Bài tập tự luyện: Bài toán về tế bào Quang điện
lượt xem 5
download
Các bài tập trong tài liệu "Bài tập tự luyện: Bài toán về tế bào Quang điện" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Vật lý do thầy Đoàn Công Thạo biên soạn và giảng dạy. Tài liệu gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Bài toán về tế bào Quang điện
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về tế bào quang điện. BÀI TOÁN VỀ TẾ BÀO QUANG ĐIỆN (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Bài toán về tế bào quang điện“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Bài toán về tế bào quang điện“ kết hợp nghiên cứu cùng các tài liệu bài giảng đính kèm; sau đó làm đầy đủ các bài tập tự luyện trong tài liệu này. Bài 1: Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì A. số electron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên. B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng lên. C. giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống. D. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng lên. Bài 2: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân hêli. B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt Bài 3: Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với A. kim loại bạc. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại đồng. Bài 4: Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0 = 0,30 μm. Biết hằng số h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A. 6,625.10-19 J. B. 6,265.10-19 J. C. 8,526.10-19 J. D. 8,625.10-19 J. Bài 5: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy h = 6,625.10-34 Js; c = 3.108 m/s và me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng A. 2,29.104 m/s. B. 9,24.103 m/s. C. 9,61.105 m/s. D. 1,34.106 m/s. Bài 6: Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng 1 = 0,18 m, 2 = 0,21 m và 3 = 0,35 m. Lấy h = 6,625.10-34 Js, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? A. Hai bức xạ (1 và 2). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên. C. Cả ba bức xạ (1, 2 và 3). D. Chỉ có bức xạ 1. Bài 7: Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là A. 550 nm. B. 220 nm. C. 1057 nm. D. 661 nm. Bài 8: Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 m với công suất 0,8 W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 m với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là 20 3 A. 1. B. . C. 2. D. . 9 4 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về tế bào quang điện. Bài 9: Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 m vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây? A. Kali và đồng. B. Canxi và bạc. C. Bạc và đồng. D. Kali và canxi. Bài 10: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,542 m và 0,243 m vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,500 m. Biết khối lượng của êlectron là me = 9,1.10- 31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng A. 9,61.105 m/s. B. 9,24.105 m/s. C. 2,29.106 m/s. D. 1,34.106 m/s. Bài 11: Khi chiếu 1 bức xạ điện từ có bước sóng 0,5 micromet vào bề mặt của tế bào quang điện tạo ra dòng điện bão hòa là 0,32A. Công suất bức xạ đập vào Katot là P=1,5W.Hiệu suất của tế bào quang điện là : A.53% B.54% C.55% D.56% Bài 12: Khi chiếu một chùm sáng vào một kim loại thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng hiệu điện thế hãm bằng 3 (V) thì các êlectron quang điện bị giữ lại không bay sang anot được. Cho biết giới hạn quang điện của kim loại đó là : λ0 = 0,5 (μm) ; h = 6,625.10-34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s) ; -e = -1,6.10-19 (C). tần số của chùm ánh sáng tới kim loại là: A.12,345.1014 B.13,245.1014 C.13,425. 1014 D.13,452. 1014 Bài 13: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,35 (μm) vào một kim loại, các êlectron kim quang điện bắn ra đều bị giữ lại bởi một hiệu điện thế hãm. Khi thay chùm bức xạ có bước sóng giảm 0,05 (μm) thì hiệu điện thế hãm tăng 0,59 (V). Tính điện tích của êlectron quang điện. Cho biết : h = 6,625.10 -34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s). A. 1,604.10-19C B. 1,406.10-19C C. 1,640. 10-19C D. 1,046.10-19C Bài 14: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,405 (μm), λ2 = 0,436 (μm) vào bề mặt của một kim loại và đo hiệu điện thế hãm tương ứng U h1 = 1,15 (V); Uh2 = 0,93 (V). Cho biết: h = 6,625.10-34 (J.s) ; c = 3.108 (m/s) ; e = 1,6.10-19 (C). công thoát của kim loại đó là (eV): A. 1,29 B. 1,92 C. 1,87 D. 1,56 Bài 15: Khi một chất bị kích thích và phát ra ánh sáng đơn sắc màu tím có bước sóng 0,4 m thì năng lượng của mỗi phôtôn phát ra có giá trị là : (Biết h =6,625.10-34Js; c =3.108 m/s) A. 4,79.10-19 B. 4,97.10-19 C. 4,56.10-19 D. 4,97.10-18 Bài 16: Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là 1 = 0,18 μ m, 2 = 0,21 μ m và 3 = 0,35 μ m . Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108 m/s.Độ lớn của điện áp để triệt tiêu dòng quang điện trên là: A. 2,125V B. 3,152V C. 2,152V D. 2,25V Bài 17: Để động năng của e bằng năng lượng của một photon ánh sáng có bước sóng 5200A0 thì nó phải có vận tốc bằng: A. 9,17.104m/s B. 9,64 105m/s C. 33,012.105km/h D. 9,17.10-5m/s Bài 18: Cho công thoát của đồng bằng 4,47eV.Chiếu bức xạ điện từ vào quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác thì quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại Vmax ' 3V . bước sóng của bức xạ đó và vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là: A.166.10-8 m,1,03.106m/s B.1,66.10-9m, 1,03.106m/s C. 1,66.10-9 m, 1,03.105m/s D. 166.10-8 m, 1,03.105m/s Bài 19 : Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng 1 = 600nm và 2 = 0,3 m vào một tấm kim loại thì nhận được các quang e có vân tốc cực đại lần lượt là v1 = 2.105 m/s và v2 = 4.105 m/s.Chiếu bằng bức xạ có bước sóng 3 = 0,2 m thì vận tốc cực đại của quang điện tử là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo) Bài toán về tế bào quang điện. A. 5.105 m/s B . 2 7 .105 m/s C. 6 .105 m/s D.6.105 m/s Bài 20 : Một nguồn sáng có công suất P=2W, phát ra ánh sáng có bước sóng λ=0,597µm tỏa ra đều theo mọi hướng. Nếu coi đường kính con ngươi của mắt là 4mm và mắt còn có thể cảm nhận được ánh sáng khi tối thiểu có 80 phôtôn lọt vào mắt trong 1s. Bỏ qua sự hấp thụ phôtôn của môi trường. Khoảng cách xa nguồn sáng nhất mà mắt còn trông thấy nguồn là A. 27 km B. 470 km C. 6 km D. 274 km ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. A 02. B 03. C 04. A 05. C 06. A 07. D 08. A 09. C 10. A 11. A 12. B 13. A 14. B 15. B 16. A 17. C 18. B 19. B 20. D Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán Bài 2: Phương trình chứa căn (Phần 2)
14 p | 185 | 38
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Khảo sát hàm phân thức
5 p | 262 | 34
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Quan hệ vuông góc (Đáp án bài tập tự luyện)
1 p | 118 | 13
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về góc Phần 01 (Đáp án bài tập tự luyện)
1 p | 105 | 13
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về góc Phần 02 (Đáp án bài tập tự luyện)
1 p | 122 | 11
-
Bài tập tự luyện: Bài tập về phản ứng gồm toàn chất khí
0 p | 119 | 11
-
Bài tập tự luyện: Bài toán về hộp đen và cực trị
0 p | 175 | 9
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về góc Phần 03 (Đáp án bài tập tự luyện)
1 p | 91 | 9
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về khoảng cách Phần 05 (Bài tập tự luyện)
1 p | 112 | 9
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Thể tích khối lăng trụ Phần 01 (Bài tập tự luyện)
1 p | 104 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Thể tích khối chóp Phần 05 (Bài tập tự luyện)
1 p | 96 | 8
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về góc Phần 03 (Bài tập tự luyện)
1 p | 76 | 6
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán: Các vấn đề về góc Phần 01 (Bài tập tự luyện)
1 p | 63 | 6
-
Đáp án bài tập tự luyện: Bài tập về phản ứng gồm toàn chất khí
0 p | 90 | 4
-
Bài tập tự luyện: Bài toán cực trị
0 p | 100 | 3
-
Bài tập tự luyện: Bài toán Hộp đen
0 p | 98 | 2
-
Bài tập tự luyện: Bài toán cực trị (tiếp)
0 p | 89 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn