intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 3: Quan sát và lắp mô hình ADN

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

184
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp người học có thể biết cách tháo, lắp mô hình ADN. Quan sát cấu tạo, cấu trúc ADN trên mô hình; rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, phân tích mô hình để thu nhận tri thức; củng cố kiến thức về cấu trúc ADN. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 3: Quan sát và lắp mô hình ADN

  1. LỜI GIỚI THIỆU Cuốn “Thực hành Thí nghiệm sinh học 9” làm tài liệu dùng cho giáo viên, học sinh  khi dạy và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 9. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình qui định,  củng cố, mở rộng   kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến  thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh tự làm các bài thực hành, các bài tập ứng dụng, cung cấp thêm nhiều thông  tin bổ ích và lí thú. Nội dung: Tài liệu gồm 11 bài thực hành trong chương trình sinh học 9, mỗi bài có 3 nội dung  cơ bản: 1­Mục đích bài thực hành 2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết,  các bước tiến hành, câu hỏi­bài tập: sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự  làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến  thức thực tế). 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm thông tin chuyên sâu.  Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên,  ĐT: 0912.716.203.  Buivanthembg@yahoo.com.vn SÁCH ĐàĐƯỢC NXB GIÁO DỤC IN ẤN, PHÁT HÀNH THÁNG 02/2012 Tác giả: Bùi Văn Thêm Các bài thực hành   cơ bản trong chương trình­sgk sinh học 9 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài Tính xác suất xuất hiện các mặt của  1 Th­1 6 6 20 đồng kim loại. 2 TH­2 Quan sát hình  thái Nhiễm sắc thể 14 14 44 3 Th­3 Quan sát và lắp  mô hình ADN. 20 20 60 4 Th­4 Nhận biết một vài dạng đột biến. 27 26 74 5 Th­5 Quan sát thường biến 28 27 76 6 TH­6 Tập dượt thao tác giao phấn. 41 38 112 Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi  7 TH­7 42 39 114 và cây trồng. Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của  8 Th­8 một số nhân tố sinh thái lên đời sống  47 45­46 135 sinh vật. 9 Th­9 Hệ sinh thái. 54­55 51­52 154 Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa  10 Th­10 59­60 56­57 170 phương Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào  11 Th­11 64 62 186 việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
  2.   TH 3 – QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH  ADN (Tiết 20 ­ Bài 20 ­ SGK.Tr 60) I­Mục đích: ­Biết cách  tháo, lắp mô hình ADN. Quan sát cấu tạo, cấu trúc ADN trên mô hình. ­Rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm,  phân tích mô hình để thu nhận tri thức. ­Củng cố kiến thức về cấu trúc ADN. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Mô hình ADN lắp ráp hoàn chỉnh, mô hình ADN tháo rời (mỗi nhóm 1 bộ), đèn chiếu  sáng, màn chắn. ­Tranh, ảnh phóng to cấu trúc ADN. ­Đèn chiếu, máy chiếu, một số đĩa CD về  cấu trúc không gian, sự sao chép, tổng hợp  ARN, prôtein... Sơ đồ tự nhân đôi của ADN Mô hình cấu trúc ADN­ARN  Mô hình ADN  Mô hình ARN 2­Các bước tiến hành: B1­Quan sát tranh về cấu trúc không gian của ADN trong đó lưu ý các liên kết dọc, ngang,  khoảng cách giữa các nuclêôtit, giữa 2 mạch... 
  3.             B2­Quan sát  cấu trúc không gian qua máy chiếu (nếu có), các hoạt động của ADN.             B3­Các nhóm quan sát ADN đã lắp hoàn chỉnh, phân tích các liên kết, vị trí không  gian, đếm số nu của 1 vòng xoắn, tên các loại nuclêôtit, ... ­Thảo luận theo nhóm các nội dung: +Đường kính vòng xoắn: 20 A0  +Số cặp nuclêôtit mỗi vòng xoắn: 10 cặp nuclêôtit +Chiều dài của 1 chu kỳ xoắn: 34 A0 Các loại nuclêôtit  trong phân tử ADN: ­ A đê nin (A),  ­Ti min(T),  ­Gu a nin (G),  ­Xy to zin (X) Nguyên tắc bổ sung của ADN: ­ A liên kết với T  ­G liên kết với X. Tính đặc trưng của  mỗi ADN:  ­Thành phần các nuclêôtit ­Số lượng các nuclêôtit ­Trình tự các nuclêôtit  Thành phần của một nuclêôtit:  ­H3PO4   ­Đường Đêzôxiribô  ­Bazonitric Dùng nguồn sáng  chiếu qua mô hình để phóng hình chiếu lên màn hình, nhận xét, so sánh  với hình 15 SGK.
  4. B4­Lắp ráp mô hình cấu trúc phân tử ADN dạng tháo rời: ­Các chi tiết cần có dùng cho mỗi nhóm:  STT Tên chi tiết Màu sắc Số lượng 1 Chân đế Đen 01 2 Thanh xoắn P ­ Đ Trắng sứ 10 3 Thanh xoắn  Đ ­ P Trắng sứ 10 4 Thanh chữ T Xanh dương 05 5 Thanh chữ A Trắng sứ 05 6 Thanh chữ G Đỏ 05 7 Thanh chữ X Vàng 05 ­Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình không gian ADN: +Lắp ráp 1 mạch đơn hoàn chỉnh. +Lắp ráp mạch đơn đối diện (lưu ý  các nu theo nguyên tắc bổ sung với mạch 1). lắp theo thứ tự từ chân đế  đi lên. +Lắp 2 mạch với nhau để hoàn chỉnh mô hình (lưu ý các liên kết hydrô và khớp cài các nu  rễ gãy cần nhẹ nhàng, thận trọng) +Kiểm tra tổng thể mô hình về các liên kết, nguyên tắc liên kết, số vòng xoắn... B5­Xem băng hình về một số nội dung liên quan đến cấu trúc ADN,  cơ chế tự sao, cơ  chế tổng hợp ARN.      3­Câu hỏi­bài tập: 1.Cho các từ: Gen, tính trạng, Prôtêin, mARN, hãy dùng ­> để liên kết  chúng với nhau  theo quan hệ giữa gen và tính trạng. Trả lời: 2. Chọn từ phù hợp (a xit amin, gen, ribôxôm, nuclêôtit) điền vào chỗ trống trong câu sau:  Trình tự các ........................ trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua  ARN quy định trình tự các  axitamin  trong chuỗi axitamin   cấu thành Prôtêin và biểu hiện  thành tính trạng.
  5. 3.Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10%, tính số nuclêôtit của  gen? Trả lời: 4.Một phân tử ADN gồm 5 gen dài bằng nhau, mỗi gen có 20% nuclêôtit loại A và 30%  nuclêôtit loại G tìm tỉ lệ A/G của đoạn ADN đó? Trả lời: 5.Hãy tóm tắt chức năng của ADN bằng  1 sơ đồ đơn giản? Trả lời: 6.Nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN, ARN? Trả lời: 7.So sánh tỉ lệ (A +T) với (G +X) trong phân tử AND? Trả lời: 8.Mối quan hệ giữa ADN với gen, với ARN và Prôtêin? Trả lời: Hỏi đáp về ADN  Hỏi: Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? Trả lời:  +Có 4 loại nuclêôtit tham gia vào thành phần cấu tạo của ADN. Chính 4 loại nuclêôtit  kết  hợp với nhau theo những cách khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của các phân tử ADN +Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng , thành phần và trật tự sắp xếp các  nuclêôtit trong phân tử ADN +Tính đa dạng và tính đặc trưng của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và tính đặc  trưng của các loài sinh vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2