng (trong đó có LS) đã được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo nhưng lại chưa có những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thi hành/ hoặc nếu có thì lại bất lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD)/ hoặc không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Nghị quyết số 23/2008/QH12 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 có nêu: "Các TCTD điều hành LS cho vay trên cơ sở lãi s uất cơ bản (LSCB) của NH Nhà nước (NHNN) theo quy định của pháp luật và
- được phép cho vay theo LS thoả thuận đối với một số dự án sản xuất-kinh doanh có hiệu quả cao...". Nhưng thế nào là dự án hiệu quả cao thì không có tiêu chí để xác định. Mặt khác, LS thỏa thuận mà các TCTD mong muốn là không bị ràng buộc bởi trần 150%, còn đã là dự án hiệu quả cao thì NH nào cũng sẵn sàng cho vay với LS thấp hơn trần khá nhiều mà không cần sự cho phép của Quốc hội. Chính phủ chỉ đạo NH Thương mại (NHTM) dãn nợ, gia hạn nợ để giúp các DN có vốn phục vụ SX và kinh doanh, nhằm ổn định nền kinh tế. Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì các khoản vay khi đến hạn mà DN không trả được nợ thì phải chuyển nợ quá hạn, trích dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, xếp loại, đánh giá TCTD. Nếu không có những hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn thì TCTD khó có thể chủ động dãn nợ, gia hạn nợ cho DN được... - DN ít khả năng hấp thụ vốn: DN vẫn kêu khó tiếp cận vốn NH, nhưng ngược lại nhiều NH lại kêu là khó tăng trưởng tín dụng vì nhu cầu vay vốn của DN rất ít. Thực tế thì đúng là những DN không đủ điều kiện vay (không có TS thế chấp, nhiều hàng tồn đọng chưa tiêu thụ, không có thị trường, nợ xấu ...) thì khó tiếp cận được với vốn NH. Vì theo một TGĐ NHTMCP: "NH có thể hạ LS chứ không thể hạ điều kiện cho vay, nhất là trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, NH cũng phải tồn tại". Một TGĐ NH khác nói: "DN có tồn tại thì NH mới tồn tại, không NH nào muốn dồn DN vào khó khăn cả. DN hiện nay theo tôi có 3 đối tượng chính. Một là những DN có cho vay 0% cũng không thể giúp phục hồi được mà chỉ mất vốn. Hai là những DN chưa tiếp cận vốn tín dụng (do họ chưa đặt quan hệ hoặc còn thiếu một số điều kiện). Ba là những DN đang vay, đang hoạt động bình thường". Nhưng những DN đang hoạt động bình thường là những DN quản lý tài chính thận trọng. Vì vậy, trước những dự báo khó khăn năm 2009, những DN này nếu đã vay tiền với LS cao rồi thì tìm mọi cách thu xếp để trả nợ sớm, gắng tự xoay xở với vốn tự có, hạn chế vay để giảm chi phí trả lãi. DN nào có vay thì cũng chỉ vay ngắn hạn, món nhỏ. Nhiều DN chưa (hoặc không có) kế hoạch mở rộng sản xuất-kinh doanh trong năm 2009. Đây là một lo ngại rất lớn cho hoạt động tín dụng NH tới đây. - Lãi suất không phải là "cứu tinh" NH thì không thể hạ các tiêu chuẩn cho vay dưới chuẩn, DN đã không đủ điều kiện vay thì cũng chẳng có cách nào để đủ chuẩn. Ông Vũ Quốc Tuấn (Hiệp hội Làng nghề
- VN) cho biết, một số DNNVV đang kêu là điều kiện cho vay của NH hiện có phần còn chặt hơn trước đây. Nhưng NH nào cũng khẳng định là không siết chặt và cũng không hạ thấp điều kiện cho vay. Ý kiến có phần trái chiều nhau có thể giải thích như sau: Trong bối cảnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ khả năng trả nợ của người vay (DN) thì ngoài tài sản thế chấp, bây giờ các NH thẩm định kỹ hơn hơn quan hệ vay/mượn của DN, lịch sử thanh toán các khoản nợ, yếu tố thu nhập tương lai... Trước đây, trong điều kiện kinh tế bình thường, DN vay, trả nợ đúng kỳ hạn thì những điều kiện này không bị xem xét chặt chẽ lắm. Vì vậy, một lãnh đạo NHTM nói: "Trong quan hệ tín dụng giữa NH và DN hiện có hai thách thức khó vượt qua được: Một là NH có dám chấp nhận rủi ro không? Hai là DN có khả năng trả được nợ không?". 2.2.2 Nguyên nhân: * Về phía Chính phủ: + Vấn đề ổn định vĩ mô: Thu chi ngân sách mất cân đối, bội chi ở mức cao, đầu tư dàn trải... là những vấn đề còn tồn tại. Dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 đạt 399 nghìn tỷ đồng, vượt 23,5% s o với dự toán và tăng 26,3% so với kết quả thực hiện năm ngoái chủ yếu là từ chênh lệch giá dầu,các khoản thu về nhà và đất, và thu từ xuất khẩu . Cả ba yếu tố này đều rất bấp bênh, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuất khẩu bị đe dọa khi thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái. Sản xuất kinh doanh năm 2008 có biểu hiện chững lại, phát sinh nhiều khó khăn ở các khu vực kinh tế, khiến thu ngân sách vốn đã lệ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, càng trở nên bấp bênh, thiếu ổn định. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội, thực hiện dự toán chi ngân sách chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, tiết kiệm chưa triệt để. Chi đầu tư phát triển ước cả năm đạt 118 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với dự toán, chiếm 24,9% tổng chi ngân sách Nhà nước. Nhưng giải ngân vẫn chậm, đầu tư dàn trải, vi phạm đầu tư xây dựng cơ bản phổ biến. Tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản dự tính cả năm chỉ đạt 20 nghìn tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch ban đầu và 70% kế hoạch điều chỉnh của Chính phủ. + Chính sách điều hành tiền tệ, tín dụng: Lạm phát trong nước tăng cao một phần lý do là giá cả thế giới tăng, nhưng phần khác là do chính sách điều hành tiền tệ của chính phủ còn chưa phù hợp. Chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm, đặc biệt là năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, gây áp lực trực tiếp đến lạm phát. Sang quí III/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã bắt đầu lan rộng, giá cả trên toàn thế giới suy giảm, góp phần
- kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi s uất ngân vẫn duy trì quá cao, đến tận tháng 10/2008 lãi s uất cơ bản vẫn ở mức 14%/năm và lãi s uất cho vay vẫn ở khoảng 19-21%/năm. Chỉ đến khi nền kinh tế bộc lộ sự phát triển trì trệ, giá tiêu dùng giảm phát vào tháng 10 và có dấu hiệu tiếp tục giảm phát CPI, chính phủ mới mạnh dạn nới lỏng hơn chính sách tiền tệ mạnh tay giảm lãi suất cơ bản xuống còn 8%. + Chính sách thu hút vốn đầu tư các dự án: - Giải ngân đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước là 88,3 nghìn tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch cả năm 2008 (là 98,1 nghìn tỷ đồng) %, trong khi tỷ lệ đó ở cùng kỳ các năm từ 2003 đến 2007 tương ứng là 102,1%; 102,5%; 100,6%; 100,9% và 90,9%. Trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do Trung ương quản lý là 27,8 nghìn tỷ (đạt 83,8% kế hoạch năm); vốn do địa phương quản lý là 60,5 nghìn tỷ (93,1% kế hoạch năm). - Ttrong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng duy nhất năm 2008, đã có 1059 dự án đăng ký mới với tổng số vốn kỷ lục là 59 tỷ USD thì vốn FDI thực hiện chỉ đạt 10,1 tỷ USD, bằng 15,6% vốn đăng ký, thấp nhất trong 8 năm trở lại đây. Nhiều dự án đã cấp phép sẽ dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện được. - Nguồn bốn ODA.ký kết năm 2008 là 4.058 triệu USD. Vốn ODA giải ngân cả năm 2008 dự kiến khoảng 2.200 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn ODA năm 2008 là 54,2%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân của năm 2006 (63,2%) và 2007 (57,3%). Như vậy, xét về con số tuyệt đối thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 tăng. Song tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP giảm so với các năm trước. Các nguyên nhân chính là do vốn đầu tư của nhà nước tăng chậm, vốn ngoài nhà nước giảm xuất phát từ chính sách sử dụng hiệu quả đầu tư công và do khó khăn của khối tư nhân. Thu hút vốn FDI, ODA đạt kết quả khả quan nhưng giải ngân còn chậm ngoài các nguyên nhân cũ như cơ chế thực hiện giải ngân... còn do tình hình lạm phát của Việt Nam và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng tăng chậm gây nên tình trạng giải ngân vốn đầu tư thấp. + Chính sách quản lý đầu tư: Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng Chính phủ vẫn chưa có những chính sách thích hợp để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong khu vực nhà nước. Theo Báo cáo của Kiểm toán nhà nước thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu ở khối doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 17,04% trong khi chiếm đến 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và 80% tổng dư nợ tín dụng. + Cuối cùng là vấn đề yếu kém trong công tác dự báo và thông tin thị trường:
- Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức, năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành. Ví dụ, vào cuối tháng 3/2008 giá gạo thế giới tăng cao (khoảng 1000USD/tấn), Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ tạm dừng ký hợp đồng mới xuất khẩu gạo tới hết tháng 6/2008, sau đó mới cho xuất khẩu gạo lại, thì lúc đó giá gạo thế giới đã xuống thấp (còn khoảng 700USD/tấn vào tháng 7/2008 gây thiệt hại cho thu ngân sách nhà nước và người nông dân. Tóm lại, những bất cập trên đã cho thấy nguyên nhân năm 2008 nền kinh tế nước ta đã gặp nhiều khó khăn lớn. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, tỉ lệ đầu tư trên GDP giảm xuống, thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định, sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn, thu nhập và mức sống dân cư giảm sút. Phân tích cũng chỉ ra nguyên nhân của những vấn đề khó khăn đó không chỉ do tác động của suy thoái kinh tế thế giới mà chủ yếu do những yếu kém nội tại đã tích tụ từ nhiều năm nay mà chưa được xử lý một cách phù hợp. Bên cạnh đó, các biện pháp điều tiết của Chính phủ tuy đã cải thiện được một phần tình hình nhưng quá trình thực hiện vẫn còn biểu hiện lúng túng, chưa nhất quán, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không lợi cho nền kinh tế như các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, tăng thuế xuất khẩu thép, thắt chặt tiền tệ quá mạnh làm giảm tính thanh khoản của các ngân hàng. Đồng thời không kích cầu cho vay để tăng trưởng kinh tế. * Về phía các NHTM: - Nguyên nhân lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước, ở tình trạng âm.
- - Nguyên nhân thứ hai của các ngân hàng trong nước, là hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi s uất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn. - Nguyên nhân thứ ba là, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn vay huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. “Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống”. - Nguyên nhân thứ tư là, khó khăn trong khâu thẩm định DN. Các NH thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá DN. Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam hầu như chưa có thông tin về DN. Hiện nay việc đăng ký thành lập pháp nhân khá đơn giản nhưng không biết DN ra đời có thực sự hoạt động hay không. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng DN để cung cấp thông tin cho các đơn vị cung ứng vốn. Mặc khác, NH không chỉ nghiên cứu chính sách cho vay dựa trên tài sản thế chấp mà sâu sát hơn đến các DN để xem tính khả thi của dự án kinh doanh đưa ra. Hiện nay, khó khăn trong cho vay DN là nguồn vốn cho vay và thông tin thẩm định doanh nghiệp. Trong khi nguồn vốn huy động với mức lãi suất rất cao nhưng lãi suất cho vay bị giới hạn trần 21%/năm làm cho khe hở lãi suất giữa huy động và cho vay rất hẹp, NH hầu như không có lãi. Cho vay DN chi phí cao, lợi nhuận thấp, các món vay bị chia nhỏ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. Nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản đảm bảo cũng rất tốn kém và
- mất nhiều thời gian”. Hiện nay, lãi suất vay thấp nhất còng 6,5% trong khi lãi suất huy động đang ở mức 8% * Về phía các doanh nghiệp: Trong cuộc điều tra mới đây về tình hình quan hệ tín dụng đối với DN gần đây của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM đã nêu nhiều ý kiến về những tồn tại, hạn chế trong quan hệ tín dụng với DN hiện nay. + Nguồn nhân lực: - Đội ngũ quản lý, nhân viên của DN có ít kinh nghiệm, hoạt động thường chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp. Xuất phát điểm của các DN thường là từ kinh nghiệm kinh doanh thực tế của chủ DN, các yếu tố về quản lý và thực thi pháp luật còn có phần hạn chế nên dẫn đến một số tình trạng không định lượng được rủi ro của hoạt động kinh doanh. Do thiếu cán bộ chuyên môn và tài chính hạn chế nên các DN thường không thể thu thập được đầy đủ thông tin thị trường cần thiết (về giá cả, đối tác, bạn hàng nước ngoài...) cho việc ra quyết định kinh doanh. Hạn chế về nhân lực và quản lý, chưa minh bạch tài chính, vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế... là những nguyên nhân chính khiến NH e ngại khi cho vay. + Tình hình tài chính của các DN: Khả năng mở rộng thị trường, đặc biệt là xuất khẩu bị hạn chế do ít có tài chính chi cho quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại. Quy mô sản xuất nhỏ nên khối lượng sản phẩm sản xuất ra ít, tính liên kết giữa các DN chưa cao nên chưa đáp ứng được những đơn đặt hàng xuất khẩu lớn dẫn đến bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, hầu như NH nào cũng phàn nàn về thông tin tài chính của DN. DN thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính đối phó với cơ quan thuế, việc hạch toán kế toán nhiều khi chưa chính xác, không đúng tình hình thực tế, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của họ nhiều khi không có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ và các căn cứ khác để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chứng minh tài chính với NH. + Uy tính của DN chưa cao: Tình trạng hàng hoá không có hợp đồng mua bán, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng, nhiều phương thức kinh doanh của một số doanh nghiệp như hộ gia đình của các DN là tương đối phổ biến. Vì vậy, lòng tin của NH với DN không cao và có chiều hướng giảm sút. + Thiếu tài sản bảo đảm: Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án của DN thấp nếu NH cho vay, rủi ro với NH cao, do đó NH yêu cầu các điều kiện về tài s ản bảo đảm nghiêm ngặt hơn, nhưng
- phần lớn các DN lại thiếu TSBĐ. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho DN gặp nhiều khó khăn, thời gian chờ rất lâu, đặc biệt khi DN chuyển đổi hình thức. DN thường dùng TSBĐ cho khoản vay là tài sản cá nhân, trang thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường có giá trị thấp nên không vay được nhiều, tài sản là trang thiết bị nên phần lớn NH ngại vì khó kiểm soát. CHƯƠNG 3 GIÁP PHÁP CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 Về phía Chính phủ: Khẳng định tính cấp thiết của các biện pháp đối phó với suy giảm kinh tế năm 2009, Thủ tướng yêu cầu các chính sách phải ngay lập tức được ban hành, có hiệu lực ngay để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và trực tiếp đến từng người dân. + Ổn định tình hình kinh tế: Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính thực hiện giảm, giãn thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng trong thời gian từ ngày 1/2/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có mức thuế thay đổi so với năm 2008 như than đá, cát, sỏi, s ản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ô tô và linh kiện ô tô; sản phẩm luyện, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu… Với 11.500 tỷ đồng vốn trái phiếu bổ sung, Thủ tướng đề xuất cần lên danh mục để trình xin ý kiến QH. Các công trình, dự án có đủ điều kiện thực thi cũng sẽ được bố trí ứng vốn ngân sách năm 2010 để thực hiện. + Cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp: Tất cả các thành phần kinh tế vay vốn lưu động sẽ được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm việc làm. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1 năm, qua đầu mối cho vay là các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín dụng khác… không được hưởng ưu đãi này. Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính triển khai ngay phương án cấp bù lãi suất thông qua cho vay vốn lưu động ở các ngân hàng thương mại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu thủ tục cho vay nhanh, đơn giản, hiệu quả đối với các dự án, công trình kinh tế - xã hội đang triển khai và có khả năng hoàn thành trong năm nay và sang năm, để thực hiện mục tiêu kích cầu. + Nới lỏng và cam kết: Các quyết định mới đây nhất của NHNN như giảm lãi s uất cơ bản thêm 1% và cắt giảm thêm 2% dự trữ bắt buộc được coi là động lực quan trọng thúc đẩy các NHTM hạ lãi suất và đẩy mạnh cho vay. Đáng chú ý, cùng với các điều chỉnh về lãi s uất, chính sách
- cho vay và đặc biệt với cho vay tiêu dùng tại các NHTM cũng bắt đầu hé mở biểu hiện nới lỏng. Ngoài nhóm khách hàng truyền thống và ưu đãi, một số NHTM CP công bố sẵn sàng cho các cá nhân có nhu cầu vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi. Nhiều NHTM khác cũng chọn hướng cho vay này, với nhận định, việc mở rộng cho vay mua và sửa chữa nhà ở sẽ kích thích cầu BĐS và qua đó hồi phục giá cả nhiều mặt hàng liên quan như sắt thép và xi măng,…nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và DN tiếp cận nguồn vốn hợp lý... + Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệ p nhỏ: Cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng trở xuống và dưới 500 lao động. Theo đó, không bảo lãnh tín dụng cho những ngành nghề như tư vấn, kinh doanh chứng khoán, vui chơi giải trí… Mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh. Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/s ố tiền được bảo lãnh. Chính phủ sẽ cấp 200 tỷ đồng để Ngân hàng phát triển Việt Nam h ình thành vốn ban đầu cho Quỹ bù đắp rủi ro khi bảo lãnh tín dụng. 3.2 Về phía các NHTM: Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích cầu cho các doanh nghiệp vay vốn các NHTM có các giảp pháp sau: - Tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo hướng có lợi cho NH lẫn DN. - Mở rộng cho vay USD để DN nhập khẩu thiết bị, máy móc. - Xem xét cho DN vay vốn tín chấp với những cơ chế linh hoạt để phát triển. Nghiên cứu chính sách cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp mà sâu sát hơn đến các DN để xem tính khả thi của dự án kinh doanh đưa ra. - Ngân hàng linh hoạt đối với các khoản nợ quá hạn. Cụ thể, NH khoanh nợ, dãn nợ thời gian dài, không phạt lãi s uất nợ quá hạn. DN có thêm thời gian chấn chỉnh hoạt động, trả nợ NH. Ngoài những giải pháp kích cầu cho vay các NHTM cũng ra một số giải pháp cho chính mình để tạo thể hội nhập và cạnh tranh tốt trên “sân nhà” và tham gia vào thị trường thế giới: + Thứ nhất, là nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra, các ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế. + Điểm thứ hai, là tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Theo TS. Đinh Xuân Hạng, Học viện Tài chính, các ngân hàng thương mại cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. + Điểm thứ ba, ý là nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành. Việc nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua sự trợ giúp của các đối tác chiến lược nước ngoài.
- Và một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của ngân hàng là thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên. 3.3 Về phía các doanh nghiệ p: Giải pháp kích cầu cho vay đối với các doanh nghiệp ở đây là DN phải tạo thế chủ động đối với mọ i hoạt động liên quan đến vốn liếng.: - Quy trình sử dụng vốn và tái tạo vốn từ hoạt động kinh doanh phải được kế hoạch hóa và đánh giá thực hiện thường kỳ. Nếu không có hội đồng quản lý hoặc hội đồng quản trị, các DN phải tự tạo lập ban lãnh đạo gồm giám đốc, kế toán trưởng và một nhà tư vấn tài chính độc lập hoặc lãnh đạo cao cấp khác trong DN liên quan đến bộ phận sản xuất kinh doanh quan trọng nhất của DN. Ban lãnh đạo này chính là nơi để giám đốc bàn bạc, tham khảo ý kiến trước khi ra quyết định về vốn nói riêng, về tài chính nói chung để quyết định đó đúng đắn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những DN mà chủ DN, giám đốc DN thiên về nghiệp vụ kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ trong khi thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý tài chính. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi mọi thoả thuận về tiền vốn của DN đều đạt được qua quá trình thông tin và đàm phán, không phải là loại quyết định cần xử lý tức thời. - Xây dựng bảng báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng và khoa học thể hiện thông tin chính xác phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của DN. - Không xem nguồn vốn vay là nguồn tài chính chủ lực cho mọi hoạt động của DN mà xác đ ịnh nguồn vốn chủ lực của DN từ vốn tự có. - Quản lý nợ ở đây bao gồm cả việc xác định nguồn nợ tiềm năng gồm những địa chỉ nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời, phải xác định được cơ cầu vay nợ và vốn chủ sở hữu phù hợp nhất. Hàng loạt các yếu tố khác không kém phần quan trọng trong quản lý nợ là thời hạn vay nợ, kỳ hạn trả nợ trả lãi, đồng tiền vay và trả nợ... cũng cần được chủ DNN&V quan tâm và lập kế hoạch cụ thể. - Nâng cao năng lực điều hành của doanh nghiệp cả về nhân lực cũng như về công nghệ để bắt kịp xu thế kinh tế thế giới hiện nay. - DN phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc XD dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt phải minh bạch về tài chính. Thuyết phục được NH về hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng những tiêu chí như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ...".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
30 p | 934 | 471
-
Báo cáo thực tập "Tình hình áp dụng và thực hiện hệ thống HACCP ở Viện dinh dưỡng vào công tác Sản xuất và tiêu thụ Bột dinh dưỡng cho trẻ em"
55 p | 387 | 235
-
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân huyện Cao Lãnh- Đồng Tháp
64 p | 306 | 107
-
Bài tập cá nhân đề tài: Ví dụ thực tiễn về " triết lý kinh doanh"
4 p | 916 | 43
-
Hoàn thiện quản trị phân phổi thức ăn gia súc tại Cty Phương Đông - 5
9 p | 78 | 12
-
Bài tập cá nhân: Nghiệp vụ cho vay khách hàng là doanh nghiệp
10 p | 155 | 6
-
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay
11 p | 83 | 2
-
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại
13 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn