intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 2: Quan sát tế bào và mô

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

373
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh có thể làm tiêu bản tế bào mô cơ vân để quan sát, biết cách quan sát và quan sát các mô chính bằng tiêu bản có sẵn, từ đó nắm được các bộ phận chính của tế bào (màng, TBC, Nhân), vẽ hình các TB đã quan sát, phân biệt được các mô cơ bản: Biểu bì, mô cơ, mô liên kết; rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp, vệ sinh và trật tự, kỉ luật. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 2: Quan sát tế bào và mô

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy  môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối với Giáo viên   và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các bài thực hành trong chương  trình­ SGK sinh học 8?  Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với  cuốn  "Thí nghiệm thực   hành sinh học 8" mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em học sinh thêm những thông tin,  những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ  chương trình, làm cơ sở để tập huấn cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành.  Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh  học, kế họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm,  những kiến thức mở rộng giúp  hiểu sâu, nắm   chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8, mỗi bài có 3   nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị  bài thực hành, bổ  trợ  kiến thức, các đồ  dùng thiết bị  cần thiết,   các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm),   câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo hứng thú môn  học và tìm hiểu khoa học.  Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các   đồng nghiệp đóng góp và chỉ  giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm­ Quế  Nham­Tân Yên­Bắc Giang   ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành  cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết  Bài, phần  SGK  TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của  3. TN 8 8­PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9­Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10­Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho  6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của  7. TN 13 13­Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim  10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho  11. TH 39 37 116 trước Tìm hiểu chức năng của tuỷ  139 12. TH 46 44 sống
  2. 13. 2­ TH:  Quan sát tế bào và mô (Tiết 5 ­ Bài 5 ­SGK.Tr 18) I­Mục tiêu: ­HS biết làm tiêu bản tế bào mô cơ vân để quan sát. ­Biết cách quan sát và quan sát các mô chính bàng tiêu bản có sẵn, từ đó nắm được các bộ  phận   chính của tế bào (màng, TBC, Nhân), vẽ hình các TB đã quan sát. ­Phân biệt được các mô cơ bản: Biểu bì, mô cơ, mô lên kết. ­Rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp, vệ sinh và trật tự, kỉ luật. II­Nội dung: A­Chuẩn bị: ­Như SGK trang 18. ­Tranh ảnh phong to   một số loại tế bào, mô tế bào trong cơ thể người Các tế bào mô máu Các mô cơ Các loại mô liên kết
  3. Mô biểu bì Mô cơ B­Bổ trợ  một số kiến thức  mở rộng một số kiến thức về mô tế bào  Các khỏi niệm về mô a)­Tập hợp các yếu tố  có cấu trúc tế  bào giống nhau và các yếu tố  không có cấu trúc tế  bào, để bảo đảm thực hiện những chức năng nhất định. b)­Một tập hợp gồm những tế  bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức   năng nhất định gọi là mô. c)­Mô là hệ thống các tế bào và các cấu trúc không phải tế bào liên kết với nhau để tạo ra   một cấu trúc có cấu tạo, nguồn gốc phát sinh chung nhằm thực hiện một chức năng nhất định. Các yếu tố ngoài tế bào a)­Ximplast là một khối chất nguyên sinh bên trong có nhiều nhân không có sự  phân chia   thành các tế bào riêng biệt. Bản chất nó như một nhóm tế bào nhập với nhau thành một khối. Đặc điểm của các ximplast là rất chuyên biệt. Khi cơ thể bị tổn thương nó sẽ nhanh chóng  phân chia thành các tế bào đơn giản nhằm đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng của tổ chức bị tổn   thương. b)­Chất gian bào  nằm giữa các tế bào (dịch mô, nước mô, các chất liên kết...).  Phân  loại mô  Trong cơ thể người có 4 loại mô cơ bản là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
  4. a)­Mô biểu bì tạo thành từ các tế bào nằm ép sát vào nhau, chất gian bào rất ít hoặc không   có. Có hai loại mô bì là mô biểu bì bao phủ và mô biểu bì tuyến. ­Mô biểu bì bao phủ  thường có một hay nhiều lớp tế bào hình dáng giống nhau hay khác  nhau. Nó thường ở bề mặt ngoài của cơ thể (da) hay bọc lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột,   bóng đái, thực quản, xoang miệng ... Mô biểu bì ­ chức năng của da: Về cấu tạo da gồm 3 lớp: biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. ­Lớp biểu bì ngay trên mặt ngoài da, tiếp xúc với không khí, gồm những tế  bào xếp sít   nhau đã hoá sừng, có nhiệm vụ bảo vệ không cho nước, vi khuẩn vào cơ thể. Tầng sừng ở ngoài   luôn bong ra và được thay thế bằng các tế bào sống ở phía dưới không ngừng phân chia tạo thành   các tế bào mới. ­Lớp bì được cấu tạo bởi mô liên kết trong có nhiều sợi đàn hồi giúp da có khả năng chun  dãn. Trong lớp bì có mạch máu, mạch bạch huyết, các cơ  quan thụ  cảm xúc giác, tuyết nhờn,   tuyến mồ hôi, lông. Về chức năng da có nhiệm vụ bảo vệ  cơ thể, tiếp nhận kích thích của môi trường, điều hoà thân  nhiệt và bài tiết. ­Mô biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hay đa bào. Chúng có chức năng tiết các  chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nước bọt, tuyến nội tiết ...) hay bài xuất ra ngoài cơ thể các chất  không cần thiết (tuyến mồ hôi). b)­Mô liên kết: có  ở  hầu hết các cơ  quan. Thành phần chủ  yếu của mô là chất gian bào  trong đó có các tế bào nằm rải rác. Có 2 loại mô liên kết là mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết   đệm cơ học. ­Mô liên kết đệm cơ học : mô sợi, mô sụn, mô xương. ­Mô liên kết dinh dưỡng : mô máu (máu và bạch huyết nằm trong hệ tuần hoàn). Máu là một mô liên kết dinh dưỡng trong cơ thể:   Về  cấu tạo: máu là một mô liên kết gồm chất gian bào là huyết tương, các tế  bào máu   gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. ­Huyết tương:chiếm 55% thể  tích của máu. Trong huyết tương có 92% nước, 7% protein, 1%  muối khoáng, 0,12% đường, một ít chất béo, các chất thải, chất tiết. ­Các tế bào máu: chiếm 45% thể tích máu gồm: +Hồng cầu là những tế bào không nhân, hình đĩa dẹt lõm hai mặt. Trong hồng cầu có hêmôglôbin   là chất có khả năng vận chuyển khí O2 và CO2 +Bạch cầu là những tế bào có nhân và hình dạng không nhất định, chúng vận chuyển bằng chân   giả  giống như   amíp. Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, những tế bào già yếu trong cơ  thể, giúp cơ thể có khả năng miễm dịch. +Tiểu cầu là những thể rất nhỏ, cấu tạo đơn giản dễ  bị phá huỷ  khi bị  thương tạo nên sự  đông   máu, chống mất máu.  Về chức năng: máu là một tổ chức lỏng vận chuyển trong mạch máu, bảo đảm sự  điều   hoà hoạt động, sự  liên lạc giữa các cơ  quan trong cơ  thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến   từng tế bào, mang những sản phẩm không cần thiết cho tế bào do quá trình hoạt động sống thải   ra để đưa ra ngoài cơ thể. c)­Mô cơ (có 3 loại mô cơ): mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim. ­Mô cơ vân là thành phần chủ yếu của cơ thể, có màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có nhiều   nhân, có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ. ­Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn nhọn hai đầu, trong tế bào có tế bào chất, một   nhân hình que, nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. ­Mô cơ tim  cấu tạo giống như cơ vân nhưng hoạt động giống như cơ trơn.
  5. d)­Mô thần kinh gồm những tế bào thần kinh gọi là nơron, các tế  bào thần kinh đệm. Mô   thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý các thông tin, điều hoà hoạt động các cơ quan   đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường. Mô ở  thực vật Thực vật cũng có tổ chức mô, mô thực vật gồm nhiều loại khác nhau: mô bì, mô biểu bì, mô cơ,  mô cứng, mô dày, mô dẫn, mô diệp lục, mô giậu, mô phân sinh ...    Một số loại mô:  ­Mô bì các tế bào bao bọc phía ngoài các cơ quan, gồm mô bì sơ cấp (ở những cơ quan còn non)   và mô bì thứ cấp (ở những cơ quan đã trưởng thành). Ví dụ như ở rễ mô bì sơ cấp là lớp lông rễ,  mô bì thứ cấp là lớp bần. ­Mô cơ có các tế bào có vách dày, cứng tăng tính vững chắc cho cơ thể thực vật (còn gọi là mô  nâng đỡ). ­Mô cứng các tế bào có vách hoá gỗ dày làm nhiệm vụ cơ học trong cây, mô cứng gồm các loại tế  bào sợi, thể cứng và tế bào đá. ­Mô mềm các tế bào tương đối đồng đều, vách mỏng, có nhiều trong tuỷ, vỏ, diệp lục. ­Mô dẫn gồm cả tế bào gỗ và libe chức năng vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong cơ  thể thực vật. ­Mô diệp lục phần thịt lá gồm mô giậu và mô xốp, mô diệp lục tập trung nhiều các hạt diệp lục,  chức năng chủ yếu là quang hợp. ­Mô phân sinh những tế  bào chưa phân hoá, từ  đó mà sinh sản ra các mô vĩnh viễn khác của cơ  thể thực vật. Mô phân sinh  ở các vị tí khác nhau được gọi tên khác nhau như mô phân sinh lóng,   mô phân sinh mạch, mô phân sinh ngọn, ... Các  cơ quan và hệ cơ quan Cơ quan được tạo thành từ nhiều tổ chức khác nhau trong đó có một mô cơ bản. Mỗi cơ  quan đều có hình dáng và chiếm một vị trí nhất định trong cơ thể. Các mô tạo thành các cơ quan  đều thực hiện một nhiệm vụ giống nhau.Ví dụ: Mô cơ bản của cơ quan vận động là mô cơ. Các cơ quan là đơn vị hoạt động của cơ thể. Chúng mang tính chất chuyên biệt nhằm hoàn   thành các nhiệm vụ phức tạp để đảm bảo sự tồn tại tối ưu nhất của cơ thể như một khối thống   nhất. Các cơ quan hình thành trong quá trình tiến hoá lâu dài. Các cơ quan có cùng một chức năng  sẽ tập hợp với nhau thành hệ cơ quan. Trong cơ thể người có nhiều hệ cơ quan khác nhau.  Ví dụ: Hệ  tiêu hoá làm nhiệm vụ  tiêu hoá các thức ăn được đưa vào cơ  thể    bằng con   đường cơ  học  và hoá học cũng như  việc hấp thụ  các chất dinh dưỡng. Tất cả  các hệ  cơ  quan  đều liên quan mật thiết và tương tác với nhau  trong hoạt động để đảm bảo sự thống nhất của cơ  thể về mặt cấu tạo và chức năng. C­Các bước tiến hành B1­ Quan sát các ảnh, tranh để nhận dạng, phân loại các loại tế bào và mô tế bào trong cơ thể  ­Tìm các đặc điểm đặc trưng nhất cho từng loại tế bào (để phân biệt nó với các tế bào khác): +Tế bào cơ vân: có vân ngang, có nhiều nhân. +Tế bào mô cơ trơn: hình thoi, có 1 nhân +Tế bào hồng cầu: màu hồng, không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt. +Tế bào xương:............................... +Tế bào sụn: .................................. B2­Các nhóm quan sát trên kính hiển vi bộ  tiêu bản có sẵn các tế bào, vẽ lại hình quan sát được  vào bảng sau:  Tế bào (hỡnh vẽ) Đặc điểm nhận dạng (đặc trưng) TB mô biểu bì -Các tế  bào xếp sít nhau, phủ  ngoài cơ 
  6. thể. ­Biểu bì bao phủ: + Biểu bì bao  phủ  ngoài da, bao phủ  lót  các cơ  quan rỗng nhe ruột, bóng đái   dạ  dày ... +Biểu   bì   tuyến:   gồm   các   tế   bào   tuyến  Chúng   có   chức   năng   tiết   các   chất   cần  thiết cho cơ  thể  (tuyến nước bọt, tuyến   nội tiết ...) hay bài xuất ra ngoài cơ  thể  các chất không cần thiết (tuyến mồ hôi). Về cấu tạo da gồm 3 lớp: biểu bì,  lớp bì và lớp mỡ dưới da. ­Lớp biểu bì ngay trên mặt ngoài da, tiếp  xúc với không khí, gồm những tế bào xếp  sít nhau đã hoá sừng, có nhiệm vụ bảo vệ  không   cho   nước,   vi   khuẩn   vào   cơ   thể.  Tầng sừng  ở  ngoài luôn bong ra và được   thay   thế   bằng   các   tế   bào   sống   ở   phía  dưới không ngừng phân chia tạo thành các  tế bào mới. ­Lớp   bì   được   cấu   tạo   bởi   mô   liên   kết  trong có nhiều sợi đàn hồi giúp da có khả  năng chun dãn. Trong lớp bì có mạch máu,  mạch bạch huyết, các cơ  quan thụ  cảm  xúc giác, tuyết nhờn, tuyến mồ hôi, lông. ­Tế bào hình sợi dài ­Tế bào chứa nhiều nhân ­Tế bào có các đường vân ngang sáng, tối. ­Cấu tạo nên các bắp cơ. ­ Cơ co theo ý muốn TB mô cơ trơn ­Tế bào thuôn dài ­Tế bào chỉ có 1 nhân ­Không có vân ngang ­Cấu tạo nên các nội quan như: dạ dày,  ruột, bóng đái... ­Cơ co không theo ý muốn (là những tế bào hình sợi, thuôn nhọn hai  đầu, trong tế bào có tế bào chất, một  nhân hình que, nhiều tơ cơ xếp dọc theo 
  7. chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút  chậm hơn cơ vân). TB mô xương ­Tế bào hình sợi dài ­Tế bào chứa nhiều nhân ­Tế bào có các đường vân ngang sáng, tối. ­Cấu tạo nên các bắp cơ. ­ Cơ co theo ý muốn Tế bào mô máugồm: ­TB Hồng cầu: màu đỏ, hình đĩa lõm 2  mặt ­TB Bạch cầu: hình dạng thay đổi (như  trùng a míp) ­Tiểu cầu: các hạt nhỏ hình cầu (máu là một mô liên kết gồm chất gian  bào là huyết tương, các tế  bào máu gồm  hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). B3­Làm tiêu bản mô cơ  từ cơ đùi ếch hoặc miếng thịt lợn để quan sát: ­Các nhóm làm theo hướng dẫn SGK (phần III­Tr 18­19). Lưu ý: khi để  các sợi cơ  lên lamen cần dàn thật mỏng để  các tế  bào không bị  đè lên nhau khó  quan sát, không nhìn rõ các tế bào. ­Quan sát trên kính hiển vi, vẽ lại hình ảnh, ghi rõ 3 phần chính của tế bào (màng, nhân, TBC). ­Trao đổi nhóm và kết luận về cấu tạo tế bào cơ vân:
  8. ­Tế bào gồm 3 phần chính: Màng TB, Tế  bào chất, nhân và các bào quan ­Tế bào  cơ vân hình sợi dài ­ Trong 1 tế bào chứa nhiều nhân ­Tế bào có các đường vân ngang sáng, tối. ­Cấu tạo nên các bó cơ (hình bên) Câu hỏi và bài tập vận dụng 1­Hoàn thành bảng sau: Mô Chức năng chính Mô liên kết Mô cơ Mô biểu bì Mô thần kinh 2­Kể tên các loại mô có trong cơ thể người. Trả lời: 3­Mô nào sau đây không có trong cơ thể người? a­Mô liên kết. b­Mô biểu bì. c­Mô giậu. d­Mô cơ Trả lời:
  9. 4­ Hãy ghi chú  tên  4 loại mô   trong  ảnh bên: +1 là: +2 là: +3 là; +4 là: 5­Cho khái niệm về "mô" như sau: Tập hợp các tế bào giống nhau cùng làm một nhiệm vụ trong  cơ thể gọi là mô tế bào. Khái niệm này có gì đúng, sai,  cần bổ sung gì  hay không? Trả lời 6­Cho sơ đồ sau: Tế bào  mô tế bào  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể . Hãy nhận xét  về cấp  độ  tổ chức ở mỗi mũi tên (trước và sau mỗi mũi tên). Trong sơ đồ trên, tổ chức  nào  được gọi là đơn vị cấu tạo trong cơ thể sinh vật?  Trả lời không? Vì sao? Tr7­Cùng một loại mô có thể có mặt ở nhiều cơ quan khác nhau được ả lời  Hỏi đáp về Công nghệ tế bào Hỏi:  1­Công nghệ tế bào là gì, CNTB  đã có những  thành tựu  và  ứng dụng gì? Trả lời: ­Ngày nay, việc  ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế  bào hoặc mô trên môi trường dinh  dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ  quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ  các tính trạng  của cơ thể  gốc đã trở  thành một ngành kĩ thuật, có quy trình xác định, được gọi là công nghệ  tế  bào. ­Công nghệ  tế  bào được  ứng dụng rộng rãi trong nhân giống vô tính cây trồng và tạo ra   các giống mới, ở động vật công nghệ tế bào cũng có nhiều thành tự và có nhiều ứng dụng trong y   học (chữa bệnh). Nuôi cấy mô Lấy một phần nhỏ  của mô phân sinh  ở  cây, nuôi trong  ống nghiệm có môi trường dinh  dưỡng đặc vô trùng để tạo thành một mô non có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần liên tiếp. Sau   đó dùng chất kích thích thực vật  làm các mô non này phân hoá thành nhiều cây con có đủ mọi đặc   tính của cây gốc ban đầu (như sơ đồ) 1.Mô   non   ­>   2.   cắt   nhỏ   ­>   3   nuôi   trong   ống   nghiệm­>   4.cây   non­>5.trồng   trong   khay   ­>   6.Trồng ngoài môi trường tự nhiên. Khi ứng dụng công nghệ tế bào trên đối tượng thực vật hay động vật, người ta đều phải tách   tế  bào từ  cơ  thể  rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để  tạo thành mô  non. Tiếp đó, dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn   chỉnh. Trên thế  giới hiện nay có nhiều trung tâm công nghệ  sinh học đã nhân giống vô tính thành  công  ở nhiều giống cây trồng, nhân bản vô tính thành công  ở  động vật như  cừu Đôli, bê, chó ...   mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm  đang có nguy cơ tuyệt diệt.
  10. Hươu   gia   nhập   danh   sách   động   vật   nhân  bản ­Các   nhà   khoa   học   tại   Đại   học     Texas  A&M, Mỹ, tuyên bố  đã tạo ra chú hươu nhân  bản đầu tiên trên thế giới.  ­Con   vật   tên   Dewey   sinh   ra   vào   tháng  05/2003 là phiên bản của một chú hươu  đực  đuôi trắng ở miền nam Texas.  Mẫu da của nó đã được sử dụng trong  quá trình nhân bản. (23/12/2003) Có thể nhân được cá vây tay Cừu Doli cũng được nhân bản ­Ngày 15/5/2003, các nhà khoa học tại    vịnh Sodwana, Nam Phi tuyên bố  đã thiết  lập được dòng tế  bào cho một con cá vây  tay vẫn không hề thay  đổi   hình   dạng   từ   cách   đây   400   triệu  năm.  ­Bước   đột   phá   này   có   thể   mở   đường  cho việc nhân bản một loài sinh vật biển  từng bị coi là bị tuyệt chủng.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2