Quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước
lượt xem 221
download
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô cho rằng: Ngân sách nhà nước là bảng kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định bằng tiền của bất kỳ xí nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”. - Theo từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế Pháp định nghĩa: “NSNN là văn kiện được nghị viện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức công ( nhà nước,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Luận Văn ĐỀ TÀI: Quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 1
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Mục lục PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN .................................................................................. 1 I) TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:.................................................................................................. 1 1) Khái quát về NSNN: ...................................................................................................... 1 2) Bản chất của NSNN: ...................................................................................................... 1 3) Vai trò của NSNN:......................................................................................................... 2 4) Tổ chức hệ thống NSNN: ............................................................................................... 4 II) KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CHI NSNN:.................................................. 6 Khái niệm chi NSNN: ........................................................................................................ 6 Đặc điểm chi NSNN: ......................................................................................................... 7 III) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN: ......................................................... 8 1) Nguồn chi NSNN: .......................................................................................................... 8 2) Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN: ........................................................................ 10 IV) PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI: .................................................................................... 11 1) Nhiệm vụ chi của NSTW: ............................................................................................ 11 2) Nhiệm vụ chi của NSĐP: ............................................................................................. 12 V) CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CỦA CHI NGÂN SÁCH: ................................................ 13 PHẦN II: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP................................................................ 15 I) ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ ÔN: ......................................................... 15 II) ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH HUYỆN TRÀ ÔN: .......................................... 19 III) CÔNG TÁC QUAN LÝ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ ÔN: ................... 24 PHẦN 3: KẾT LUẬN .......................................................................................................... 66 I) SO SÁNH GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ: .............................................................. 66 II) KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT: ..................................................................... 67 SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 1
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN I) TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1) Khái quát về NSNN: 1.1) Khái niệm NSNN: - Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1971) cho rằng: “NSNN là bảng kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ xí nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”. - Theo từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế Pháp định nghĩa: “NSNN là văn kiện được nghị viện hoặc hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức công ( nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị công,…) hoặc tư ( doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”. - Theo từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “ NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”. - Theo Điều 1 Luật NSNN được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ hôp thứ hai ( từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002) thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ năm ngân sách 2004, thể hiện NSNN như sau: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.2) Khái niệm Ngân sách Địa Phương ( NSĐP): - Ngân sách địa phương là tổng hợp dự toán của các ngành trực thuộc Ngân sách Tỉnh, thành phố, Ngân sách Huyện và ngân sách Xã. - Ngân sách huyện được hợp thành bởi các kế hoạch tài chính và các dự toán kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc Huyện. 2) Bản chất của NSNN: - Lịch sử hình thành và phát triển NSNN ở các nước trên thế giới cho thấy NSNN ra đời, phát triển cùng với kinh tế hàng hóa và mức độ hoàn thiện của Nhà nước phạm trù Ngân sách cũng phát triển tương ứng. Một nền kinh tế nặng về hiện vật sẽ được phản ánh vào một Ngân sách với nhiều chỉ tiêu hiện vật thông qua các khoản thu chi Ngân sách dưới hình thức hiện vật. Một nền kinh tế đơn nhất sở hữu, giá trị và giá cả hàng hóa không được đánh giá chung, dịch vụ không được coi trọng sẽ cho ra một Ngân sách méo mó, sai lệch bởi các nguồn thu không đúng về bản chất và tên gọi cùng với những khoản chi bao cấp, bao biện cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Một nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhiều thành phần sẽ có một NSNN với nội dung, kết cấu hoàn toàn khác. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 1
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Chịu sự quyết định bởi mỗi phương thức sản xuất và tác động của các quy luật kinh tế khách quan, nội dung và tính chất của NSNN ứng với mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau. Đối với NSNN các biểu hiện của nó cũng rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất rời rạc. - Các hoạt đông thu, chi NSNN luôn gắn liền với các dòng tiền thu vào (chính là quá trình tạo lập) hoặc xuất ra khỏi (quá trình sử dụng) quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước mà cụ thể là quỹ NSNN. Việc tạo lập và sữ dụng quỹ NSNN, một mặt phản ánh mức độ tiền tệ hóa và luật pháp hóa các hoạt động của Nhà nước bởi dự toán thu, chi NSNN dược các cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, từng hạng mục của NSNN cụ thể hóa các chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trị của Nhà nước. - Bằng quyền lực chính trị và quyền lực chủ sở hữh, qua các việc ban hành luật, chủ động tăng hoặc giảm quy mô, điều chỉnh kết cấu, thời gian thu, chi, mức độ bội chi và biện pháp bù đắp bội chi Ngân sách (nếu có) mà Nhà nước tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển kinh tế, duy trì sự công bằng hoặc bất công trong xa hội, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp dân cư. Việc bố trí NSNN thể hiện rất rõ nét các ưu tiên chiến lược, các quan điểm cũng như phương thức Nhà nước giải quyết một hoặc nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội do thực tế đặt ra. Qúa trình tạo lập và sử dụng NSNN là sự thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước, thông qua đó bản chất của NSNN được định hình. - Mặc dù, các biểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú nhưng về thực chất chúng đều phản ánh các nội dung cơ bản như sau: + NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội. + Quyền lực NSNN thuộc về Nhà nước, do vậy mọi khoản thu, chi tài chính đều do Nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Những nội dung trên đây cũng chính là những mặc, những mối quan hệ quyết định sự phát sinh và phát triển của NSNN. Do đó, có thể đi đến kết luận về bản chất của NSNN như sau: “NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước”. 3) Vai trò của NSNN: 3.1) Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 3.1.1) NSNN – Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: - Đây là vai trò lịch sữ của NSNN, mà trong bất kì cơ chế nào và trong tời đại nào NSNN cũng phải thực hiện, vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của NSNN. Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích nhất định. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước được thoải mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 2
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Việc huy động vào NSNN để đảm bảo các yêu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước cần chú ý ba vấn đề sau: - Mức động viên vào NSNN đối với các thành viên trong xã hội là thuế và các khoản thu khác phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có những tác động tích cực và tiêu cực. - Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện các khoản chi tiêu của NSNN. - Tỷ lệ đông viên vào NSNN đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vùa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng. 3.1.2) NSNN – Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của Nhà nước: - Trước hết là điều tiế thị trường, bình ổn giá cả vả chống lạm phát. Thị trường đôi khi phát ra những tính hiệu sai lệch do nó dể dàng đưa đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng gây nên rối loạn thị trường, khủng hoảng kinh tế. Đồng thời hiện tượng lạm phát, phá sản, thất nghiệp dường như là căn bệnh đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Thông qua công cụ thuế và chính sách chi Ngân sách, Nhà nước sẽ có sự điều tiết thị trường, điều chỉnh giá một cách chủ động. Cụ thể ở thị trường hàng hóa, hàng háo bị chi phối bởi quy luật cung – cầu, một loại hàng háo nào đó mà cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ giảm xuống đột ngột, sản xuất bị thiệt hại, nền kinh tế trở nên mất cân đối. Vì thế để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, tạo sự cân đối của nền kinh tế thì Nhà nước phải sử dụng các biện pháp thu mua, trợ gía,… Mặc khác trong lĩnh vực thu – chi, NSNN phải là công cụ khống chế và đẩy lùi lạm phát bằng cách thực hiện cân đối Ngân sách; khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước với hình thức triển trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình; thu hút viện trợ nước ngoài;… - Khi đã bình ổn thị trường giá cả NSNN lại là công cụ điều chỉnh thu nhập đảm bảo công bằng xã hội qua việc sử dụng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp để điều tiết người có thu nhập cao, phân phối lạ i các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các chính sách xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng bình đẳng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sử dụng thuế gián thu nhằm góp phần hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. - Cuối cùng, NSNN có vai trò là công cụ để định hướng phát triển kinh tế, bằng nguồn thu huy động của mình Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng,… Đây là biện pháp kích hoạt cầu có hiệu quả, tạo mơi trường thuận lợp để các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề chủ đạo, then chốt tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết mục tiêu lao động thừa trong nông thôn. Đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản chống độc quyền và giữ thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 3
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Tóm lại: Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đó cũng là công cụ tài chính giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mô, cân đối nguồn thu tài chính của Nhà nước. 3.2) Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính: - Căn cứ vào đặc điểm hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính cùng với phạm vi tác động và chức năng hoạt động, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường được chia thành năm khu vực thể chế và từ đó hình thành năm khâu của hệ thống tài chính, đó là: (1) Khu vực Nhà nước, có tài chính Nhà nước. (2) Khu vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa , dịch vụ phi tài chính có tài chính của khu vực phi tái chính (hay còn gọi tắc là tài chính doanh nghiệp). (3) Khu vực sản xuất, kinh doanh các dịch vụ tài chính, có tài chính của khu vực tài chính ( hay còn gọi tắc là tài chính của các tài chính trung gian). (4) Khu vực sản xuất và tiêu dùng của các hộ gia đình, có tài chính của các hộ gia đình. (5) Khu vực hoạt động của các tổ chức xã hội không vì mục đích kinh doanh, được gọi là khu vực vô vị lợi, có tài chính của khu vực vô vị lợi ( hay tài chính của các tổ chức xã hội), chẳng hạn như: tổ chức từ thiện, tổ chức bảo thọ,… - Tài chính Nhà nước bao gồm Nhà nước, dự trữ Nhà nước, tín dụng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước, tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, tài chính doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ Nhà nước, trong đó NSNN là hạt nhân, là thành phần chủ yếu. NSNN đóng vai trò chủ đạo và tổ chức các hoạt động của hệ thống tài chính. Điều này được chứng tỏ bằng sự chi phối, tác động và phối hợp hoạt động của nó với các khâu khác của hệ thống tài chính. - Trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước; cho an ninh quốc phòng và các mục đích khác nhằm củng cố quyền lực Nhà nước, mà nó còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, ổn định giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội,… Để thực hiện được vai trò này NSNN cần phải có các nguồn vốn huy động từ các khu vực kinh tế, từ dân cư và từ các nguồn tài chính ngoài nước. Từ đó, thực hiện các khoản chi đầu tư kinh tế và ngoài kinh tế. 4) Tổ chức hệ thống NSNN: 4.1) Khái niễm hệ thống NSNN: - Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp Ngân sách và được tổ chức theo một cơ cấu nhất định. 4.2) Căn cứ tổ chức hệ thống NSNN: - Tổ chức hệ thống NSNN dựa vào những căn cứ sau đây: + Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. + Chế độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính. 4.3) Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN: SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 4
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh 4.3.1) Nguyên tắc thống nhất: - Phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể; hệ thống thu, chi của các cấp Ngân sách ban hành theo một chế độ thống nhất. - Các cấp Ngân sách đều áp dụng chung một chế độ về kế hoạch hóa và quản lý NSNN, đồng thời nhiệm vụ chi trong kỳ kế hoạch phải đảm bảo (lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN). - Thực hiện cơ chế bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp d ưới để đảm bảo tính công bằng và yêu cầu phát triể cân đối giữa các vùng. - Ngân sách các cấp không được dùng Ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác. 4.3.2) Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Để quản lý và điều hành Ngân sách ở tầm vĩ mô, Nhà nước tập trung một số nguồn thu lớp, quan trọng vào Ngân sách cấp chính quyền Trung ương nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu, cân đối Ngân sách trên phạm vi toàn quốc. - Để các cấp chính quyền chủ động khai thác tốt nguồn thu và nhu cầu chi tiêu kịp thời, Luật Ngân sách quy định mỗi cấp chính quyền có một cấp Ngân sách riêng và được sử dụng vào nhu cầu chi tiêu cho bộ máy dầu tư phát triển kinh tế địa phương đó. Việc xây dựng dự toán, xét duyệt dự toán và quyết toán Ngân sách mỗi cấp đều tập trung vào chính quyền cấp tương đương, được công khai dân chủ ở mỗi cấp Ngân sách cho nhân dân biết để nhân dân tham gia xây dựng Ngân sách, biểu hiện rõ nhất là các nguồn thu huy động từ nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 4.4) Hệ thống NSNN: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NSNN: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGÂN SÁCH TRUNG NGÂN SÁCH ĐỊA ƯƠNG PHƯƠNG Ngân sách Tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương Ngân sách Huyện, Quận, TX, TP trực thuộc Tỉnh SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 5
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Ngân sách Xã, Phường, Thị trấn 4.4.1) Ngân sách trung ương (NSTW): 4.4.1.1) Khái niệm: - NSTW gồm: các kế hoạch tài chính, các dự toán kinh phí của các Bộ, các Tổng cục và các cơ quan trực thuộc Chính phủ hợp thành. NSTW quản lý theo ngành kinh tế. 4.4.1.2) Vai trò: - Trong hệ thống NSNN, NSTW là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo. Tác động có tính tổ chức và xác định phương hướng hoạt động đối với các cấp Ngân sách trong toàn bộ hệ thống NSNN. - NSTW tập trung phần lớn các nguồn thu chủ yếu và đảm bảo các nhu cầu chi để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội có tính chất toàn quốc. - Thường xuyên điều hào vốn cho các cấp NSĐP nhằm tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội thống nhất của cả nước. 4.4.2) Ngân sách địa phương (NSĐP): 4.4.2.1) Khái niệm: - NSĐP là tổng hợp dự toán của các ngành trực thuộc Tỉnh, Thành phố, ngân sách Huyện và ngân sách Xã. NSĐP quản lý theo vùng lãnh thổ. 4.4.2.2) Vai trò: - Là công cụ tài chính của các cấp chính quyền địa phương, phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương đã được phân cấp quản lý. Bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa – xã hội của địa phương. - Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của NSTW. - Điều hào vốn về NSTW trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống NSNN. II) KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CHI NSNN: Khái niệm chi NSNN: - Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. - Chi NSNN chủ yếu dựa trên những nguồn thu nhập lấy từ hoạt động sản xuất. Sự vận động của nó gắn liền với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội và quy mô của chi Ngân sách dựa vào mức tăng thu nhập quốc dân cũng như kết quả của việc phân chia nó thành quỹ tiêu dùng và quỹ tích lũy xã hội. - Qúa trình phân phối quỹ NSNN là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn như việc cấp phát vốn từ NSNN cho các đơn vị dự toán, cho các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách hoặc cho các quỹ tài chính khác. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 6
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Qúa trình sử dụng là quá trình trực tiếp sử dụng khoản tiền cấp phát từ NSNN cho những công việc của nhà nước đã định sẵn không trãi qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Đặc điểm chi NSNN: Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử chi NSNN có những nội dung, cơ cấu khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm chung như sau: - Chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội mà Nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia. Nhà nước càng đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN càng được mở rộng và ngược lại. - Chi NSNN xét về mức độ, nội dung, cơ cấu được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội quyết định. Do đó, chi NSNN mang tính pháp lý cao làm cho NSNN trở thành công cụ có hiệu lực trong quá trình điều hành và quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước. - Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN bao giờ cũng được xem xét ở tầm vĩ mô về chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả của chi NSNN thường rất phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, nghiên cứu ảnh hưởng của nó trên tổng thể các mối quan hệ. - Chi NSNN xét về tính chất đó là khoản chi không hoàn trả trực tiếp, đó là hình thức cấp phát trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. - Các khoản chi NSNN được gắn chặt vời sự vận động của phạm trù giá trị khác như: Tiền lương, giá cả, lãi suất, lỷ giá hối đoái… Mối quan hệ giữa chi NSNN với các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng, công ăn việc làm, giá cả,… 3) Vai trò chi NSNN: 3.1) Chi NSNN là điều kiện quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước: - Sự hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn luôn đòi hỏi các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. - Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội và Nhà nước đã sử dụng các công cụ kinh tế tài chính, trong đó có chi NSNN biểu hiện: + Thông qua chi NSNN để kích thích sự tăng trưởng kinh tế điều tiết thị trường, giá cả, chống lạm phát, điều tiết thu nhập của dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội. 3.2) Chi NSNN là công cụ quan trọng để thực hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý sản xuất kinh doanh: - Để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhà nước sử dụng các công cụ bộ phận của NSNN là chi đầu tư của NSNN để hướng dẫn, kích thích và tạo sức ép đối với các chủ thể trong hoạt động kinh tế và chống độc quyền. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 7
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Thông qua chi NSNN vào cơ sở kinh ết hạ tầng vào các ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn. - Các khoản chi đầu tư của NSNN có tác dụng định hướng hình thành cơ cấu kinh tế ở nước ta là động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế mới. - NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. - Như vậy bằng chính sách đầu tư đúng đắn, NSNN đã có tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, đến chống độc quyền, đến việc tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. - Mặc khác trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hổ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ chế mới hợp lý. III) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NSNN: 1) Nguồn chi NSNN: 1.1) Nội dung chi NSNN: - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.2) Cơ cấu chi NSNN ở Việt Nam: * Theo pháp luật về Ngân sách Nhà nước hiện hành ở nước ta, chi NSNN bao gồm: - Chi đầu tư phát triển về: + Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; + Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp Nhà nước; các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; + Chi bổ sung dự trữ nhà nước; + Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; + Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. - Chi thường xuyên về: + Các hoạt động sự nghiệp Giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, các sự nghiệp xã hội khác; + Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; + Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; +Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; + Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 8
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh + Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cụ chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam; + Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; + Các chương trình quốc gia, dự án Nhà nước; + Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính Phủ; + Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; + Tài trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; +Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. - Chi trả nợ gốp và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. - Chi viện trợ của NSTW cho các chính phủ và tổ chức ngoài nước. - Chi cho vay của NSTW. - Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN. - Chi bổ sung Qũy dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 60/2003/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. - Chi bổ sung Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới. - Chi chuyển nguồn Ngân sách từ Ngân sách năm trước sang Ngân sách năm sau. 1.3) Phân loại chi NSNN: * Căn cứ vào hoạt động thực tiển và yêu cầu quản lý, chi NSNN được phân thành các loại chủ yêu như sau: 1.3.1) Căn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: - Theo cách phân loại này, chi NSNN được phân thành hai nhóm cơ bản: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. + Chi đầu tư phát triển: Đây là khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và gắn liền với xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển, chi dự trữ nhà nước. + Chi thường xuyên: Chi thường xuyên được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và dân cư, bao gồm các khoản: chi cho các hoạt động sự nghiệp, chi quản lý hành chính, chi quốc phòng an ninh và các khoản chi thường xuyên khác. - Cách phân loại này cho phép xác định cơ cấu chi thích hợp của NSNN tương ứng với vai trò và hoạt động của NSNN trong cơ chế thị trường, cho phép quản lý việc sử dụng các quỹ tài chính gắn với tăng trưởng và hiệu quả kinh tế. Cách phân loại này còn nhằm vào mục đích phân phối vốn tối ưu giữa hai mặt tích lũy và tiêu dùng. 1.3.2) Căn cứ vào lĩnh vực chi: - Theo cách phân loại này, chi NSNN được phân thành hai nhóm cơ bản: chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất và chi cho lĩnh vực không sản xuất vật chất. + Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất: bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế cho các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, gắn với tạo lập tổng sản phẩm quốc nội và mang tính chất tích lũy. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 9
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh + Chi cho lĩnh vực không sản xuất vận chất: bao gồm các khoản chi đáp ứng các nhu cầu về văn hóa, xã hội, phúc lợp, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng. Các khoản này không gắn liền với quá trình tạo ra thu nhập quốc dân, mang tính chất phục vụ dân cư và xã hội là chủ yếu. - Cách phân loại này cho thấy sự biến động trong phân phối các nguồn tài chính cho hai lĩnh vực trên trong điều kiện nền kinh tế hổn hợp và Nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế để có khuynh hướng phân phối hợp lý giữa lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đồng thời huy động các nguồn tài chính của các thành phần kinh tế và dân cư vào phát triển sản xuất và mở rộng các hoạt động có tính chất nâng cao dân trí. - Ngoài ra, với cách phân loại này còn cho phép nhà nước đưa ra các biện pháp thích hợp để quản lý các khoản chi đối với lĩnh vực sản xuất và không sản xuất nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trong sử dụng các nguồn vốn tài chính. 1.3.3) Căn cứ chức năng của Nhà nước: - Theo cách phân loại này bao gồm các khoản chi: + Chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. + Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp Nhà nước; các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. + Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế. + Chi dự trữ Nhà nước, dự trữ quốc phòng. + Chi về các hoạt động sự nghiệp. + Chi quản lý hành chính. + Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. + Chi trợ giá theo chính sách Nhà nước, viện trợ và chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới. + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Cách phân loại này cơ cấu các khoản chi NSNN và tỷ lệ phân phối nguồn tài chính trong cơ cấu đó. Phương pháp phân loại trên là cần thiết giúp ta phân tích sự cân đối giữa các loại vốn có mục tiêu chi xác định và trên cơ sở đó quản lý kiểm tra quá trình sử dụng vốn. 2) Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN: Nội dung, cơ cấu chi NSNN là sự phản ánh những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Nội dung, cơ cấu chi NSNN của mỗi quốc gia thường sự chi phối của nhiều nhân tố: 2.1) Chế độ xã hội: - Đây là nhân tố cơ bản quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN, nó quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể của chi NSNN, vì thế lẽ đương nhiên nội dung, cơ cấu của chi NSNN chịu sự ràng buộc của chế độ xã hội. Nhìn vào nội dung, cơ cấu chi của NSNN trên một lĩnh vực nào đó có thể cho thấy về bản chất của xã hội đó. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 10
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh 2.2) Sự phát triển của lực lượng sản xuất: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. 2.3) Khả năng tích lũy của nền kinh tế: - Khả năng tích lũy của nền kinh tế anh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi của NSNN. Khả năng tích lũy càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển càng cao. 2.4) Tổ chức bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước: - Tổ chức bộ máy và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi của NSNN mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử. - Ngoài ra, những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi của NSNN như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội và của các nhân tố cụ thể như: giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đoái… Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung, cơ cấu các khoản chi của NSNN một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu về tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn lịch sử. IV) PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI: 1) Nhiệm vụ chi của NSTW: 1.1) Nhiệm vụ chi của NSTW: - Theo Điều 31 của Luật Ngân sách Nhà nước 2002 thì nhiệm vụ chi của NSTW gồm: 1. Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp Nhà nước; các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước; d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 2. Chi thường xuyên: a) Các hoạt động sự nghiệp Giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, xã hội, văn hóa thông tin văn hoc nghệ thuật, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trườn, các sự nghiệp xã hội khác do các cơ quan trung ương quản lý; b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý; c) Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể phần giao cho địa phương; d) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 11
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh e) Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện; g) Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính Phủ; h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương đảm nhận; i) Tài trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật; k) Các khoản chi thương xuyên khác theo quy định của pháp luật. 3) Chi trả nợ gốp và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; 4) Chi viện trợ; 5) Chi cho vay theo quy định của pháp luật; 6) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; 7) Chi bổ sung cho NSĐP. 2) Nhiệm vụ chi của NSĐP: - Theo Điều 33 của Luật Ngân sách Nhà nước 2002 thì nhiệm vụ chi của NSTW gồm: 1. Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầ ng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 2. Chi thường xuyên: a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, xã hội, văn hóa thông tin văn hoc nghệ thuật, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trườn, các sự nghiệp xã hội khác do các địa phương quản lý; b) Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; 3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN; 4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; 5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 12
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh V) CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CỦA CHI NGÂN SÁCH: - Lập dự toán NSNN là khâu mở đầu của hcu trình ngân sách nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ động viên nguồn lực cho ngân sách và phân bổ nguồn lực đó. 1) Căn cứ lập: Lập dự toán NSNN hàng năm dựa trên những căn cứ sau: - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế xã hội và nội dung của từng vùng. - Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định: + Đối cới thu NSNN, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. + Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào các dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định và phải phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm. + Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân thủ các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. + Đối với chi trả nợ, đảm bảo bố trí chi trả các khoản nợ đến hạn. + Đối với vay bù đắp thiếu hụt NSNN, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp quản lý NSNN. - Đối với dự toán ngân sách chính quyền địa phương các cấp, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mưc bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đã được giao. - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập dự toán ngân sách ở các địa phương. - Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo. - Tình hình thực hiện dự toán của năm trước và một số năm liền kề. 2) Phương pháp lập: - Hàng năm Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị giao cho Bộ Tài Chính chủ trì, hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương lập dự toán thu chi của đơn vị, địa phương mình. - Căn cứ vào số kiểm tra và hướng dẫn của Bộ Tài Chính, các đơn vị, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh giao số kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan đơn vị cấp dưới lập dự toán và tổng hợp dự toán cảu toàn đơn vị, địa phương báo cáo Bộ Tài Chính. Bộ Tài Chính tổng hợp dự toán NSNN báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 13
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Sau khi Quốc hội thông qua dự toán NSNN, Bộ Tài Chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, Ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh. 3) Trình tự lập: Việc xây dựng dự toán NSNN phải đảm bảo các trình tự sau: - Hàng năm trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách làm căn cứ hướng dẫn lập dự toán NSNN. - Bộ Tài Chính hướng dẫn các cơ quan Trung ương, các địa phương về yêu cầu, nội dung,, thời gain lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN. - Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau, trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài Chính ban hành thông tư hướng dẫn về yêu cầu nội dung, thời gian lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh. - Bộ tài chính thông báo số kiểm tra dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền cho các Bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh. - Các cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho cac đơn vị trực thuôc và UBND cấp dưới lập dự toán thi chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý. - Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài Chính. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đại phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN của các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện, UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. - Các đơn vị dự toán và các doanh nghiệp nhà nước lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao gửi cơ quan quản lý cấp trên. 4) Thời gian lập: - Trước ngày 31 tháng 5 hàng năm Thủ tướng Chí phủ ra chỉ thị về việc xây dựng dự toán NSNN năm sau gửi Bộ Tài Chính, các Bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh. - Trước ngày 10 tháng 6 Bộ Tài Chính ra thông tư hướng dẫn về việc lập dự toán NSNN và giao số kiểm tra cho các Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh. - Sở Tài Chính các tỉnh tập hợp dự toán NSĐP báo cáo UBND Tỉnh xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước, sau đó gửi báo cáo dự toán NSĐP lên Bộ Tài Chính chậm nhất vào ngày 27 tháng 7 năm trước. - Trước ngày 10 tháng 9 năm truoc71 Bộ Tài Chính tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua dự toán NSNN năm sau. - Sau khi Quốc hội phê chuẩn dự toán NSNN năm sau, Bộ Tài Chính trình thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh trước ngày 20 tháng 11 năm trước. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 14
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh PHẦN II: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP " Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Trà Ôn năm 2009 tại phòng Tài chính và kế hoạch huyện Trà Ôn" I) ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ ÔN: 1) Đặc điểm tổng quan về huyện Trà Ôn: 1.1) Điều kiện tự nhiên: 1.1.1) Vị trí địa lý: - Trà Ôn là một huyện của Tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng đông, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km. Diện tích tự nhiên là 265,3 km². Phía đông giáp huyện Vũng Liêm, tây giáp huyện Bình Minh, nam giáp huyện Cầu Kè và tỉnh Sóc Trăng, bắc giáp huyện Tam Bình qua sông Măng Thít. - Trà Ôn nằm cặp sông Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng Thít (sông Măng Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu) nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, là cửa ngõ trong việc tiếp nhận những trung chuyển hàng nông sản từ phía Nam sông Tiền lên Thành phố Hồ Chí Minh và hàng công nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh xuống các tỉnh miền Tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. - Huyện Trà Ôn có 14 xã, thị trấn đó là thị trấn Trà Ôn và các xã: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hoà, Trà Côn, Nhơn Bình, Hoà Bình, Xuân Hiệp và hai xã cù lao Lục Sĩ Thành, Phú Thành. 1.1.2) Địa hình: - Trà Ôn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình cao từ sông Hậu và sông Trà Ôn - Mang Thít thấp dần về phía đông bắc, cao trình biến thiên từ 1,25 - 0,5 m. vùng có cao trình từ 1 - 1,25 m gồm các xã ven sông Hậu và sông Trà Ôn - Mang Thít như Tích Thiện, Thiện Mỹ, thị trấn Trà Ôn và Tân Mỹ. vùng có cao trình từ 0,75 - 1 m gồm các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn. Vùng có cao trình từ 0,5 - 0,75 m gồm các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 15
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh 1.1.3) Khí hậu – Thủy văn: - Trà Ôn nằm giữa vĩ độ Bắc từ 9052'40" đến 10005'30" và kinh độ Đông từ 105050'30" đến 106006'00". Cũng như các vùng Nam Bộ, mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26-27°C (tháng 4 nóng nhất: 36°C, tháng giêng nhiệt độ thấp nhất: 29°C), bình quân hàng năm có 2.600 giờ nắng, ẩm độ trung bình 80-83% (độ ẩm tối đa khoảng 92% và tối thiểu khoảng 62%). Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay gắt, thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. + Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình có khoảng 115 ngày mưa, với lượng mưa khoảng 1400 - 1500 mm. hàng năm, lũ thường xảy ra vào mùa này. 1.2) Tài nguyên thiên nhiên: 1.2.1) Tài nguyên đất: - Tổng diện tích đất sản xuất toàn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), chia ra: + Đất sản xuất nông nghiệp 21.657,06 ha, chiếm 83,82% diện tích đất sản xuất toàn huyện; trong đó, cây hàng năm chiếm 70%, chủ yếu là trồng lúa, còn lại là cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày chiếm 30%, không có đất lâm nghiệp. + Đất chuyên dùng 812,83 ha, chiếm 3,15%. + Đất thổ cư 730,01 ha, chiếm 2,82% và đất chưa sử dụng 2.639,22 ha, chiếm 10,21% diện tích đất tự nhiên. - Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn, phù sa và cát giồng: + Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm 32,9% diện tích đất sản xuất, phân bố chủ yếu ở các x vùng trũng như Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa và 1 phần của Thuận Thới, Hựu Thành. Tuy đất phèn, nhưng tầng sinh phèn ở rất sâu (đất phèn nông chỉ chiếm 34%), được cải tạo và canh tác khá thuần thục, bố trí 2, 3 vụ lúa trong năm cho năng suất khá cao. + Nhóm đất phù sa: 17.140 ha, chiếm 66,3% diện tích đất sản xuất, phân bố tập trung ở các xã vùng cao ven tuyến sông Hậu và sông Mang Thít. Đây là vùng đất phì nhiêu, những vùng đất cao thuận tiện cho trồng cây ăn quả, còn những vùng đất thấp hơn trồng lúa cho năng suất cao và luân canh lúa màu. + Nhóm đất cát giồng: 185 ha, chiếm 0,7% diện tích đất sản xuất, phân bố tập trung ở 3 giồng cát: giồng Thanh bạch (xã Thiện Mỹ), giồng La Ghì (xã Vĩnh Xuân) và giồng Gòn (xã Thuận Thới),chủ yếu là đất thổ cư, trồng cây lâu năm và rau màu. 1.2.2) Tài nguyên khoáng sản: - Tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Trà Ôn nói riêng là vùng đặc biệt nghèo về khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại du lịch. 1.2.3) Tài nguyên nước: SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 16
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh - Trà Ôn có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hoạt động theo chế độ bán nhật triều, có nguồn nước ngọt quanh năm , chất lượng nước tốt (trừ một số xã như Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Hựu Thành bị ảnh hưởng nhẹ do nước mặn xâm nhập vào mùa khô), kết hợp với thời tiết mưa thuận gió hòa là các điều kiện hết sức thuận lợi và là tiềm năng to lớn cần đầu tư khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. 1.3) Đặc điểm tình hình của huyện Trà Ôn: 1.3.1) Tiềm năng phát triển: - Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Trà Ôn có hai xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản. Cầu Trà Ôn đã được đưa vào sử dụng thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái. - Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm... Ngành truyền thống : nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thuỷ sản ... Tạo nên những thế mạnh và có tiềm năng phát triển cao. 1.3.2) Dân số - nguồn lao động: - Dân số huyện Trà Ôn đến đầu năm 2009 là 136.125 người, mật độ dân số 591 người/km2. Trong đó: + Người kinh chiếm 94,01%. + Người Khơme chiếm 5,36%. + Người Hoa chiếm 0,612%. + Người Chăm chiếm 0,0055%. + Người dân tộc khác chiếm: 0,0035%. - Số người trong độ tuổi lao động là 92.020 người. Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 85.823 người (năm 2005) lên 92.020 người (năm 2009), chiếm 64,0% so với dân số năm 2005 và chiếm 67,6% so với dân số năm 2009. Bố trí cơ cấu lao động hợp lý là đia6ù kiện để sử dụng lao động một cách hiệu quả. Cơ cấu sử dụng lao động trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy sản. 1.3.3) Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông: - Hoạt động vận tải trong năm phát triển khá ổn định cả về vận chuyển hàng hóa và hành khách, đáp ứng nhu cầu phát triển lưu thông hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng sản xuất và đi lại của nhân dân, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế - xã hội ở tỉnh. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng nhiều đến ngành vận tải của huyện nhà. + Cầu Trà Ôn hoàn thành và đưa vào sử dụng làm nên thuận lợi cho sự chuyển mình phát triển của huyện nhà, và chiếc cầu nối nhịp bờ vui này chính là điều kiện tốt nhất để Trà Ôn thoát khỏi thế cô lập trong giao thương, mua bán sinh hoạt và sản xuất. Cầu còn góp phần hoàn thiện tuyến giao thông huyết mạch của SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 17
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Tuấn Mãnh Quốc lộ 54, nối liền 3 tỉnh Vĩnh Long- Trà Vinh và Cần Thơ, giảm lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53. - Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển. Mạng lưới viễn thông tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và từng bước được hiện đại hóa với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong ngành viễn thông trong nước. Chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao. Mạng lưới bưu chính viễn thông: 100% các xã đều có bưu cục và dịch vụ văn hoá; bình quân 100 dân có 2,5 máy. 1.3.4) Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010: 1. Tăng cường kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 14 % . 2. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,5%. Trong đó: + nông nghiệp tăng 5,8%. 3. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 26%. 4. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 16%. 5. Cơ cấu GDP đến năm 2010: + Nông nghiệp - thủy sản: 38%. + Công nghiệp – xây dựng: 25 %. + Dịch vụ: 37%. 6. Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP 12,5 % - 13%/năm. 7. Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,025% , để đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định 1%. 8. Giảm tỷ lệ hộ nghèo để đến năm 2010 còn 6%. 9. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 930-950 USD. 10. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2010 còn 15%. 11. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 35% vào năm 2010. 12. Giải quyết việc làn hàng năm 27.000 lao động. 13. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nứớc sạch phổ thông đạt 98% vào năm 2010, trong đó 75% từ nguồn cấp nước tập trung. 2) Các khoản chi NSNN phát sinh tại địa phương: 2.1) Chi XDCB phân cấp huyện: - Chi xây dựng cơ bản tập trung. - Chi từ nguồn tiền sử dụng đất. 2.2) Chi thường xuyên: 2.2.1) chi sự nghiệp kinh tế: - Sự nghiệp nông nghiệp. - Sự nghiệp thủy lợi. - Sự nghiệp giao thông. - Sự nghiệp kinh tế khác – KTTC. 2.2.2) Chi sự nghiệp văn xã: - Sự nghiệp giáo dục. - Sự nghiệp đào tạo. Trong đó: +TT BD chính trị. + Dạy nghề. + Đào tạo lại. SVTH: Trần Thị Mỹ Chi K3 – Tài chính nhà nước 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO
24 p | 1221 | 528
-
Báo cáo " Đánh giá hoạt động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua"
19 p | 912 | 396
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU CHI Ở HUYỆN TRIỆU PHONG- QT
51 p | 317 | 116
-
Đề tài: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012
25 p | 264 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
95 p | 194 | 71
-
PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
106 p | 253 | 56
-
LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn)
79 p | 150 | 45
-
Đề tài: Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua
17 p | 170 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
121 p | 54 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
134 p | 22 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
22 p | 65 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Sông Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
105 p | 27 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
26 p | 30 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
26 p | 14 | 5
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu hút nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các trường đại học Việt Nam
0 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu hút nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho các trường đại học Việt Nam
0 p | 51 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước tại Thành phố Đà Nẵng
112 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn