Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 2
download
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các Doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay trình bày về cơ sở lý luận về cho vay doanh nghiệp. Thực trạng cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Tín dụng là tài trợ vốn cho khách hàng để mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trên cơ sở tín nhiệm (tín chấp) hoặc có đảm bảo bằng tài sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ----------------- TI ỂU LUẬN NGHI ỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay Giảng viên hướng dẫn: TS. Lại Tiến Dĩnh Học viên thực hiện: Lớp: Cao Học – Ngân Hàng – Ngày 1 Khóa: 17 Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2008 1/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm: Tín dụng là tài trợ vốn cho khách hàng để mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trên cơ sở tín nhiệm (tín chấp) hoặc có đảm bảo bằng tài sản. 2.Phân loại tín dụng Ngân hàng: 2.1.Phân loại theo thời gian: - Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống - Tín dụng trung hạn: Từ trên 1năm đến 05 năm. 2.2.Phân loại theo hình thức: - Chiết khấu thương phiếu: là việc Ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hửu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nhận nợ) - Cho vay: là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoản thời gian xác định. - Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song Ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. - Cho thuê: là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng. 2.3.Phân loại theo tài sản đảm bảo: Tín dụng có thể được phân chia thành tín dụng có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng (tức không có tài sản đảm bảo); tín dụng có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính 2/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài s ản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc các khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng … cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. Tài s ản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ lớn thứ hai bằng cách bán các tài s ản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ quá trình sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ. 2.4. Phân loại tín dụng theo rủi ro: Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia rủi ro. Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nộ và ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh, chứng khoán. Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời. - Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng gặp thiên tai,khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính …. - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn … - Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì… 3. Các nghiệp vụ tín dụng: 3.1. Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán hoặc người thụ hưởng có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua hoặc mang đến Ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. 3/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.2. Cho vay: 3.2.1. Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trọng khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. 3.2.2. Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi s uất(cố định hoặc thả nổi) và các yêu cầu đảm bảo khác nếu cần. Mỗi món vay được tách thành thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau. Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, Ngân hàng sẽ kiểm soát mục dịch và hiệu quả. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. 3.2.3. Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng. 3.2.4. Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay để mua hàng hoá và thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng. 4/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.2.5. Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã được thoả thuận. loại này thường áp dụng cho những khoản vay trung và dài hạn 3.2.6. Cho vay gián tiếp: Là hành thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: Nhóm sản suất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,.... 4. Các hình thức cho vay thông thường đối với doanh nghiệ p: 4.1. Cho vay ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất thông qua hình thức cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp; cho vay từng lần hoặc theo hạn mức, có tài sản đảm bảo hoặc không cần tài sản đảm bảo dưới hình thực chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. 4.2. Cho vay trung và dài hạn: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ,.... để tồn tại và phát triển. Có hai hình thức cho vay: - Cho vay bằng cách mua các trái phiếu: Các Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho quá trình hình thành tài sản cố định dựa trên khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Cho vay theo các dự án: Ngân hàng cho khách hàng vay để mua sắm, xây dựng tài sản cố định trên cơ sở người vay phải xây dựng dự án thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, trong đó thẩm định dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn vay và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. 5/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2008 1. Trực trạng vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2008: Kể từ đầu quý II/2008, lãi suất Ngân hàng tăng nhanh do Chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát nhằm thu hút một lượng tiền lớn nằm ngoài lưu thông thông qua nhiều đợt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,…Lãi suất Ngân hàng cao, các doanh nghiệp, đặt biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, thậm chi ngưng sản xuất do không chịu nỗi lãi suất tiền vay trong nước quá cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 3 quý đầu năm mới chỉ đạt 18%, bằng 60% kế hoạch đề ra, ngân hàng dư thừa vốn khả dụng nhưng rất khó tìm được dự án khả thi để cấp tín dụng, một số Ngân hàng TM khác đạt tốc độ thấp hơn trong khi đó mục tiêu cả năm tăng trưởng dư nợ là 30%. Không chỉ vậy, nhiều chi nhánh Ngân hàng thương mại và nhiều Ngân hàng thương mại chưa đạt chỉ tiêu lợi nhuận nên buộc họ phải đẩy mạnh cho vay. Trong thực tế hiện nay đang diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại để thu hút khách hàng có dự án tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tiêu thụ sản phẩm bình thường,.... nhằm đẩy mạnh cho vay nhưng lãi suất giảm chậm nên khó có thể đẩy vốn ra được. Nhiều doanh nghiệp mặc dù có dự án tốt nhưng vẫn không dám vay vốn Ngân hàng do lãi suất va vốn quá cao. Cũng do tình trạng vốn khả dụng của các Ngân hàng thương mại đang dư thừa nói trên nên việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay tái cấp vốn, hạ lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay thiếu hụt trong thanh toán bù trừ,..... ít tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại. Một sức ép khác là nếu không cho vay ra để ứ đọng vốn thì Ngân hàng sẽ bị lỗ, thâm chí có thể thua lỗ lớn hơn nếu cho vay ra gặp rủi ro hoặc cho vay với lãi suất thấp thì bị lỗ do lãi suất đầu vào quá cao. 6/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- => Hậu quả để lại cho các Ngân hàng thương mại sau cuộc cách mạng kiềm chế lạm phát là nợ xấu tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao trên tổng dư nợ của toàn ngành, đặt biệt trong khối Ngân hàng Quốc doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bị thua lỗ nên không có nguồn trả nợ Ngân hàng khi đến hạn. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008: Những tháng đầu năm 2008, giá nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép tăng vọt, nhưng đến những tháng gần đây giá cả các mặt hàng này giảm giá rất mạnh. Điển hình như giá sắt thép, từ tháng 5 đến nay, giá đã giảm tới 50% do giá thép trên thế giới giảm mạnh và nhu cầu trong nước cũng ít đi. Thị trường bất động sản đóng băng, hàng loạt dự án xây dựng phải dừng, giãn tiến độ khiến cho giá xi măng cũng giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước giảm đã khiến một số mặt hàng phải cắt giảm sản lượng, ví dụ như cuối tháng 10, dầu thô khai thác chỉ bằng 86,3%, than khai thác giảm 8,5%, vải dệt giảm gần 5%, giấy bìa giảm 4,5%, thép tròn chỉ bằng 59,1%, biến thế điện giảm 13,9%, t ivi giảm 5,8%… so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu giảm bình quân 400 triệu USD/tháng so với mức bình quân 8 tháng trước đó. Đến tháng 9/2008, CPI đã tăng chậm lại và có xu hướng giảm dần từ tháng 10/2008, đến tháng 11 năm nay CPI đạt 147,07 tăng 24,2% so với cùng kì năm ngoái nhưng giảm 0.76% so với tháng trước. Bên cạnh đó có thể thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm dần theo quý từ đầu năm 2008 đến nay, tăng trưởng quý I là 7,95%; quý II là 6,2%; quý III là 6,48%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại. Nguyên nhân phần lớn là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, hàng hoá nước ta lại chủ yếu xuất sang các thị trường bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng này như Mỹ, Châu Âu. Thị trường hàng hoá trong nước có thể bị chiếm lĩnh bởi các nước khác đặc biệt là Trung Quốc khi mà hàng hoá các nước này mất thị trường béo bở ở Mỹ và các nước Châu Âu sẽ chuyển hướng sang các nước có thị trường mới như nước ta. Xuất phát từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là đối tượng chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh nghiệp hiện tại (chiếm 96,5% trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp cả nước) hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút 7/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 50% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực như sau: + Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sắt thép, xi măng,….không bán được sản phẩm, hàng tồn kho nhiều trong khi lãi suất tiền vay Ngân hàng ở thời điểm vay vốn mua hàng hoá cao => thu hẹp sản xuất, kinh doanh thua lỗ. + Thị trường bất động sản đóng băng, cung vượt cầu, trong khi người lao động có thu nhập thấp không mua được nhà do giá cao (do đầu vào - lãi suất Ngân hàng - cao) + Giá gạo xuất khẩu giảm, sản phẩm lúa làm ra từ nông dân không bán được hàng => không có tiền để tiêu dùng và tái tạo sản xuất. + Thị trường tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản, cafê, cao su bị thu hẹp do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu => Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải thu hẹp sản xuất, người lao dộng bị mất công ăn việc làm, s ản phẩm tạo ra từ các hộ gia đình không tiêu thụ được hàng => Giá giảm kéo dài, nông dân không có khả năng trả nợ Ngân hàng khi đến hạn. Đặt biệt, các Nhà máy chế biến Thuỷ sản chỉ hoạt động khoảng 30% công suất do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Trước ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ các nước đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó phải kể tới các gói kích thích nhằm ngăn chặn đà suy thoái. Không nằm ngoài xu thế chung, ngày 3/12 Chính phủ Việt Nam đã công bố gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD nhằm kích thích sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, tạo động lực cho Việt Nam phát triển bền vững. Gó i kích thích này được đưa ra đúng vào thời điểm các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Đây là một động thái rất kịp thời của Chính phủ được các tầng lớp nhân dân và các nhà kinh tế đánh giá cao. 8/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG III GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị: Theo tôi, khi sử dụng cho vay kích cầu Nhà nước nên áp dụng vào các ngành sử dụng nhiểu lao động, đặt biệt là lao động giản đơn như: ngành xây dựng; ngành may mặc, ngành công nghiệp chế biến,….. vì những lý do sau đây: * Đối với ngành xây dựng: - Khi Chính phủ hỗ trợ vốn cho ngành xây dựng phát triển sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng là lao động giản đơn, lao động phổ thông không cần phải qua trường lớp đào tạo, có công ăn việc làm, tạo ra được thu nhập. Các đối tượng này sẽ sử dụng phần lớn tiền lương, tiền công vào mục đích tiêu dùng. Từ đó sẽ thúc đẩy những ngành nghề khác tạo ra những sản phẩm tiêu dùng phát triển nhanh. - Khi ngành xây dựng phát triển sẽ tiêu thụ nhanh các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt thép, cát, đá,.....thúc đẩy các ngành liên quan phát triển. Hơn nữa những ngành này thường sử dụng nhiều lao động giản đơn nên sẽ kích thích tăng tiêu dùng từ tiền lương của họ làm ra. Kinh nghiệm ở các nước Nhật Bản cho thấy, ở những năm mà nền kinh tế Nhật suy thoái, giảm phát, Chính Phủ Nhật ưu tiên kích cầu sản xuất vào ngành xây dựng bằng cách: tăng cường nạo vét các lòng sông để tạo dòng sông thông thoáng, giúp cho tàu thuyền qua lại dễ dàng => Thuận lợi cho việc lưu thông, kinh doanh, buôn bán; Xây dựng các khu dân cư ở đô thị mới, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng nông thôn để tạo điều kiện cho việc lưu thông, phát triển sản xuất. * Đối với ngành hỗ trợ cho xuất khẩu: Bao gồm các ngành may mặc; ngành công nghiệp chế biến (Lương thực, thuỷ hải sản, cà fê, cao su): Nhằ m tạo công ăn việc làm cho người lao động để gia tăng tiêu dùng và kích thích tăng trưởng sản xuất để tăng xuất khẩu 9/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Riêng đối với lĩnh vực lương thực, Chính phủ nên xây dựng kho dự trữ lúa, nhằm tiêu thụ hết lượng lúa từ nông dân làm ra mỗi khi giá cả trên thị trường thế giới có nhiều biến động, tránh tình trạng người dân làm ra sản phẩm nhưng không tiêu thụ được hàng do các thương lái ép giá. Hàng hoá được tiêu thụ, người dân sẽ có tiền để chi tiêu cho tiều dung và tái tạo sản xuất. Thực tế hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vừa công bố gói giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2009-2010 là 35.000 tỷ đồng là giải pháp hoàn toàn đúng đắn trong việc kích cầu sản xuất. Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội là 15.000 tỷ đồng; nguồn vốn kích cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và chương trình xã hội hoá nhà ở là 20.000 tỷ đồng. Ngoài ra BIDV đang đề xuất với Chính phủ về việc triển khai thành lập Quỹ kích cầu đầu tư và tiêu dùng với tổng số vốn là 16.000 tỷ đồng, gói vốn xúc tiến hỗ trợ cho xuất khẩu là 15.000 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn tín dụng cho các dự án bất động sản, cao su, khoáng sản, thuỷ điện.... là 5.650 tỷ đồng trong gian đoạn 2009-2011. 2. Giải pháp cho năm 2009: - Vốn kích cầu nên hướng đến những người thu nhập trung bình và thấp có nhu cầu về nhà ở như: cán bộ, công chức, viên chức hoặc công nhân tại các khu công nghiệp, nhằm góp phần tăng nguồn cung về nhà ở để bình ổn thị trường bất động sản. - Cấp bù lãi suất cho những doanh nghiệp có hàng tồn kho nhiều do không bán được hàng và vay vốn mua hàng trong thời điểm lãi s uất cao như những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sắt, thép, xi măng, thuốc chữa bệnh nhằm mục đích duy trì sản xuất kinh doanh. - Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, tạo ra cân đối lớn cho nền kinh tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Đầu tư nạo vét kênh mương nội đồng và giao thông nông thôn => Nâng cao cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vùng nông thôn => tạo công ăn việc làm cho lao động giản đơn,… - Giản thuế trị giá gia tăng đối với một số hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệpcó mức thuế thay đổi so với năm 2008 như: than đá, cát, sỏi, sản phẩm cơ kh í là tư liệu sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, sản phẩm luyện kép kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý (trừ vàng nhập khẩu); giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhâp doanh nghiệp . 10/11
- Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các NHTM ở Việt Nam hiện nay --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng cá nhân vay vốn sử dụng mục đích tiêu dùng. Có như vậy, mới kích cầu được mãi lực tiêu dùng ở thị trường nội địa, vì nếu hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để gia tăng sản xuất - kinh doanh nhưng mãi lực tiêu dùng yếu, hậu quả sẽ xấu hơn. - Thời gian hỗ trợ vốn kích cầu cho các doanh nghiệp phải hợp lý theo từng ngành, từng lĩnh vực. Cụ thể: + Cho vay kích cầu cho người có thu nhập thấp: thời gian dài trung bình từ 10 năm đến 20 năm + Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựcxuất khẩu: thời gian thực hiện tối đa 6 tháng. + Cho vay tiêu dung: thời gian được trợ vốn trung bình từ 03 đến 05 năm. + Cấp bù lãi suất cho những ngành có hàng tồn kho nhiều như: sắt, thép, thuốc chữa bệnh,.... kỳ hạn 03 tháng. 11/11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
30 p | 934 | 471
-
Báo cáo thực tập "Tình hình áp dụng và thực hiện hệ thống HACCP ở Viện dinh dưỡng vào công tác Sản xuất và tiêu thụ Bột dinh dưỡng cho trẻ em"
55 p | 387 | 235
-
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân huyện Cao Lãnh- Đồng Tháp
64 p | 306 | 107
-
Bài tập cá nhân đề tài: Ví dụ thực tiễn về " triết lý kinh doanh"
4 p | 916 | 43
-
Hoàn thiện quản trị phân phổi thức ăn gia súc tại Cty Phương Đông - 5
9 p | 78 | 12
-
Bài tập cá nhân: Nghiệp vụ cho vay khách hàng là doanh nghiệp
10 p | 157 | 6
-
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại
13 p | 68 | 3
-
Bài tập cá nhân: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
21 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn