intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập hóa học 2

Chia sẻ: Phạm Thành Danh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

192
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng cho câu 1, 2, 3: M t este X (không có nhóm ch c khác) có 3 nguyên t C, ộ ứ ố , H, O và có khối lượng phân tử nhỏ hơn 160đvC. Lấy 1,22 gam X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được phần hơi chỉ có H2O và phần rắn có khối lượng x gam. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn này thu được CO2, H2O và y gam K2CO3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập hóa học 2

  1. Dùng cho câu 1, 2, 3: Một este X (không có nhóm chức khác) có 3 nguyên tố C, H, O và có khối lượng phân tử nhỏ hơn 160đvC. Lấy 1,22 gam X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được phần hơi chỉ có H2O và phần rắn có khối lượng x gam. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn này thu được CO2, H2O và y gam K2CO3. Câu 1: Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC6H5. C. HCOOC6H5. D. HCOOC6H4CH3. Câu 2: Giá trị của x là A. 2,16. B. 4,12. C. 3,28. D. 1,86. Câu 3: Giá trị của y là A. 2,76. B. 1,38. C. 3,24. D. 1,62. Dùng cho câu 4, 5: Cho 0,25 mol hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi C, H, O) phản ứng vừa đủ với 350ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được 1 anđehit no mạch hở (chứa 27,586% oxi về khối lượng) và 28,6 gam 2 muối. Câu 4: Công thức của anđehit tạo thành là A. CH3CHO. B. C2H5CHO. C. C3H7CHO. D. C4H9CHO. Câu 5: Công thức cấu tạo của 2 este là A. H-COO-CH=CH-CH3 và H-COO-C6H5. B. H-COO-C(CH3)=CH2 và H-COO-C6H5. C. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-C6H5. D. H-COO-CH=CH2 và H-COO-C6H5. Dùng cho câu 6, 7: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa C,H,O) phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 5M, thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit no đơn chức và 1 rượu no đơn chức Y. Cho Y tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít H2(đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Câu 6: Hỗn hợp X gồm
  2. B. một rượu và một este. A. hai este. C. một axit và một este. D. một axit và một rượu. Câu 7: Công thức cấu tạo của 2 chất trong X là A. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5. B. CH3COOCH3 và C2H5COOH. C. CH3COOH và HCOOC2H5. D. CH3COOCH3 và HCOOCH3. Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa C,H,O) tác dụng vừa đủ với 8 gam NaOH thu được 1 rượu và 2 muối của 2 axít hữu cơ. Lượng rượu thu được cho tác dụng hết với Na tạo ra 2,24lít khí H2 (đktc). Hỗn hợp A gồm B. một rượu và một este. A. hai este. C. một axit và một este. D. một axit và một rượu. Dùng cho câu 9, 10, 11: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được 1 rượu và m gam 1 muối. Cho lượng rượu thu được ở trên tác dụng hết với Na tạo ra 0,168 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng A ở trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng thêm 7,75 gam. Câu 9: Hỗn hợp A gồm B. một rượu và một este. A. hai este. C. một axit và một este. D. một anđehit và một rượu. Câu 10: Công thức cấu tạo của 2 chất trong A là A. C2H5COOH và C2H5COOC2H5. B. HCOOC3H7 và C3H7OH. C. HCOOC2H5 và HCOOC3H7. D. CH3COOH và CH3COOC3H7. Câu 11: Giá trị của m là A. 3,28. B. 3,84. C. 2,72. D. 1,64. Dùng cho câu 12, 13: Chia hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch
  3. NaOH 1M, thu được dung dịch B chứa 1 muối và m gam 1 rượu. B có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 8,8g CO2 và 5,4 g H2O. Câu 12: Công thức cấu tạo của 2 chất trong A là A. HCOOC2H5 và C2H5OH. B. HCOOCH3 và CH3OH. C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và CH3OH. Câu 13: Giá trị của m là A. 6,9. B. 4,6. C. 4,8. D. 3,2. Dùng cho câu 14, 15: Cho hỗn hợp A gồm một este no đơn chức B và một rượu đơn chức C tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,35 mol rượu C. Cho C tách nước ở điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ D có tỷ khối hơi so với C là 1,7. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn A cần dùng 44,24 lít O2 (đktc). Câu 14: Công thức của rượu C là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C3H5OH. Câu 15: Công thức phân tử của axit tạo B là A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no đơn chức mạch hở (chứa C, H, O), thu được x mol CO2 và x mol H2O. Nếu cho X tác dụng với KOH dư thì thu được một muối và một rượu. Hỗn hợp X gồm B. một este và một axit. A. hai este. C. một axit và một rượu. D. một este và một rượu. Dùng cho câu 17, 18: Cho m gam một este đơn chức X tác dụng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, cho toàn bộ lượng rượu tạo thành qua bình Na dư thu được 0,05 mol H2 và khối lượng bình tăng 3,1 gam. Mặt khác, m gam X chỉ làm mất màu 16 gam Br2 trong dung dịch và sản phẩm thu được chứa 61,54 % brôm theo khối lượng. Câu 17: Công thức của rượu tạo thành là A. C3H5OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. CH3OH.
  4. Câu 18: Công thức phân tử của X là A. C6H10O2. B. C5H8O2. C. C4H6O2. D. C3H4O2. Dùng cho câu 19, 20: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O với tỷ lệ mol 1:1) phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một rượu X và 4,1 gam một muối. Oxi hoá X thành anđehit (h=100%), rồi lấy sản phảm thu được thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn thì thu được 43,2gam Ag. Câu 19: Công thức của rượu X là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C4H9OH. D. C3H7OH. Câu 20: Công thức của một chất trong hỗn hợp A là A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH thu được 1,96 gam một muối và 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đồng đẳng kế tiếp. Cho lượng 2 anđehit này tác dụng hết với Ag2O trong dung dịch NH3 thì thu được 4,32 gam Ag. Công thức của 2 este trong X là A. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH=CH-CH2-CH3. B. CH3-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3. C. H-COO-CH=CH-CH3 và H-COO-CH=CH-CH2-CH3. D. H-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH-CH3. Câu 22: Cho một lượng este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 26,50 gam hỗn hợp 2 muối; trong đó khối lượng muối này bằng 63,08% khối lượng muối kia. Công thức của X là A. C2H5-COO-C6H5. B. CH3-COO-C6H4-CH3. C. CH3-COO-C6H5. D. H-COO-C6H4-CH3. ESTE – Dạng 2: Rượu – Muối – CTCT của este Dùng cho câu 1, 2, 3: Thuỷ phân hỗn hợp 2 este đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 49,2 gam muối của một axit hữu cơ và 25,5 g hỗn hợp 2 rượu no đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết 2 rượu thu được 1,05 mol CO2.
  5. Câu 1: Công thức của 2 rượu tạo este là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C3H5OH và C4H7OH. Câu 2: Số mol của rượu nhỏ trong hỗn hợp rượu thu được là A. 0,15. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,45. Câu 3: Tên gọi của 2 este là A. metyl axetat và etyl axetat. B. etyl axetat và propyl axetat. C. propyl fomiat và butyl fomiat. D. metyl fomiat và etyl fomiat. Dùng cho câu 4, 5, 6: Hỗn hợp A gồm 2 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 2 rượu đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 26,5g A tác dụng với NaOH đủ thu được m gam muối và 10,3g hỗn hợp B gồm 2 rượu. Cho toàn bộ B tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Câu 4: Giá trị của m là A. 22,2. B. 28,2. C. 22,8. D. 16,2. Câu 5: Tên của 2 rượu trong B là A. metanol và etanol. B. etanol và propan-1-ol. C. propan-1-ol và butan-1-ol. D. propenol và but-2-en-1-ol. Câu 6: Tên của axit tạo 2 este trong A là A. axit fomic. B. axit axetic. C. axit acrylic. D. axit metacrylic. Dùng cho câu 7, 8, 9: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức trong đó số mol este này gấp 3 lần số mol este kia. Cho a gam X tác dụng hết với NaOH thu được 5,64g muối của 1 axit hữu cơ đơn chức và 3,18 gam hỗn hợp Y gồm 2 rượu no, đơn chức, đều tạo olefin. Nếu đốt cháy hết Y thì thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Câu 7: Số nguyên tử cacbon của 2 rượu trong Y là
  6. A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 2 và 4. D. 3 và 4. Câu 8: Giá trị của a là A. 6,42. B. 6,24. C. 8,82. D. 8,28. Câu 9: Tên gọi của axit tạo 2 este trong X là A. axit fomic. B. axit axetic. C. axit acrylic. D. axit metacrylic. Dùng cho câu 10, 11, 12: Cho m gam một este đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 0,24 M rồi cô cạn thu được 10,5 gam chất rắn khan Y và 5,4 gam rượu Z. Cho Z tác dụng với CuO nung nóng, thu được anđehit T (h=100%). Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn với T thu được 19,44 gam Ag. Câu 10: Tên gọi của Z là A. butan-2-ol. B. propan-2-ol. C. butan-1-ol. D. propan-1-ol. Câu 11: Giá trị của m là A. 8,24. B. 8,42. C. 9,18. D. 9,81. Câu 12: Tên gọi của X là A. n-propyl axetat. B. n-butyl fomiat. C. iso-propyl axetat. D. iso-butyl axetat. Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este E (chỉ chứa 1 loại nhóm chức) cần vừa đủ 100gam dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4gam muối của một axit hữu cơ và 9,2gam một rượu. Biết 1 trong 2 chất (rượu hoặc axit) tạo E là đơn chức. Công thức của E là A. (C2H3COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. C3H5(COOC2H5)3. D. C3H5(COOCH3)3. Dùng cho câu 14, 15, 16: Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X mạch thẳng (chứa C, H, O) với dung dịch chứa 11,2g KOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Để trung hoà KOH dư trong B cần 80 ml dung dịch HCl 0,5 M và thu được 7,36g hỗn hợp 2 rượu đơn chức và 18,34g hỗn hợp 2 muối.
  7. Câu 14: Công thức của 2 rượu tạo X là A. C2H5OH và C3H5OH. B. C3H5OH và CH3OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C2H5OH. Câu 15: Công thức của axit tạo X là A. HOOC-COOH. B. HOOC-[CH2]4-COOH. C. HOOC-CH=CH-COOH. D. HOOC-CH2-CH=CH-CH2- COOH. Câu 16: Giá trị của a là A. 11,52. B. 14,50. C. 13,76. D. 12,82. Dùng cho câu 17, 18, 19, 20: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức E với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn A và 4,6 g rượu B. Đốt cháy A thu được 9,54 g M2CO3 và 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Câu 17: Kim loại kiềm M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 18: Tên gọi của E là A. etyl axetat. B. etyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat. Câu 19: Giá trị của m là A. 14,1. B. 22,3. C. 11,4. D. 23,2. Câu 20: Giá trị của a là A. 3,42. B. 2,70. C. 3,60. D. 1,44. Dùng cho câu 21, 22: Đun nóng 7,2 gam A (là este của glixerin) với dung dịch NaOH dư, phản ứng kết thúc thu được 7,9 gam hỗn hợp muối của 3 axit hữu cơ no, đơn chức mạch hở D, E, F; trong đó E, F là đồng phân của nhau, E là đồng đẳng kế tiếp của D. Câu 21: A có số lượng đồng phân là
  8. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 22: Tên gọi của axit có khối lượng phân tử nhỏ nhất tạo A là A. axit fomic. B. axit axetic. C. axit propionic. D. axit butyric. Dùng cho câu 23, 24, 25: Cho 0,1 mol một este X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ mạch hở Y, Z đều đơn chức và 6,2 gam một rượu T. Axit Y no, không tham gian phản ứng tráng gương. Axit Z không no, chỉ chứa một liên kết đôi (C=C), có mạch cacbon phân nhánh. Đốt cháy hết hỗn hợp hai muối thu được ở trên tạo ra H2O, m gam Na2CO3, và 0,5 mol CO2. Câu 23: Tên gọi của T là A. etan-1,2-điol. B. propan-1,2-điol. C. glixerol. D. propan-1-ol. Câu 24: Giá trị của m là A. 21,2. B. 5,3. C. 10,6. D. 15,9. Câu 25: Tên gọi của Y là A. axit propionic. B. axit axetic. C. axit butyric. D. axit iso butyric. Câu 26 (B-07): X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam X với dung dịch NaOH dư thì thu được 2,05g muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH2CH2CH3. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH(CH3)3. Câu 27 (B-07): Thuỷ phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm X và Y. từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là A. rượu metylic. C. axit fomic. D. rượu etylic. B. etyl axetat. Dùng cho câu 28, 29: X là este của a – aminoaxit (có mạch thẳng chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl). Thuỷ phân hoàn toàn một lượng X trong 100ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84 gam một rượu Y và 6,22 gam chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1700C (h = 75%), thu được 0,672 lít olefin (đktc). Câu 28: Danh pháp IUPAC của Y là
  9. A. etanol. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. butan-1-ol. Câu 29: Tên gọi của X là A. đi(n-propyl) aminosucxinat. B. đi(n-propyl) glutamat. C. đietyl glutamat. D. đietyl aminosucxinat. ESTE – dạng 1: CTPT – CTCT Posted on 02/06/2010 by BÀI TẬP HÓA HỌC Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một este tạo (bởi các nguyên tố C, H, O) thu được x mol CO2 và y mol H2O. Ta luôn luôn có A. x < y. B. x > y. C. x ³ y. D. x £ y. Câu 2: Công thức phân tử tổng quát của este mạch hở tạo bởi axit no đơn chức và rượu đơn chức có 1 nối đôi trong gốc hiđrocacbon là A. CnH2nO2. B. CnH2n – 2O2. C. CnH2n + 2O2. D. CnH2n – 2aO2. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một este X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C4H6O2. Câu 4: Số lượng đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5: Khi thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H6O2 trong môi trường axit thu được 2 chất có thể tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3-COO-CH=CH2. B. H-COO-CH2- CH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH3. D. H-COO-CH=CH-CH2.
  10. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam 2 este đồng phân thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Công thức phân tử của 2 este là A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C5H10O2. D. C4H6O2. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este no, đơn chức, mạch hở thu được 1,8 gam H2O. Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este trên thu được hỗn hợp X gồm axit và rượu. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,12. Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là A. 0,15 và 0,15. B. 0,2 và 0,1. C. 0,1 và 0,2. D. 0,25 và 0,05. Câu 9: Một este chỉ chứa C,H,O có MX< 200 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 1,60 gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 4,16g và có 13,79g kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C8H14O4. B. C7H12O4. C. C8H16O2. D. C7H14O2. Câu 10: Một chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H12O4 chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi cho 16 gam X tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch NaOH 4% thì thu được một rượu Y và 17,8gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo của X là A. CH3-COO-CH2-CH2-OOC-C2H5. B. CH3-OOC-CH2-CH2-OOC-C2H5. C. CH3-OOC-CH2-CH2-COO-C2H5. D. CH3-COO-CH2-CH2-COO-C2H5. Dùng cho câu 11, 12, 13: Hỗn hợp X gồm 2 este của 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng: R1COOR, R2COOR. Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam X cần 29,232lít O2 (đktc) thu được 46,2 gam CO2. Mặt khác, cho 20,1gam X tác dụng với NaOH đủ thu được 16,86 gam hỗn hợp muối. Câu 11: Công thức phân tử của 2 este là A. C5H8O2 và C6H8O2. B. C5H10O2 và C6H12O2. C. C5H8O2 và C7H10O2. D. C5H8O2 và C6H10O2.
  11. Câu 12: Trong X, phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn là A. 14,925%. B. 74,626%. C. 85,075%. D. 25,374%. Câu 13: Công thức cấu tạo của 2 este là A. CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5. B. HCOOC4H7 và CH3COOC4H7. C. CH3COOC3H7 và C2H5COOC3H7. D. HCOOC4H9 và CH3COOC4H9. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam 1 este no đơn chức thu được lượng CO2 lớn hơn lượng H2O là 10,4 gam. Công thức phân tử của este là A. C4H6O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C3H8O2. Dùng cho câu 15, 16, 17: Cho 35,2gam hỗn hợp A gồm 2 este no đơn chức là đồng phân của nhau và tạo bởi 2 axit đồng đẳng kế tiếp có tỷ khối hơi so với H2 là 44 tác dụng với 2lít dung dịch NaOH 0,4M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 44,6g chất rắn B. Câu 15: Công thức phân tử của 2 este là A. C5H10O2. B. C4H8O2. C. C6H8O2. D. C5H8O2. Câu 16: Khối lượng rượu thu được là A. 6,6g. B. 22,6g. C. 8,6g. 35,6g. Câu 17: Công thức cấu tạo của 2 este là A. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3. B. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5. C. CH3COOC3H7 và C2H5COOC5H5. D. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7. Dùng cho câu 18, 19: Cho 16,4 gam một este X có công thức phân tử C10H12O2 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Câu 18: Công thức cấu tạo của X là
  12. A. CH3-COO-CH2-C6H4-CH3. B. C2H5-COO-CH2-C6H5. C. C6H5-CH2-COO-C2H5. D. C3H7-COO-C6H5. Câu 19: Khối lượng muối trong Y là A. 11,0g. B. 22,6g. C. 11,6g. 35,6g. Dùng cho câu 20, 21: Cho 27,2 gam hỗn hợp E gồm 2 chất hữu cơ A và B có cùng chức hoá học với dung dịch NaOH dư thu được sản phẩm gồm một muối duy nhất của một axit đơn chức, không no và 11 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần 1,5 mol O2 và thu được 29,12lít CO2(đktc). Câu 20: Công thức phân tử của 2 chất trong E là A. C4H8O2 và C5H10O2. B. C4H6O2 và C5H8O2. C. C5H10O2 và C6H12O2. D. C5H8O2 và C6H10O2. Câu 21: Tên gọi của 2 este là A. metyl acrylat và etyl acrylat. B. metyl axetat và etyl axetat. C. etyl acrylat và propyl acrylat. D. metyl propionat và etyl propionat. Câu 22 (A-07): Một este có công thức phân tử C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là A.CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOC(CH3)=CH2. D. HCOOCH=CH-CH3. Câu 23 (B-07): Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5. C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)3. Câu 24: Cho 8,8 gam một este X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng hết với dung dịch KOH thu được 9,8 gam muối. Tên gọi của X là
  13. A. metyl propionat. B. etyl axetat. C. n-propyl fomiat. D. iso-propyl fomiat. Câu 25 (A-07): Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C17H35COOH. C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C15H31COOH. Câu 26 (A-07): Mệnh đề không đúng là A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. C. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. Câu 27 (A-07): Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 3,28 gam. B. 10,4 gam. C. 8,56 gam. D. 8,2 gam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2