Bài thực hành 12: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
lượt xem 30
download
Bài thực hành 12: Tìm hiểu chức năng của tủy sống giúp học sinh nắm được chức năng cơ bản của tủy sống là dẫn truyền xung thần kinh và là trung khu phản xạ, nắm được cấu tạo tủy sống liên quan đến chức năng, nắm được trình tự các bước tiến hành TN. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 12: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 8? Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với cuốn "Thí nghiệm thực hành sinh học 8" mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình, làm cơ sở để tập huấn cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm, những kiến thức mở rộng giúp hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏitrả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm Quế Nham Tân YênBắc Giang ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết Bài, phần SGK TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của 3. TN 8 8PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho 6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của 7. TN 13 13Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim 10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho 11. TH 39 37 116 trước
- Tìm hiểu chức năng của tuỷ 139 12. TH 46 44 sống 13. 12.Th: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống (Tiết 46 Bài 44 SGK.Tr 139) IMục tiêu: 1Về kiến thức : Qua bài TH.HS nắm được chức năng cơ bản của tuỷ sống là: Dẫn truyền xung thân kinh và là trung khu phản xạ. Qua TH. HS nắm đước cấu tạo tuỷ sống liên quan đến chức năng. HS nắm được trình tự các bước tiến hành TN 2Về kỹ năng: HS có kỹ năng chọc tuỷ ếch, phá não làm ếch tuỷ (hoặc cắt não ếch) Có kỹ năng cắt ngang tuỷ ở đốt sống ếch. 3Về thái độ: Học sinh có ý thức làm TN nghiên cứu và giữ vệ sinh chung, bảo quản đồ dùng TN. II)Nội dung APhương tiện và thiết bị cần dùng trong bài: 1Thiết bị: (như SGK phần II tr139) cho mỗi nhóm. 2 kiến thức: Cách huỷ não ếch: Dùng kim nhọn chọc tuỷ, điểm chọc là hố khớp giữa xương sọ và đốt sống đầu tiên. Cầm ếch bằng tay trái, tay phải cầm dùi, dùng ngón tay ấn đầu ếch gập xuống, nhìn chỗ da hơi lõm xuống (đỉnh tam giác có cạnh đáy là hai mắt) đó là hố khớp. Dựng đứng kim, xoáy nhẹ cho mũi kim xuyên qua da vào hố khớp (ứng với hành tuỷ) khi chọc đúng ếch có Cách huỷ não ếch phản xạ che mặt. Luồn nhẹ vào ống tuỷ, xoáy thẳng theo cột sống hướng lên đầu cho kim vào não và xoáy để phá não (ta được ếch mất não chỉ còn lại tuỷ sống). Cách làm ếch tuỷ bằng cách cắt bỏ não: Dùng kéo luồn qua miệng ếch, qua hai mắt và cắt bỏ hàm trên của ếch (bỏ não), để sau 5>7 phút cho ếch hết choáng thì mới tiến hành thí nghiệm. Xác định vị trí vết cắt ngang tuỷ ở ếch: Bấm một nhát hình chữ V ở giữa da lưng ếch sát châm đuôi, luồn mũi kéo giữa da lưng lên đến gáy và banh ra hai bên, quan sát kĩ thấy 4 đôi dây thần kinh đi ra.
- Vị trí cắt giữa đôi dây thứ nhất với đôi dây thứ hai (từ trên xuống) ứng với đốt sống IV và V, đây cũng là nơi phân cách trung khu điều khiển chi trên và chi dưới. Dùng mũi kéo bấm nhẹ để cắt dây chằng nối hai đốt sống này, dùng lưỡi dao Nam đã bẻ vát luồn vào để cắt ngang tuỷ sống. Nếu dao lia nông có thể chỉ cắt đứt đường dẫn truyền lên trên (trong chất trắng ở mặt sau của tuỷ) khi đó kích thích chi dưới thì chỉ có chi dưới co, chi trên không co, nhưng kích thích chi trên thì cả chi trên và chi dưới cũng co. Điều này chứng tỏ đường xuống trong chất trắng (ở mặt trước) của tuỷ vẫn còn nguyên chưa bị đứt. Các Thành phần của một cung phản xạ: 5 thành phần (5 khâu) Cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron li tâm, cơ quan phản ứng. Muốn có phản xạ thì không thể thiếu 1 trong thành phầ đó. Trong tuỷ các dây thần kinh đều là dây pha (gồm cả li tâm và hướng tâm), trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh (trung khu) có chức năng điều Cung phản xạ khiển các phản xạ không điều kiện (dinh dưỡng, bản thể), các trong khu này thuộc chất xám của tuỷ sống. Chất trắng đảm bảo mối liên hệ giữa các căn cứ và dẫn truyền các xung thần kinh (các tua dài của nơ ron) BCác bước tiến hành Bước 1: Thí nghiệm tìm hiểu (nghiên cứu) chức năng của tuỷ sống. Huỷ não ếch: GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. Cắt da lưng để bộc lộ các dây thần kinh (GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát và làm theo). Cắt ngang tuỷ sống để tiến hành thí nghiệm. GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát và làm theo. Kích thích vào các chi bằng axit hoặc lửa.
- Bước 2: Quan sát và ghi kết quả vào bảng 44 SGK (cho các nhóm tiến hành và ghi lại kết quả quan sát được vào bảng). Làm thứ tự như trong bảng 44SGK, kết quả : 1Kích thích chi nào, chi đó co 2Kích thích 1 chi nhưng cả hai chi đều co 3Co toàn thân 4 Chỉ có chi sau co (đường lên chi trên đã bị cắt ngang) 5Chi trước co, chi sau không co (trường hợp cắt đứt cả đường xuống) Chi sau cũng co (trường hợp cắt chưa đứt đường xuống) 6Không có sự co cơ (mất trung khu phản xạ) 7Chỉ chi sau co. Bước 3: Từ kết quả thí nghiệm và hình vẽ 441, 442 SGK. HS kết luận về cấu tạo của tuỷ sống, chức năng tuỷ sống. Về cấu tạo: Tuỷ sống cấu tạo gồm: chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng. Về chức năng: Trên tuỷ sống có các căn cứ thần kinh là trung khu phản xạ không điều kiện. Chất trắng là đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh với nhau và nối với não bộ Đường dẫn luồng TK đi từ dưới lên trên trong tuỷ sống nằm ở phía lưng (rễ sau).
- Đường dẫn luồng TK đi từ trên xuống dưới trong tuỷ sống nằm ở phía bụng (rễ trước). CCâu hỏibài tập 1.Tuỷ sống bao gồm (chọn câu đúng): aChất xám ở ngoài, chất trắng ở trong. bChất trắng ở ngoài, bao bäc chất xám ở trong. cChất xám và chất trắng xen kẽ nhau. dCả a và c. Trả lời: ................................................................................................................................... ......................... 2.Chức năng của các thành phần trong tuỷ sống là (chọn câu đúng): aChất xám là căn cứ (trung khu) phản xạ không điều kiện. bChất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với nóo bộ. cChất trắng là căn cứ (trung khu) phản xạ không điều kiện. dCả a và b. Trả lời: ................................................................................................................................... ......................... 3.Cung phản xạ tuỷ gồm mấy nơron thần kinh tham gia, là những nơron nào? Trả lời: ................................................................................................................................... ......................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ............................................... Hỏi đáp về dây thần kinh tuỷ Hỏi: Cột sống có bao nhiêu đốt sống và bao nhiêu đôi dây thần kinh? Trả lời: Xương sống trẻ sơ sinh có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt. Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế cột sống người trưởng thành có 26 xương. DÂY THẦN KINH TUỶ SỐNG
- Các đôi dây thần kinh xuất phát dọc theo chiều dài tuỷ sống, cách nhau những khoảng nhất định theo từng đốt sống. Mỗi giây nối với tuỷ sống bằng hai rể thần kinh. Rễ sau gồm các sợi dây thần kinh cảm giác, mang một hạch do thân các tế bào cảm giác tạo nên. Rễ trước gồm các dây thần kinh vận động. Ra khỏi tuỷ sống một đoạn ngắn, hai rễ nhập lại thành thân thần kinh., sau đó chia thành các thân nhỏ hơn tới da, cơ và các nội quan ở các vùng của cơ thể. Các thân thần kinh ở vùng chi liên kết lại tạo thành các đám rối thần kinh. Có 31 cặp dây thần kinh cột sống trong cơ thể con người. Các dây thần kinh cột sống được nhóm lại theo đến nơi mà họ rời khỏi cột sống. Có tám cặp dây thần kinh cổ tử cung (C1C8), mười hai cặp dây thần kinh lồng ngực (T1T12), năm cặp dây thần kinh thắt lưng (L1L5), năm cặp dây thần kinh xương cùng (S1 S1) và một cặp của coccygeal dây thần kinh (Co1).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tin học 6 bài 12: Hệ điều hành Windows
19 p | 559 | 133
-
Giáo án Tin học 6 bài 12: Hệ điều hành Windows
34 p | 450 | 52
-
Giáo án Địa lý 12 bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
3 p | 499 | 27
-
Bài giảng Thực hành Tìm hiểu cơ hội của toàn cầu hóa - Địa 11 - GV.N T Minh
18 p | 376 | 21
-
Giáo án bài 4: Thực hành Tìm hiểu cơ hội của toàn cầu hóa - Địa 11 - GV.N T Minh
2 p | 515 | 20
-
Giáo án Công nghệ 12 bài 29
2 p | 165 | 14
-
Giáo án bài Địa lí tỉnh Quảng Ngãi - Địa 12 - GV.Phan V.Quang
3 p | 274 | 14
-
Giáo án Tin học 12 - Bài tập và thực hành 1: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu
4 p | 339 | 9
-
Bài 34: Thực hành Phân tích mối quan hệ dân số ĐBSH - Giáo án Địa 12 - GV.Võ H.Liên
16 p | 115 | 7
-
Bài 50 - thực hành: Khảo sát vi khí hậu của một khu vực
3 p | 170 | 7
-
Bài thuyết trình Tin học 12 – Bài tập thực hành: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu
22 p | 165 | 6
-
Chuyên đề Hàm số - Giải tích 12
49 p | 93 | 6
-
Giáo án bài 29: Thực hành - Tìm hiểu một mạng điện sản xuất qui mô nhỏ - Công nghệ 12 - GV.T.M.Châu
2 p | 128 | 4
-
Giáo án Công nghệ 12 - Bài 29: Thực hành Tìm hiểu một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
2 p | 55 | 3
-
Giáo án môn Địa lí lớp 7 sách Chân trời sáng tạo: Bài 12
6 p | 45 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
13 p | 30 | 1
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
18 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn