intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập cá nhân: Nghiệp vụ cho vay khách hàng là doanh nghiệp

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

156
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập cá nhân: Nghiệp vụ cho vay khách hàng là doanh nghiệp trình bày lý luận chung về cho vay ưu đãi. Cho vay ưu đãi là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển một sản phẩm, một đơn vị, một ngành, một vùng,… cần có sự hỗ trợ đặc biệt về lãi suất, thời hạn, hạn mức tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập cá nhân: Nghiệp vụ cho vay khách hàng là doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌ C NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiểu luận Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp GV hướng dẫn : TS. Lại Tiến Dĩ nh H V thực h iện : Trần Văn Thanh Lớp : Cao học Ngân hàng – Ng ày 1 Khóa : K17 TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2009
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1.Vấn đề chung về cho vay ưu đãi 1.1 Khái niệm cho vay ưu đãi. Cho vay ưu đãi là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển một s ản phẩm, một đơn vị, một ngành, một vùng,… cần có sự hỗ tr ợ đặc biệt về lãi suất, thời hạn, hạn mức tín dụng. Cho vay ưu được Nhà nư ớc sử dụng khi đã định hướng sản phẩm đó là sản phẩm trọng yếu, đơn vị đó là đơn vị kinh t ế chủ đạo, ngành đó là ngành cần ưu t iên phát triển, vùng đó là vùng cần hư ớng t ới phát triển lâu dài,… Tr ên thự c tế, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp kích cầu khác nhau trong đó cho vay kích cầu chiếm vị trí qu an trọng, vì gặp nhiều thuận lợi hơn khi thực hiện, dễ k iểm soát và có sự kết hợp tham gia của các đơn vị khác, chủ đạo là ngành ngân hàng. Lãi suất ưu đãi chính là phần đáng chú ý nhất đối với tín dụng đầu tư phát triển của ngân hàng. Lãi suất cho vay của ngân hàng khoảng 8,5%/năm (giai đoạn trước 2008), trong khi lãi suất của tín dụng ưu đãi 5,3% (trư ớc 2004 là 4,3%). 1.2 Tình hình cho vay kích cầu từ trước đến nay tại Việt Nam Danh mục mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Gạo; lạc n hân; cà phê; chè; hạt tiêu; hạt điều đã qua chế biến; rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nư ớc quả); đư ờng (không bao gồm các sản phẩm sau đường); thủy sản; thịt gia súc, gia cầm; gốm sứ (trừ gốm sứ xây dựng, gốm sứ kỹ thuật; gốm sứ vệ sinh); các sản phẩm gỗ (bàn, ghế, giư ờng tủ và đồ gỗ mỹ nghệ); mây - tre - lá; sản phẩm tơ tằm; sản phẩm dây điện; cáp điện sản xuất trong nước; sản phẩm cơ khí (đóng tàu xuất khẩu, động cơ diesel, máy b ơm nước, máy công cụ phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp); hàng dệt kim; máy tính nguyên chiếc và phụ kiện máy tính; trứng gia cầm muối; quế và tinh dầu quế; và khăn bông. (Nguồn: Quỹ Hỗ tr ợ Phát triển TP.HCM) Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là nguồn quỹ ngân sách được sử dụng để hỗ trợ phát triển kinh t ế và xã hội quốc gia. Những dự án đư ợc tài trợ của nguồn tín dụng này có đặc điểm là hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, tức thấp hơn ngân hàn g rất nhiều, và được sử
  3. dụng nguồn vốn vay trong một thời gian dài. Nhữ ng dự án có lợi ích cộng đồng cao như phát triển nông thôn và vùng khó khăn là đối tượng ưu t iên vay vốn từ quỹ này. Tuy nhiên, các DN có dự án đầu tư ở những địa bàn đặc biệt này không còn được hưởng đặc lợi vốn vay, kể từ khi Chính phủ ban hành N ghị định 106/2004/CP tháng 4/2004, nhằm thay thế N ghị định 43 trư ớc đó vốn mang lại nhiều cơ hội vay vốn ưu đãi từ nhà nước. Nghị định 43 ban hành năm 1999, với m ục đích hỗ trợ các dự án của các thành phần kinh tế thuộc ngành, lĩnh vự c, chư ơng trình khuyến khích lớn của nhà nư ớc, cũng như các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. K hác với nghị định này, Nghị định 106 nhắm vào ngành, lĩnh vực, chương trình lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh t ế, thúc đẩy tăng trư ởng kinh tế bền vững. Điều này có nghĩa, hầu hết các DN trong lĩnh vực chế b iến nông - lâm - thủy sản mà trước đây hội đủ điều kiện vay, hoặc những dự án tại nhữ ng vùng khó khăn, những lĩnh vực thuộc chư ơng trình khuyến khích đầu tư của nhà nước... có thể không còn được hư ởng vốn vay ưu đãi. Tuy vậy, theo nghị định mới, một số dự án được đầu tư ở những vùng khó khăn có thể tiếp cận nguồn vốn t ín dụng ưu đãi, như trồng rừng để cung ứng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo gắn liền với các DN chế biến. Ngoài ra, một số dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn phục vụ cho di dân và chế t ạo thiết bị trong nư ớc đầu tư ở vùng khó khăn cũng thuộc ưu tiên theo nghị định m ới. - Kết quả hoạt động cho vay kích cầu gần đây. Trước đây, thực hiện chính sách phát triển tăng trư ởng kinh tế, Chính phủ thự c hiện chính sách tín dụng nới lỏng (từ năm 2003 đến 2007, cung t iền tăng 25% m ỗi năm trong khi giữ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) cũng như các đơn vị được hư ởng cho vay ưu đãi là rất lớn, từ đó đạt được biến t iến đáng kể trong tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá cao trong khu vực giai đoạn này, từ năm 2000 – 2006 trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh t hứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng GD P 5,91 6,49 6,46 6,93 7,29 8,11 7,00 8,3
  4. 9 8 7 6 5 tốc độ tăng trưởng GDP 4 3 2 1 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (n guồn s ố liệu : T ổng cục thống kê Vi ệt Nam) Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tín dụng đã khiến lạm phát liên tục ở mứ c cao, và nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007, “rung hồi chuông cảnh báo” cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời với lãi suất thực âm (giá vốn quá rẻ), các nhà đầu tư phóng tay vay tiền đầu tư vào bất động sản (và ở quy mô nhỏ hơn là vào chứ ng khoán) bất chấp rủi ro tín dụng khi lãi suất tăng và k hả năng suy thoái của thị trường này. Các ngân hàng hưởng lợi lớn từ cơn lốc đầu tư này, nên tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Ngân hàng càng năng động thì tăng trưởng tín dụng càng cao (70% trong khối ngân hàng cổ phần, và 20% trong khối ngân hàng quốc doanh trong năm 2007). Hệ thống ngân hàng, dù biết rủi ro trong các d ự án vay trong giai đoạn bùng nổ, nhưng cũng hư ởng lợi từ đó, nên họ không đủ động cơ để hạn chế rủi ro thất bại của dự án vay, đẩy rủi ro về phía người gử i tiền (nhất là các ngân hàng thương mại). Một số ngân hàng cũng không tính đến rủi ro lãi suất, nên dùng vốn đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trong tình tr ạng thiếu kiểm soát của thị trư ờng như thế, thì ngư ời ghìm cư ơng cuối cùng chính là Ngân hàng Nhà nước. Nhưng NH NN Việt Nam, vốn không độc lập với Chính phủ (như tại hàng loạt các quốc gia khác) nên dường như không quan tâm nhiệm vụ chống lạm p hát của mình. Không những thế, với tốc độ tăng cung tiền tăng hàng năm 25- 35%, gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, NH NN đã chủ động tiếp tay cho lạm phát, một thứ thuế đánh vào người gửi tiết kiệm để tài trợ cho giới đầu tư thông qua vốn giá r ẻ, nhằm thúc đẩy tăng trư ởng. Đời sống của những người ăn lư ơng (công chứ c và công nhân) gặp nhiều khó khăn, và đình công là hệ quả t ất yếu của lạm phát.
  5. 2. Thực trạng tình hình đi vay của doanh nghiệp hiện nay. 2.1 Tình hình vay nợ trư ớc đây Trong giai đoạn nới lỏng tín dụng trư ớc đây, hàng loạt doanh nghiệp được cho vay ưu đãi theo các chư ơng trình của chính phủ và địa phư ơng. Hoạt động tín dụng diễn ra sôi nổi, cạnh tranh của các ngân hàng với nhau. Hàng loạt ngân hàng từ nâng cao thư ơng hiệu của mình bằng việc thự c hiện cho vay vốn trong vòng 24 giờ. Thủ tục nhanh chóng, các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc hạ lãi suất, phong cách phục vụ, chiều chuộng khách hàng. Xét về hạn mức tín dụng : tổng dư nợ giữa 2007 là gần 1000 nghìn tỉ đồng, tăng hơn ba lần so với 2003 và bằng khoảng 90% GDP 2007. 2.2 Những biến động gần đây về lãi suất . Để kiềm chế lạm p hát tăng cao, Chính phủ buộc phải thự c hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, N gân hàng nhà nước đ ã t ăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thư ơng mại lên, thu hút tiền về qua việc phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu, quy định thắt chặt hạn mức tín dụng, không cho vượt trần giá mua ngoại tệ qua việc chuyển đổi loại ngoại tệ, … Từ đó các ngân hàng thương mại buộc phải đẩy mạnh lãi suất tiết kiệm để huy động vốn, và tăng lãi suất vay để hạn chế cho vay ra, cũng như bù lỗ phần lãi tiết kiêm phải chi thêm. Và chính phủ đã thành công bằng biện pháp này, khi lạm phát ở Việt Nam 5 tháng đầu năm s au khi thống kê cao đến 25.56% đã từng bước giảm nhiệt và tính tổng đến 8 th áng đầu năm chỉ còn 7.3%. Tuy nhiên đồng thời với việc lãi suất tiền huy động tăng cao, lãi suất cho vay ra của ngân hàng cũng tăng cao. Từ lãi suất cho vay bình quân 1.12%/năm đối với cá nhân và 1% đối với doanh nghiệp thường và 0.85% đối với doanh nghiệp ưu đãi (trư ớc tháng 3-2008 theo N gân hàng công thương Việt Nam) thì khi ngân hàng nhà nư ớc điều chỉnh tăng lãi suất trần thì hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều từ từ nâng lãi suất lên và “đụng trần” là 21%/năm vào t háng 9-2008. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần kèm với việc vay tiền với lãi suất cao thì người đi vay còn phải trả các loại phí khác như: phí thẩm đinh, phí hồ sơ vay, phí nhận tiền m ặt, … Chi phí sử dụng vốn vay từ đó bị đẩy lên cao và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng cao theo. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và một p hần cả trong khâu tiêu thụ là do người dân do lãi suất huy động vốn cao đã tiết kiệm trong chi tiêu để gởi tiền vào ngân hàng. Việc vay vốn từ ngân hàng khó khăn hơn làm nhiều dự án bị từ chối cho vay, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án do
  6. không thể trả lãi vay. Đồng thời, rất nhiều doanh nghiệp muốn vay nợ để phục vụ hoạt động kinh doanh, nhưng các n gân hàng bị khống chế hạn mứ c vay nên không cho vay ra. 2.3 Lãi suất hợp lý để kích cầu các ngành cần ư u đãi. Để thấy lãi suất đã hợp lý với các doanh nghiệp chư a, cần xem xét lãi suất biến động qua các giai đoạn từ 2007 đến nay. Lãi suất tính theo thời điểm đối với vay trung dài hạn (số liệu N gân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương) : Ngày Lãi suất Trước tháng 3/2008 1.12% /tháng Tháng 3 1.38 Tháng 5 1.56 Tháng 6 1.75 Tháng 9 1.65 Tháng 12 1.38 Tháng 1/2009 1.2 Như thế, lãi suất trong năm 2008 biến động rất lớn, tăng cao lên “trần” 21% /năm, và tạo nhiều bất cập hiện hữu như đã đề cập ở phần biến động lãi suất ở trên, và ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến các doanh nghiệp cũng như nền kinh t ế dài hạn. Trong 2008 lãi suất như thế là chưa hợp lý, mứ c tăng lãi suất quá cao, và t ất yếu phải thay đổi cho phù hợp với nền kinh t ế. Vì vậy, sau các đ ợt tăng mạnh lãi suất tiền vay, thì cũng đến giai đoạn các n gân hàn g thương mại dần điều chỉnh lãi suất giảm xuống trong hoạt động tín dụng lẫn hoạt động huy động vốn (khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất) để thúc đẩy nền kinh t ế.
  7. Thống kê các đ ợt giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp ( các ngân hàng thư ờng công bố lãi suất thấp nhất của mình, nhưng trên thực t ế vay thì lãi suất cao hơn nhiều) : Ngân hàng / Thời điểm Tháng Tháng Tháng 06/2008 08/2008 12/2008 Ngân hàng Đầu tư Phát triển VN 17,5 % 15 % 10 % Ngân hàng Nông nghiệp và phát 17,5 % 15,5 % 11,5 % triển nông thôn VN Ngân hàng Công thương 17,5 % 15,5 12 % Ngân hàng TM CP Ngoại thương 17,5 % 15,2 % 10.5 % Giai đoạn tháng 12/2008, không giảm m ạnh như BID V, như ng Vietcombank lại áp dụng ngay biểu phí cho vay 10,5%/năm kể từ ngày 5/12. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi của Vietcombank xuống còn 0,875%/tháng, lãi suất cho vay thông thư ờng là 1,04%/tháng; riêng đối với các doanh nghiệp làm hàn g xuất khẩu cam kết bán lại ngoại tệ cho Vietcombank thì lãi suất cho vay chỉ còn ở mứ c 0,42%/tháng. Nhữ ng khách hàng thu mua lúa gạo, nông lâm thủy sản xuất khẩu, cho vay sản xuất các mặt hàng thiết yếu thay thế hàng nhập khẩu, các mặt hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, các ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cho vay tối thiểu là 11%/năm… Cho đến hiện nay, lãi suất cho vay đã hạ xuống đán g kể như trên, nhưng trên thực tế mức lãi suất cho vay trong dài hạn vẫn còn cao, tại Ngân hàng Công thư ơng Việt Nam đang là 1.38% /tháng (16,56 %năm ). Như vậy với các dự án cần t hời gian vay vốn lâu (nhất là các ngành ưu đãi) thì lãi suất hiện nay vẫn chưa đáp ứng được.
  8. 3. Giải pháp 3.1 Về phía chính phủ - Cần xây dựng chiến lược p hát triển kinh tế trong dài hạn hợp lý để ổn định nền kinh tế vĩ mô, tránh xảy ra tình trạng lãi suất biến động mạnh như trong năm 2008. Để làm được điều này cần tách bạch giữa quyền hạn chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để mục tiêu phát triển kinh tế và kiềm chế lạm phát đều đư ợc thực hiện tốt như t ại nư ớc khác trên thế giới. Quản lý vĩ mô của nư ớc ta còn yếu kém nên xảy ra tình trạng bất ổn trên nhiều thị trường như : bất động sản, vàng, chứ ng khoán, lãi suất ngân hàng và ngoại tệ. Chính vì vậy cần kết hợp các biện pháp vĩ mô, kết hợp giữa các ngành chức năng để ổn định thị trường đảm bảo cho phát triển trong dài hạn, khi tình hình thế giới đang khó khăn chung. - Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh các do anh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ cho vay ư u đãi, gần đây nhất là Nghị định 106/2004/CP như trên. Tuy nhiên vẫn cần xem xét lại các ngành ưu đãi ph ù hợp hơn nữa với điều kiện thự c t ế, có các quy định rõ ràng về biện pháp cho vay ưu đãi (nhất là thời hạn trả nợ vay) , đồng thời quy định ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý trả nợ vay, tránh tình trạng bao cấp cho các doanh nghiệp và hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng nhất là N gân hàng cho vay theo chỉ định của Chính phủ . - Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện cổ phần hóa các n gân hàng quốc doanh, năm 2007 là Ngân hàng Ngoại thư ơng Việt Nam, cuối tháng 12/2008 đã IPO thành công Ngân hàng Công thương Việt Nam, đang thự c hiện các thủ tục cần thiết để cổ phần hóa Ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việc thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh để nâng cao khả năn g cạnh tranh và tiềm năng về nguồn vốn là rất tốt, tuy nhiên liệu có nên xem xét vấn đề “để lại” ít nhất một ngân hàng quốc doanh để có thể thực hiện tốt các chính sách cho vay ưu đãi của Nhà nước không? Bởi khi các ngân hàng đều cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận thì việc chỉ định cho vay của Chính phủ sẽ mang tính áp đặt phi thị trư ờng, rất khó thự c hiện. Nếu không thực hiện cho vay chỉ định thông qua các n gân hàng, thì không thể thực hiện ưu đãi cho vay với các ngành ưu đãi như luật định, và không thể thực hiện tốt đư ợc định hư ớng phát triển kinh tế. 3.2 Về phía hệ thống ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đến việc kiềm chế lạm phát để tạo m ôi trường hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp.
  9. - Hệ thống các ngân hàng thư ơng mại cần thiết lập mức lãi suất hợp lý để thúc đẩy cho vay kích cầu trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừ a (D NN VV) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp này trong giai đoạn 2008 - 2010 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, t ổng dư nợ cho vay đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của BIDV. ABBank cũng sẽ dành riêng nguồn vốn lên đến 1.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho các DNN VV trong giai đoạn cuối năm 2008. N goài ra, chương trình Tài trợ xuất khẩu bằng VND với mứ c lãi suất cho vay USD vẫn đang được ABBank đẩy mạnh đến các doanh nghiệp trong quý IV. Tuy đã có thực hiện các biện pháp tích cực như trên, nhưng đó chỉ là biện pháp áp dụng t ại m ột số ngân hàng, và không có thông tin về mứ c lãi suất như thế nào là hợp lý. Với lãi suất đến tháng 1/2009 như trên , các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả lãi, thời gian vay vốn ưu đãi vẫn chưa được kéo dài nên khả năng hoàn gốc cũng là một vấn đề. - Các ngân hàng cần liên kết với nhau thông qua Hiệp hội ngân hàng tạo ra đồng loạt các biện pháp và thống nhất mức lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp ưu đãi. Đồng t hời hệ thống ngân hàng cần áp dụng phư ơng pháp quản trị t ín dụng tốt, để đảm bảo cho vay vốn hợp lý và nâng cao khả năng cho vay không thế chấp, cho vay dựa trên tính khả thi của dự án, tính hiệu quả của lợi nhuận kỳ vọng. - Dựa trên danh sách các ngành cần hướng đến để đáp ứng việc chuyển dịch cơ cấu kinh t ế Việt Nam, các ngân hàng cũng cần có chiến lược, chính sách (thông báo rộng rãi) về các n gành, nghề, doanh nghiệp đư ợc cho vay vốn ưu đãi , để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn.
  10. 3.3 Về phía doanh nghiệp. - Việc sử dụng nợ là con dao hai lưỡi, có thể khuếch đại lãi như ng cũng phóng to lỗ vì vậy các doanh nghiệp nên đề ra chiến lư ợc sử d ụng nợ vay và kế hoạch trả nợ v ay hợp lý. Các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cổ phần nên sử dụng nguồn vốn này trong tình hình lãi suất tiền vay chư a ổn định như hiện nay, cũng như là một biện pháp góp phần thúc đẩy thị trường chứ ng khoán Việt Nam. - Các doanh nghiệp thuộc ngành được ưu đãi, cần xác định hướng phát triển rõ ràng của mình, không quá dựa vào nguồn vốn vay ưu đãi , hay sự hỗ trợ của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đang từ ng bư ớc hội nhập như hiện nay. Việc minh bạch tài chính cũng là m ột đòi hỏi quan trọng khi cần đi vay ưu đãi. Các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi các doanh nghiệp nư ớc ngoài trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo luân chuy ển tiền tệ, để quản lý tốt h ơn nguồn vốn và nợ vay của m ình hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cần ưu đãi. - Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ư u đãi cần linh hoạt liên hệ nguồn vay hỗ trợ, đề xuất các kiến nghị để phát triển lĩnh vực của mình cho Chính phủ, để từ đó nhận đư ợc các hỗ trợ tư ơng ứng. Các doanh nghiệp cùng ngành nên liên kết lại với nhau, thành lập các Hiệp hội để từ đó có những bư ớc hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
52=>1